Trẻ bị sổ mũi mùa đông, mẹ nên làm ngay 3 món này sẽ thuyên giảm
Vào mùa đông, trẻ có nguy cơ bị sổ mũi cao hơn do tác động của thời tiết lạnh. Sổ mũi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh cảm cúm, cảm lạnh nếu đi kèm với hắt hơi, sốt, ho.
Nếu chỉ đơn thuần là do khí lạnh xâm nhập, mẹ có thể nấu 3 món ăn giúp trẻ bị sổ mũi giảm triệu chứng này.
Thông thường, khi trẻ bị khí lạnh xâm nhập sẽ xuất hiện các cơn sổ mũi. Nếu chỉ đơn thuần là do nguyên nhân này mà không phải do cảm cúm hay cảm lạnh thì vào những ngày đầu mẹ có thể tham khảo thực đơn 3 món dưới đây để hỗ trợ giảm triệu chứng cho bé.
Sử dụng dinh dưỡng trong hỗ trợ điều trị bệnh ở trẻ sẽ giảm tác hại hơn so với dùng kháng sinh với những trường hợp như trên.
1. Cháo tía tô cho trẻ bị sổ mũi
Chuẩn bị: 50 gram gạo, 20 gram lá tía tô, 20 gram gừng tươi, 20 gram đường phèn.
Cách thực hiện:
- Đem gạo vo sạch, rửa và thái nhỏ lá tía tô, giã nhỏ gừng
Lá tía tô là cây có tính ấm vị cay. Nhờ đó mà nó có tác động mạnh mẽ tới hệ cơ quan là tim – phổi – tỳ (Ảnh: Internet)
- Đem gạo đi nấu cháo
- Khi cháo chín đem bỏ tía tô, gừng và đường phèn vào rồi quấy đều tới khi cháo sôi lại thì bắc xuống tắt bếp.
Cách dùng: Mẹ cho trẻ ăn 2 lần trong ngày khi đói, ăn liên tục trong vòng từ 3 – 5 ngày.
Công dụng:
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cho biết, lá tía tô là cây có tính ấm vị cay. Nhờ đó mà nó có tác động mạnh mẽ tới hệ cơ quan là tim – phổi – tỳ. Sử dụng lá tía tô có thể giúp trẻ/người lớn ra được mồ hôi và loại trừ cảm cúm cũng như các bệnh triệu chứng liên quan như ho khan, giúp long đờm, hen suyễn.
Video đang HOT
Do vậy mà Lương y cho biết, bên cạnh việc giúp hỗ trợ chữa trị bệnh ho thì cháo tía tô cũng giúp giảm triệu chứng sổ mũi ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, đưiòng phèn được cho vào cháo có tính ngọt bình, đi vào tỳ và phế. Tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế và chỉ khái trừ đàm. Khi sử dụng đường phèn cho trẻ bị sổ mũi vào mùa đông sẽ giảm nguy cơ cảm cúm ngay từ bước đầu, hạn chế biến chứng sang viêm phế quản hay viêm phổi.
2. Cháo thêm gừng, hành
Chuẩn bị: 50 gram gạo, 5 lát gừng, 5 cây hành lá, một thìa cà phê dấm.
Cách làm:
- Rửa sạch các nguyên liệu, vo gạo cho vào nồi để nấu cháo
Cháo gừng hành hỗ trợ tiêu đờm, giảm sổ mũi (Ảnh: Internet)
- Sau khi cháo đã được ninh nhừ thì cho hành, gừng, dấm vào quấy đều tới khi sôi lên là được.
Cách dùng: Cho trẻ ăn khi còn nóng.
Công dụng:
Với cháo gừng, lương y Vũ Quốc Trung giải thích rằng trong Đông y gừng có tác dụng giúp tiêu đờm, giải độc tố và giảm nôn ói. Thích hợp dùng cho người đang bị cảm lạnh, bị ho, buồn nôn, đặc biệt là trẻ bị sổ mũi hiệu quả.
Còn hành được thêm vào cháo sẽ tăng vị bình, cay giúp phát biểu, hòa trung, thông dương, hoạt huyết. Do vậy sẽ đẩy được mồ hôi ra ngoài và lợi tiểu hơn. Khi dùng hành sắc lấy nước sẽ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh sốt rét, bị sốt, cảm hay đau nhức đầu, phù thũng mặt cũng như sáng mắt, yên thai, lợi cho ngũ tạng.
Do vậy để giúp giảm trẻ bị sổ mũi mùa đông thì mẹ có thể nấu cháo trắng thêm gừng và hành thái nhỏ.
3. Cháo tỏi
Chuẩn bị: 50 gram gạo, 100 gram thịt lợn nạc, 1 củ tỏi, 10 gram lá chanh, gia vị để nêm nếm.
Cách làm:
- Gạo đem vo sạch, rửa thịt lợn, lá chanh để khô nước
Tỏi là gia vị phổ biến trong các bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm hay giảm ho, sốt (Ảnh: Internet)
- Đem thịt lợn vừa làm sạch đi băm nhỏ và ướp gia vị sau đó xào chín
- Gạo đem bỏ nồi để ninh cháo
- Lá chanh và tỏi đem giã nhỏ rồi lọc lấy nước cho vào nấu cùng với cháo
- Khi cháo đã ninh chín thì cho thịt lợn đã xào vào đun cùng tới khi cháo sôi lại thì tắt bếp.
Cách dùng: Mẹ chia cháo ra thành các phần nhỏ rồi cho trẻ ăn dần. Lưu ý không để trẻ ăn quá no.
Công dụng:
Lương y Vũ Quốc trung giải thích, tỏi và lá chanh là hai gia vị phổ biến trong các bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm hay giảm ho, sốt. Còn với trẻ nhỏ, tỏi và lá chanh vừa đủ sẽ giúp giảm sổ mũi hiệu quả.
Lương y cho biết, trong tỏi có tính ấm vị cay giúp tiêu tích, sát trùng và giải độc từ đó ức chế các vi khuẩn và giảm bớt sưng viêm ở mũi. Do vậy có thể dùng tỏi để trị sổ mũi cho trẻ.
Lời khuyên của thầy thuốc:
Mặc dù các món ăn cho trẻ bị sổ mũi ở trên đều được làm từ các nguyên liệu lành tính và phổ biến, nhưng cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn khi vừa thấy trẻ có biểu hiện sổ mũi hoặc ho sốt mức độ nhẹ.
Lưu ý, nếu như áp dụng từ 3 – 5 ngày mà không thấy triệu chứng ở trẻ bị sổ mũi thuyên giảm thì cần đi khám ở các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn sớm. Đối với trẻ dưới 1 tuổi cũng không nên cho trẻ ăn các món ăn trên mà cần sự tư vấn của các chuyên gia y tế và chuyên gia dinh dưỡng để cân đối cho phù hợp.
Cách bảo vệ gia đình an toàn trước virus cúm
Thời tiết mùa đông là lúc thuận lợi cho dịch cúm bùng phát. Năm nay dịch cúm và COVID-19 lại song hành nên khiến nhiều người lo lắng về việc bảo vệ bản thân khỏi SARS-CoV-2 và các bệnh truyền nhiễm khác, trong đó có cúm...
Không ít sản phẩm phòng và trị cúm không chính thống, gian lận được rao bán. Mọi người nên cảnh giác với các sản phẩm này.
Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo người tiêu dùng một số cách phát hiện để tránh các sản phẩm gian lận về cúm. Theo đó, các sản phẩm này có thể được bán trực tuyến hoặc các cửa hàng bán lẻ hoặc ngoài chợ. Chúng có thể được dán nhãn là thực phẩm chức năng, thực phẩm, nước rửa tay, thuốc xịt mũi hoặc thiết bị phòng ngừa...
Tiêm vắc-xin là cách phòng ngừa tốt nhất
Cúm là một căn bệnh nguy hiểm, do virus cúm gây ra, có thể dẫn đến nhập viện và thậm chí tử vong. Tiêm vắc-xin cúm là cách tốt nhất để ngăn ngừa căn bệnh truyền nhiễm này và các biến chứng nghiêm trọng của nó.
Thận trọng với các sản phẩm gian lận trong điều trị và phòng ngừa cúm.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo, tất cả mọi người, từ 6 tháng tuổi trở lên, nên chủng ngừa cúm - đặc biệt là những người có nguy cơ cao, gồm trẻ nhỏ, người lớn từ 65 tuổi trở lên và những người bị bệnh mạn tính...
FDA đã phê duyệt vắc-xin phòng cúm. Và nếu bạn bị cúm, có những loại thuốc kháng virus được FDA chấp thuận, bán theo đơn để điều trị bệnh. Các loại thuốc này được CDC khuyến cáo dùng để chống lại virus cúm lưu hành gần đây. Chúng hoạt động tốt nhất nếu được uống ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng (trong vòng 48 giờ).
Thuốc kháng virus cúm được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị cúm và có sẵn theo đơn ở dạng thuốc viên, chất lỏng, thuốc hít và truyền tĩnh mạch. Các sản phẩm khác nhau đều được chấp thuận sử dụng cho trẻ em (từ 2 tuần tuổi - 12 tuổi) và người lớn.
Nếu bạn bị cúm, thuốc kháng virus có thể làm cho bệnh của bạn nhẹ hơn và khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Thuốc kháng virus có hiệu quả tốt nhất khi được bắt đầu dùng trong vòng 2 ngày đầu tiên kể từ khi bị bệnh.
Nếu bạn tiếp xúc với bệnh cúm, thuốc kháng virus có thể giúp khỏi bệnh. Trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu đã từng tiếp xúc hoặc ở gần một người bị cúm.
Thận trọng với sản phẩm không kê đơn nhằm phòng và trị cúm
Không có thuốc nào được mua tự do (không kê đơn) được bán trên thị trường hợp pháp để ngăn ngừa, giảm nhẹ, điều trị hoặc chữa khỏi bệnh cúm. Nhưng có những loại thuốc mua tự do (OTC) hợp pháp để hạ sốt và giảm đau nhức cơ, tắc nghẽn và các triệu chứng khác thường liên quan đến bệnh cúm.
Thực phẩm chức năng, thực phẩm thông thường (như trà thảo mộc) hoặc các thiết bị (như một số bộ lọc không khí và liệu pháp ánh sáng) tuyên bố gian dối để ngăn ngừa, giảm thiểu, điều trị hoặc chữa bệnh cúm chưa được cơ quan chức năng đánh giá về tính an toàn và hiệu quả.
Trong đại dịch COVID-19, nhiều sản phẩm cùng loại chưa được kiểm chứng đã được rao bán với những quảng bá "trên trời" về ngăn ngừa, giảm thiểu, điều trị hoặc chữa khỏi COVID-19, kháng virus, ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm virus.
FDA đặc biệt lo ngại rằng những sản phẩm gian lận này có thể khiến mọi người trì hoãn, từ bỏ hoặc ngừng việc điều trị y tế mà họ cần, dẫn đến tai biến nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Các thành phần trong các sản phẩm gian lận này có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn và tương tác với các loại thuốc khác mà mọi người có thể đang dùng.
Hãy bảo vệ bản thân và gia đình bạn bằng cách thận trọng với các sản phẩm chống virus và cúm được bán mà không cần đơn thuốc để: Giảm mức độ nghiêm trọng và kéo dài của bệnh cúm hoặc các bệnh nhiễm virus khác; Tăng cường khả năng miễn dịch một cách tự nhiên mà không cần tiêm vắc-xin cúm;
Hoạt động như một biện pháp thay thế an toàn và hiệu quả cho vắc-xin cúm; Ngăn ngừa cảm cúm hoặc nhiễm virus; Là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh cúm hoặc nhiễm virus; Giúp phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm hoặc nhiễm virus; Hỗ trợ hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể để chống lại bệnh cúm hoặc các loại virus khác...
Vì sao da dễ khô rát đỏ mùa đông? Da khô thiếu nước, thiếu độ ẩm dễ bị kích ứng hoặc phát ban khi thời tiết lạnh, nhất là với người mắc bệnh chàm, viêm da, hen suyễn... Bác sĩ Trần Hạnh Vy, Khoa Da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết vùng da dễ bị kích ứng là mặt, chân, tay, bàn tay hoặc...