Trẻ dưới 1 tuổi, bố mẹ đừng quá quan trọng chiều cao, cân nặng mà hãy giúp con thành thạo 3 kỹ năng quan trọng
Nhiều bà mẹ cho rằng chiều cao, cân nặng của trẻ dưới 1 tuổi là những điều quan trọng nhất nhưng sự thật không phải là vậy.
Trên thực tế, việc đánh giá sự phát triển của một em bé dưới một tuổi không dựa trên chiều cao, cân nặng mà dựa trên 3 kỹ năng này.
Khả năng tư duy của trẻ sơ sinh trước 2 tuổi chủ yếu thiên về vận động nên bạn sẽ thấy trẻ dần hoàn thiện kỹ năng vận động của mình theo thời gian. Bé sẽ biết lẫy, biết bò rồi biết ngồi. Cuối cùng, bé sẽ tập đi. Bé thường bắt đầu biết đi, đứng sau 10 tháng tuổi. Khi trẻ tròn 1 tuổi, về cơ bản các bé đã biết đi.
Ngoài việc tập đi, bé cũng cần thành thạo kỹ năng từ đứng sang ngồi xổm và từ ngồi xổm sang đứng ở độ tuổi này. Vì vậy khi nuôi con, mẹ cần quan sát xem khả năng vận động của bé có đạt tiêu chuẩn hay không. Một số trẻ biết đi chậm hơn bình thuờng 1-2 tháng, mẹ đừng quá hoảng sợ.
Video đang HOT
Khả năng giao tiếp bằng lời nói
1 năm đầu đời của con cũng là giai đoạn đầu phát triển ngôn ngữ của trẻ. Lúc này, bé sẽ dần học được một số từ ngữ thường được cha mẹ sử dụng và bắt đầu hiểu những gì người lớn nói. Vì vậy, về cơ bản khi trẻ được một tuổi bé đã có thể nói bập bẹ vài từ và hiểu được lời bố mẹ nói.
Ví dụ, nếu mẹ hỏi: “Con có thích đồ chơi đó không?” Bé sẽ hiểu và đáp lại bằng một số từ đơn giản. Vì vậy, nếu con bạn sắp tròn 1 tuổi, bạn cần nói chuyện với con nhiều hơn. Lắng nghe mẹ nói nhiều, trẻ sẽ biết nói nhanh hơn.
Một số bé thích “đi chơi xa”, chẳng hạn như đến nhà bà nội, bà ngoại. Một số trẻ cảm thấy xấu hổ, lo lắng, khóc khi đến một môi trường xa lạ. Điều này phản ánh khả năng thích nghi của trẻ.
Đối với bé một tuổi, bé đang ở giai đoạn phát triển khả năng thích nghi. Mẹ nên đưa con đi ra ngoài để con gặp gỡ nhiều người và thay đổi môi trường sống để nâng cao khả năng thích nghi của con. Sau khi lớn lên, bé có thể dễ dàng thích nghi với các môi trường sống khác nhau và giao tiếp với những người khác nhau.
Đối với những người mới làm mẹ, nhiều dấu hiệu về sự phát triển của trẻ không quá rõ ràng, đặc biệt là khi cha mẹ bận rộn với công việc và thường bỏ qua những dấu hiệu tăng trưởng và phát triển của con mình. Để con phát triển khỏe mạnh, cha mẹ nên chú ý hơn.
Kiểm soát cân nặng cách nào?
Để xác định cân nặng của một người có đạt chuẩn hay không, người ta sẽ dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI), bằng cách lấy trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m).
Nếu chỉ số này trong khoảng từ 18,5 - 22,9 là bình thường, dưới 18,5 là gầy, từ 23 trở lên là thừa cân, từ 23 - 24,9 là tiền béo phì, từ 25 - 29,9 là béo phì độ 1, từ 30 trở lên là béo phì độ 2.
Ảnh minh họa
BMI đạt chuẩn là nền tảng vững chắc cho sức khỏe của một người ở hiện tại và tương lai, là cơ sở cho một sức khỏe hoàn hảo, cơ thể có đủ năng lượng để duy trì mọi hoạt động hằng ngày và một thể lực vững chắc trước các biến cố của thời tiết, khí hậu, tuổi tác và ít nguy cơ mắc bệnh.
Khi cân nặng không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Nếu cân nặng thấp thì thể trạng gầy yếu, dễ bị mệt mỏi khi làm việc, học tập nhanh uể oải, sức sáng tạo và sức chịu đựng kém, cơ thể còi cọc, thấp bé, mất tự tin, thiếu lạc quan, dễ bị trầm cảm, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Nếu cân nặng vượt quá mức cho phép thường gọi là thừa cân béo phì (TCBP) cũng gây nhiều hệ lụy. Những người TCBP khả năng làm việc, lao động cũng sẽ bị hạn chế, trẻ TCBP dễ bị tai nạn.
Người TCBP có nguy cơ cao mắc các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, sỏi mật, tổn thương xương khớp, biến dạng xương... Người TCBP còn có nguy cơ vô sinh (liên quan đến nội tiết tố), chưa kể người TCBP thường hay tự ti, thậm chí trở nên tự kỷ.
Siêu âm thai, ngoài xem chiều cao, cân nặng của con, mẹ bầu nên để ý cả đến 2 chỉ số khác Ngoài các cột mốc trong thai kỳ cần siêu âm và làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh thì có những chỉ số quan trọng trong kết quả siêu âm mẹ bầu cũng nên để ý tới. Các mẹ đã và đang mang bầu chẳng lạ gì những tờ giấy in kết quả siêu âm thai nhi. Nhưng hầu hết mọi người chỉ...