Trầm cảm trong gia đình
Con người ngày càng bị nhiều áp lực, trong công việc, học hành, những rủi ro do dịch bệnh, mối quan hệ thân cận bị căng thẳng… Và stress, trầm cảm là hệ lụy khó tránh.
Nhưng sẽ không bất ngờ nếu chúng ta biết rằng nguyên nhân trầm cảm có thể đến từ chính gia đình. Về điều này, ThS tâm lý lâm sàng LÊ NGUYỄN ANH KHÔI – nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành trị liệu cặp đôi và gia đình, ĐH Syracuse (New York) – cho biết:
- Trầm cảm là một vấn đề rất phổ biến trong các nhóm dân số khác nhau tại các quốc gia trên thế giới.
Áp lực xã hội về tiêu chuẩn sống, lượng thông tin cần tiếp nạp, các hiểm họa môi trường, những vấn đề xã hội xuyên thế hệ (phân biệt đối xử với các nhóm thiểu số), hay dịch bệnh có thể làm gia tăng nguy cơ trầm cảm nơi chúng ta.
Nếu xem gia đình là một phần của hệ thống xã hội thì các vấn nạn kể trên tạo ra áp lực không nhỏ lên gia đình và từ đó lên các thành viên trong gia đình. Như khi xã hội có những khuôn mẫu nhất định về sự thành công và sự chấp nhận, gia đình sẽ chịu ảnh hưởng và hướng các thành viên, đặc biệt là con cái, theo những khuôn mẫu đó.
Chẳng hạn, nếu xã hội nhìn nhận sự thành công ở các thanh thiếu niên thông qua thành tích học tập xuất sắc và việc đậu vào các trường đại học danh tiếng, thì một cách nào đó cha mẹ có thể sẽ định hướng con cái theo tiêu chuẩn tương tự.
Về phương diện tâm lý gia đình, khó khăn sẽ nảy sinh nếu trẻ chỉ cảm thấy bản thân đang gánh vác kỳ vọng của cha mẹ, thay vì đang được yêu thương và được phát triển phù hợp với chính bản thân trẻ.
Về phương diện gắn bó, nguy cơ bị từ chối và không được yêu thương khi thất bại trong đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ có khả năng gia tăng các khó khăn tâm lý, bao gồm trầm cảm nơi thanh thiếu niên. Điều này cũng khiến thanh thiếu niên giảm sút lòng tin nơi bản thân, ít tìm kiếm giúp đỡ hơn, trở nên dễ tổn thương hơn trước các yếu tố gây căng thẳng trong đời sống.
* Vậy, khi một người bị trầm cảm, người thân có thể giúp gì cho họ?
- Tôi vẫn thường nghe những câu chuyện rằng một người trong gia đình có dấu hiệu trầm cảm và vấp phải sự phủ nhận hoặc chỉ trích của người thân.
Vì cốt lõi của trầm cảm là cảm nhận mất giá trị và mất năng lực kết nối với xung quanh, việc được đón nhận và không bị phê phán sẽ giúp tình trạng trầm cảm nơi người đó có cơ hội không tiến triển nặng hơn.
Một số người có thể có ý định hoặc kế hoạch tự sát, nhưng nếu được lắng nghe và được giãi bày, những nguy cơ này có thể phai nhạt phần nào.
Video đang HOT
Ngoài ra, trầm cảm thường khiến một người không có đủ năng lượng để đảm đương các công việc thường ngày. Do vậy, đừng tạo áp lực quá lớn buộc họ phải sinh hoạt và làm việc như thông thường.
Mặt khác, cũng cần khuyến khích họ thực hiện một số việc nhất định, như chăm sóc bản thân, ăn uống đúng bữa… để duy trì cảm giác có năng lực và có kết nối với xung quanh.
Hơn nữa, người thân có thể liên lạc các trung tâm và nhà chuyên môn để tìm hỗ trợ chuyên nghiệp trong trường hợp cần thiết.
Đối diện với trầm cảm theo hướng trị liệu gia đình sẽ giúp gia đình hoặc cặp đôi nhận ra được các vấn đề trong mối quan hệ có thể làm phát sinh và duy trì trầm cảm, cũng như gánh nặng mà trầm cảm đặt lên quan hệ gia đình/cặp đôi.
Đồng thời, gia đình và cặp đôi có thể thực hành những cách tương tác và xử lý vấn đề khác đi nhằm tránh nguy cơ khiến trầm cảm tái diễn về sau.
* Lời khuyên của anh dành cho cha mẹ cũng như người trẻ đang gặp vấn đề tâm lý, nhất là lứa tuổi học sinh, sinh viên?
- Như tôi đã nêu trên, điều đáng sợ nhất với con người là việc trở nên vô hình và không còn được ai ghi nhận, kết nối. Ví dụ như trong những lần giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19, tỉ lệ trầm cảm ghi nhận được trong các nhóm dân số tăng rất cao.
Bên cạnh những lý do về nguy cơ tử vong và khánh kiệt tài chính, sự mất kết nối và cô lập cũng là những giả thuyết chính.
Cảm giác được ghi nhận và có kết nối với xung quanh áp dụng cho cả những bế tắc và đau khổ chứ không riêng gì những niềm vui hay thành tựu trong đời sống hằng ngày.
Ai cũng mong con cái sẽ thành công trong cuộc sống và có một cuộc sống đủ đầy; những kỳ vọng như vậy đều chính đáng. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ yêu thương con cái thông qua những mong đợi như thế thì khả năng mất kết nối giữa đôi bên sẽ xuất hiện, khi con trẻ cảm thấy bản thân không thể đáp ứng chúng.
Không thể không thừa nhận là áp lực thành công lên người Việt Nam hiện rất lớn nên các gia đình cũng khó tránh khỏi vòng xoáy này. Việc cân bằng giữa những gì cha mẹ hình dung về cuộc sống và những gì cần thiết cho sự phát triển (hạnh phúc) của trẻ vì vậy vô cùng cần thiết.
Tự nhận biết biểu hiện trầm cảm rất quan trọng
ThS tâm lý lâm sàng LÊ NGUYỄN ANH KHÔI
Về các biểu hiện trầm cảm, điều đầu tiên nhận thấy là người bị trầm cảm sẽ trở nên trầm buồn, mất hứng thú trong các hoạt động thường lệ, và gây nên suy giảm khả năng học tập, lao động, giao tiếp xã hội, quan hệ tình dục…
Một số dấu hiệu khác gồm biếng ăn, rối loạn giấc ngủ, mất hy vọng, giảm tập trung, giảm năng lượng, trở nên chậm chạp, dễ bị kích động, và có suy nghĩ hoặc kế hoạch tự tử. Về mặt chẩn đoán, các dấu hiệu này cần kéo dài trong ít nhất hai tuần.
Việc tự nhận biết các biểu hiện trầm cảm của bản thân và người thân cũng rất quan trọng. Vì điều này có thể giúp chúng ta nhanh chóng tìm cách tự hồi phục, ngăn ngừa trầm cảm tiến triển nặng hơn, và/hoặc tìm kiếm trợ giúp chuyên nghiệp.
ThS tâm lý lâm sàng LÊ NGUYỄN ANH KHÔI
Bác sĩ cảnh báo: Người béo phì có thể dẫn đến trầm cảm nặng
Theo bác sĩ, béo phì sẽ khiến chất lượng cuộc sống bệnh nhân bị giảm rõ rệt, các mối quan hệ xã hội bị thu hẹp, mất niềm tin vào bản thân và thậm chí có ý định tự tử.
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD) cho biết, gần đây BV đã tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân N.T.M.T. (35 tuổi, ngụ TPHCM).
Béo phì có thể dẫn đến trầm cảm, tự tử
Chị T. cao 1m56 nhưng nặng gần 70kg. Tình trạng béo phì khiến chị cảm thấy rất tự ti, ảnh hưởng đến công việc và đời sống tình cảm. Hơn 3 tháng nay chị thường lo âu, căng thẳng và ăn uống mất kiểm soát. Bên cạnh đó, chị cũng thường xuyên mất ngủ, dễ cáu gắt.
Lo lắng về sức khỏe của bản thân, chị đến khám tại phòng khám Tâm lý của BV ĐHYD cầu cứu. Qua thăm khám, bác sĩ xác định chị bị căng thẳng kéo dài do những ảnh hưởng của tình trạng béo phì. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng mắc các bệnh nền như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, cần được theo dõi điều trị đa chuyên khoa.
Ngoài điều trị tâm lý, chị T. được bác sĩ chỉ định điều trị béo phì chuyên sâu, phối hợp của các chuyên khoa Nội tiết, Dinh dưỡng, Phục hồi chức năng và Tâm lý. Hiện tâm lý của người phụ nữ đã ổn định, đang được điều trị béo phì tích cực để giảm các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý.
ThS.BS. Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng Đơn vị Tâm lý lâm sàng, BV ĐHYD cho biết, nhiều người bệnh béo phì rất nôn nóng tìm được cách có thể giúp họ nhanh chóng giảm cân. Tuy nhiên, đa số người bệnh lại ngại trao đổi với bác sĩ về vấn đề cân nặng.
Sự nôn nóng, chưa hiểu rõ phương pháp điều trị cùng với việc có quá nhiều nguồn thông tin chưa chính xác về các loại thực phẩm chức năng, các biện pháp hỗ trợ giảm cân có thể khiến người bệnh béo phì có quyết định sai lầm. Khi những biện pháp này không đem lại hiệu quả như mong muốn, tâm lý của người bệnh lại bị ảnh hưởng nặng nề hơn.
Người béo phì nếu chữa trị không hiệu quả có thể rơi vào trầm cảm.
Mặt khác, các yếu tố tâm lý trong đó có tình trạng căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra béo phì. Tình trạng căng thẳng gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức, làm thay đổi hành vi và thói quen trong cuộc sống hàng ngày một cách tiêu cực. Biểu hiện rõ nét nhất đó là việc ăn uống, sinh hoạt và vận động một cách thiếu lành mạnh.
Không những vậy, căng thẳng còn có thể khiến cho các chức năng sinh học của cơ thể bị mất cân bằng, có thể dẫn đến các rối loạn trong quá trình trao đổi chất dẫn đến béo phì. Khi tình trạng căng thẳng đạt tới một mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ rơi vào trầm cảm.
Ở chiều ngược lại, béo phì cũng góp phần làm gia tăng sự nghiêm trọng của căng thẳng hoặc trầm cảm. Nhiều bệnh nhân béo phì còn phải chịu đựng sự kỳ thị của những người xung quanh, càng khiến cho tình trạng căng thẳng hoặc trầm cảm trở nên nặng nề hơn. Ngoài ra, chất lượng cuộc sống bị giảm rõ rệt, các mối quan hệ xã hội bị thu hẹp, mất niềm tin vào bản thân, có ý định tự tử cũng là những trở ngại về mặt tâm lý mà người bệnh béo phì có thể gặp phải.
Điều trị béo phì là một quá trình lâu dài
Theo ThS.BS. Nguyễn Minh Mẫn, các nghiên cứu đã chứng minh rằng người bệnh có thể giảm 5-10% trọng lượng cơ thể ban đầu trong khoảng thời gian 6 tháng khi được điều trị bằng chương trình tập luyện thể chất, thay đổi chế độ ăn và đặc biệt là các chiến lược thay đổi hành vi, lối sống.
Các bác sĩ tâm lý sẽ giúp người bệnh can thiệp thay đổi hành vi thành công, nâng cao khả năng tự điều chỉnh, từ đó hướng đến việc xây dựng và duy trì những thói quen lành mạnh, góp phần tích cực vào hiệu quả của quá trình điều trị béo phì.
Điều trị béo phì là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự quyết tâm của người bệnh.
Với các liệu pháp tâm lý chuyên sâu, bác sĩ sẽ giúp người bệnh học cách tự quản lý stress, chủ động kiểm soát các tác nhân kích hoạt cảm giác thèm ăn. Qua đó duy trì được chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, dần loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực về bản thân.
Việc trị liệu, hỗ trợ tâm lý cần được tiến hành xuyên suốt, từ can thiệp thay đổi lối sống, điều trị bằng thuốc, trước và sau phẫu thuật điều trị béo phì (đối với người bệnh có chỉ định) cho tới việc quản lý cân nặng, duy trì hiệu quả giảm cân.
Các bác sĩ chia sẻ, điều trị béo phì là một quá trình lâu dài. Bên cạnh việc cần được phối hợp đa chuyên khoa trong điều trị còn đòi hỏi sự cam kết và quyết tâm của người bệnh. Chính vì vậy, việc hỗ trợ tâm lý rất quan trọng, giúp người bệnh tránh rơi vào các trạng thái tâm lý tiêu cực.
6 nguyên nhân khiến bạn thường xuyên buồn ngủ ban ngày 6 nguyên nhân khiến bạn quá buồn ngủ vào ban ngày và cách điều trị tình trạng này. Thỉnh thoảng bạn cảm thấy hơi buồn ngủ vào ban ngày là điều bình thường, nhưng nếu quá buồn ngủ một cách đột ngột hoặc thường xuyên khiến bạn ngủ nhiều hơn 7-8 giờ, thì có thể là tình trạng đáng lo ngại. Những vấn...