Tổng thống Zelensky tiết lộ mục tiêu quân sự của Ukraine vào năm 2024
Trong cuộc phỏng vấn đầu năm, nhà lãnh đạo Ukraine đã chia sẻ những ưu tiên hàng đầu của quân đội nước này trong năm 2024, đồng thời nhấn mạnh việc cô lập Crimea là cực kỳ quan trọng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo ở Berlin, Đức ngày 14/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh truyền hình RT, trong cuộc phỏng vấn với báo The Economist, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đổ lỗi cho việc rò rỉ thông tin là nguyên nhân dẫn đến thất bại của cuộc phản công mùa hè của Kiev trước Nga.
Nhà lãnh đạo Ukraine cũng nhắc lại mục tiêu đầy tham vọng của mình là khôi phục Ukraine về đường biên giới năm 1991, nhưng không đưa ra bất kỳ lời hứa nào hoặc đặt ra các mốc thời gian cụ thể nào để tránh làm tăng kỳ vọng của công chúng và những bên ủng hộ phương Tây. Theo ông Zelensky, nhiệm vụ trước mắt của quân đội Ukraine sẽ là bảo vệ miền Đông và các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Ukraine ám chỉ Kiev có thể tăng cường tấn công Crimea, tìm cách cô lập bán đảo này bằng cách phá hủy cây cầu Kerch nối liền Crimea với đất liền Nga. Vì mục đích này, một lần nữa Tổng thống Zelensky lên tiếng về yêu cầu cấp thiết đối với tên lửa hành trình tầm xa Taurus do Đức sản xuất. Cho đến nay, Berlin luôn từ chối cung cấp loại vũ khí này ngay cả sau khi Pháp và Anh cung cấp cho Kiev tên lửa Storm Shadow.
Video đang HOT
Cũng trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Zelensky phàn nàn về tình hình huy động quân của Ukraine hiện nay thấp hơn nhiều so với thời điểm bắt đầu nổ ra cuộc xung đột, đồng thời thừa nhận thành công quân sự của Ukraine sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ phương Tây.
Tháng 2/2022, Kiev đã công bố một cuộc tổng động viên, cấm hầu hết đàn ông từ 18 đến 60 tuổi rời khỏi đất nước. Tuy nhiên, chiến dịch này bị cản trở một phần bởi vấn nạn tham nhũng và trốn nghĩa vụ quân sự. Sau cuộc phản công mùa hè thất bại vừa qua, mới đây Tổng thống Zelensky đã công bố kế hoạch huy động thêm 500.000 binh sĩ để bù đắp những tổn thất trên chiến trường.
“Việc huy động quân không chỉ là vấn đề người lính ra mặt trận. Đó là về tất cả chúng ta. Đó là lời kêu gọi huy động mọi nỗ lực”, ông Zelensky nhấn mạnh.
Ý nghĩa chuyến thăm hiếm hoi của Tổng thống Ukraine tới Bulgaria
Chuyến thăm của nhà lãnh đạo Ukraine là một dấu hiệu cho thấy chính sách đối ngoại đã thay đổi của Bulgaria sau khi có chính phủ mới, được hỗ trợ bởi các đảng thân EU.
Tổng thống Ukraine Zelensky. Ảnh: Reuters
Theo mạng tin EURACTIV.bg (Bulgaria), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 6/7 có chuyến thăm đầu tiên tới Bulgaria theo lời mời của chính phủ Bulgaria. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy đánh giá cao sự hỗ trợ quân sự của nước này dành cho Kiev cho đến nay.
Cùng ngày, hãng thông tấn Sofia cũng đưa tin, Thủ tướng Bulgaria Nikolay Denkov xác nhận rằng Tổng thống Zelensky đến thăm Bulgaria và cho biết ông đã nói chuyện với Tổng thống Rumen Radev về thị thực của nhà lãnh đạo Ukraine.
Chuyến thăm của ông Zelensky là một dấu hiệu cho thấy chính sách đối ngoại đã thay đổi của Bulgaria sau khi có chính phủ mới, được hỗ trợ bởi các đảng thân EU: GERB, Chúng ta tiếp tục thay đổi và Dân chủ Bulgaria. Cho đến nay, Chính phủ Bulgaria đã gửi vũ khí cho Ukraine thông qua các giao dịch trung gian, nhưng Sofia đã hạn chế công khai điều này với công chúng Bulgaria.
Vấn đề trên của Bulgaria được giải thích là do sự hiện diện của Đảng Xã hội Bulgaria thân Nga trong chính phủ trong những tháng đầu tiên khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Chính phủ này sau đó bị lật đổ, nhưng cuộc khủng hoảng chính trị đã đặt quyền lực vào tay Tổng thống Rumen Radev, người cũng phản đối việc gửi viện trợ quân sự cho Kiev.
Nhưng quan điểm của Bulgaria đã thay đổi mạnh mẽ với cuộc bầu cử chính phủ mới vào đầu tháng 6/2023.
Vào cuối tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria Todor Tagarev cho biết viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ tăng lên trong năm nay. Thông tin không chính thức ở Sofia là việc gửi cho Ukraine số đạn dược cũ từ các kho của quân đội Bulgaria trị giá hơn 150 triệu euro đang được thảo luận.
"Để duy trì trật tự quốc tế được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chính sách mở cửa phải có hiệu lực với viện trợ quân sự mà chúng tôi cung cấp cho Ukraine", nghị sĩ thuộc đảng GERB và cựu ngoại trưởng Daniel Mitov cho biết.
Hôm 4/7, Ủy ban Chính sách Đối ngoại tại Quốc hội Bulgaria đã ủng hộ một tuyên bố nhất trí về tư cách thành viên của Ukraine trong NATO. "Sau khi lập lại hòa bình, Ukraine nên trở thành thành viên của NATO. Ukraine cần có một quan điểm rõ ràng để tiến hành cải cách", cựu Ngoại trưởng Bulgaria Ekaterina Zaharieva nhận xét.
Tuy nhiên, đảng thân Nga "Vazrazhdane", lực lượng thứ ba trong Quốc hội Bulgaria, đã lên tiếng phản đối tuyên bố của Ủy ban trên, cho rằng không rõ Ukraine có ổn định sau xung đột hay không.
Vài ngày trước, cố vấn của Tổng thống Ukraine, Mykhailo Podoliak tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn rằng "Bulgaria nên tự hào về cách họ giúp đỡ Ukraine".
Trong chuyến thăm lần này của ông Zelensky, nhà lãnh đạo Ukraine dự kiến sẽ thông báo cho chính quyền Bulgaria về những hỗ trợ bổ sung mà họ cần.
Ukraine đạt bước tiến trước Nga trên biển và trên không nhưng thất thế trên bộ? Các lực lương Nga đã mất một tàu đổ bộ và năm máy bay trong tuần này nhưng lại giành ưu thế ở trên bộ. Tàu đổ bộ Novocherkassk của Hải quân Nga khởi hành ở Bosphorus, trên đường tới Biển Địa Trung Hải, ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 5/5/2021. Ảnh: aljazeera.com Theo mạng tin Al Jazeera (Qatar) ngày 29/12, Ukraine tuyên...