TPHCM: 23 đơn vị triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TPHCM vừa tổ chức sự kiện “Tôi đi tìm PrEP” nhằm giới thiệu dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại các cơ sở y tế trên địa bàn.
Tìm hiểu về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm
Đây cũng là sự kiện đánh dấu chương trình cung cấp thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) miễn phí tại TPHCM.
Dự phòng trước phơi nhiễm HIV là dịch vụ giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống một viên thuốc mỗi ngày như một phần của chiến lược dự phòng HIV kết hợp.
Video đang HOT
Khi một người phơi nhiễm HIV thì biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm này giúp ngăn virus phát triển thành ca nhiễm vĩnh viễn. PrEP cực kỳ hiệu quả nếu được dùng đúng cách và có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HIV lên tới 92% hoặc cao hơn. Việc mở rộng dịch vụ PrEP là cần thiết để Việt Nam có thể giảm mạnh số ca lây nhiễm mới.
Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Việt Nam là quốc gia thứ hai tại Châu Á, sau Thái Lan, triển khai dịch vụ PrEP trên toàn quốc. Dịch vụ PrEP sẽ được triển khai tại 11 tỉnh vào năm 2020 với mục tiêu đạt 7.300 người đăng ký sử dụng.
Cục Phòng chống HIV/AIDS, USAID và tổ chức PATH đã tiến hành thí điểm dịch vụ PrEP từ tháng 6/2017 thông qua dự án Thúc đẩy Tăng trưởng Thị trường của USAID do PATH thực hiện.
Dự án đã làm việc với các nhóm cộng đồng của những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, lãnh đạo ngành y tế các tỉnh, các đối tác khu vực tư nhân, các phòng khám ngoại trú công và tư để cung cấp dịch vụ PrEP cho 1.895 người có nguy cơ lây nhiễm HIV tại TPHCM và Hà Nội.
Trong số đó bao gồm nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ và người âm tính với HIV nhưng là bạn tình/vợ/chồng của người nhiễm HIV chưa đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế. Dịch vụ PrEP cũng được cung cấp thông qua một dự án thí điểm của UNAIDS.
Tại TPHCM hiện đã có 23 cơ sở triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm tại các quận 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Tân, Tân Phú, Phú Nhuận, Thủ Đức, huyện Bình Chánh và Củ Chi, trong đó có 4 cơ sở tư nhân.
Theo infonet
Mỗi năm, có gần 4.000 phụ nữ nhiễm HIV mang thai
Đến cuối năm 2018, tỷ lệ nhiễm HIV từ mẹ sang con tại Việt Nam đã giảm xuống còn 1,93%.
Trong tháng 6-2019 vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai "Tháng chiến dịch truyền thông cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con" với hàng loạt hoạt động như: treo 200 banner thông điệp truyền thông trên các trục đường chính; truyền thông về chủ đề K=K (không phát hiện = không lây truyền); cấp phát 584.202 chiếc bơm kim tiêm cho 7.425 người tiêm chích ma túy, cấp phát 279.564 bao cao su cho 821 phụ nữ mại dâm và 1.724 người nam có quan hệ tình dục đồng giới...
Bác sĩ tư vấn cho một phụ nữ mang thai cách dự phòng lây truyền HIV sang con
Theo Ủy ban Quốc gia về Phòng, chống AIDS và Phòng, chống ma túy, mại dâm, từ khi triển khai "Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con" (tháng 6 hàng năm, bắt đầu từ 2009) đến nay, tỷ lệ nhiễm HIV từ mẹ sang con đã giảm mạnh. Cụ thể, năm 2010 là 10,8%; 5 năm sau (2015) tỷ lệ này giảm còn 2,8% và đến cuối năm 2018 chỉ còn 1,93%, đạt tiêu chuẩn loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Thông tin từ Vụ Sức khỏe bà mẹ, trẻ em (Bộ Y tế) cũng cho biết, mỗi năm Việt Nam có gần 2 triệu phụ nữ mang thai, trong đó tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai chiếm 0,19% (tương đương với hơn 3.800 trường hợp) và số trẻ sinh ra nhiễm HIV từ các bà mẹ nhiễm HIV mỗi năm vào khoảng 1.140 - 1.520 trẻ (chiếm 30% - 40%).
Để duy trì và giảm hơn nữa tỷ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ, Bộ Y tế đề nghị cần tiếp tục truyền thông về lợi ích, hiệu quả của dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tăng cường tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; tăng cường điều trị dự phòng bằng ARV hiệu quả, quản lý tốt cặp mẹ con nhiễm HIV từ khi người mẹ được phát hiện; theo dõi tải lượng HIV thường quy cho phụ nữ mang thai; chăm sóc, điều trị dự phòng bằng ARV cho tất cả trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV...
Theo ANTĐ
Người nhiễm HIV tuân thủ điều trị ARV sẽ không lây truyền cho bạn tình Qua nghiên cứu, theo dõi trong khoảng 126.000 lần quan hệ tình dục không dùng bao cao su giữa các cặp bạn tình dị nhiễm - tức một người có HIV dương tính và người kia âm tính, trong đó người dương tính HIV đang điều trị ARV và đạt tải lượng vi rút "Không phát hiện", kết quả không có trường hợp...