Tỉnh dậy sau ca mổ bắt con, bà mẹ sợ hãi thấy đôi chân mình biến mất, nguyên nhân khiến tất cả các bà bầu phải dè chừng
Ngỡ rằng mình vừa trải qua cơn hôn mê sâu vì ca mổ sinh con, bà mẹ không ngờ mình đã bị cắt cụt cả 2 chân.
Mang thai 9 tháng 10 ngày rồi đến lúc con chào đời an toàn, các bà mẹ vẫn chưa thoát được những mối nguy hiểm rình rập bởi có quá nhiều những biến chứng xảy ra mà không ai lường trước được. Chẳng hạn như trường hợp của bà mẹ này, tỉnh dậy sau vài ngày hôn mê sâu, cô vẫn ngỡ rằng mình vừa sinh con song và hồi hộp được đón con vào lòng thì bác sĩ thông báo một tin sét đánh, cô đã bị cắt cụt cả 2 chân.
Tháng 3 năm 2015, chị Ella Clarke, 31 tuổi, sống tại Torquay, hạt Devon (Anh quốc) phát hiện mình mang thai đứa con thứ 8. Trước đó, cô đã có 1 lần sinh thường và 6 lần sinh mổ, ai cũng cho rằng Ella quá liều lĩnh và cực kỳ mạo hiểm khi sinh con liền tù tì mà lại quá nhiều như vậy nhưng bà mẹ “cậy” mình còn trẻ và cảm thấy vui khi được đón chào thêm thành viên mới.
Trước lần sinh con thứ 8, Ella đã có 1 lần sinh thường và 6 lần sinh mổ.
Thai kỳ của Ella diễn ra suôn sẻ, nhưng đến tuần thứ 20 thì cô được thông báo mắc chứng nhau tiền đạo. Nếu không được theo dõi cẩn thận, triệu chứng này có thể gây ra mất nhiều máu khi sinh nở. Do đó, sản phụ bị nhau tiền đạo thường được khuyên lựa chọn phương pháp sinh mổ để giảm rủi ro.
Đến tuần thứ 36 của thai kỳ thì Ella bị xuất huyết, cô lập tức đến bệnh viện Torbay để được mổ bắt con. Trước khi vào phòng mổ, các bác sĩ đã kiểm tra trước và cho biết tình hình của em bé vẫn rất tốt, còn Ella thì đã sẵn sàng để được nhìn thấy mặt con.
Khi Ella đã nằm trên bàn mổ thì bác sĩ lại phát hiện cô đã bị biến chứng nhau cài răng lược. Theo trang Mayo Clinic, thông thường nhau thai sẽ tách khỏi thành tử cung khi em bé đã chào đời nhưng nếu bị biến chứng nhau cài răng lược, một phần hoặc toàn bộ nhau thai vẫn gắn chặt với thành tử cung, dẫn đến mất máu nghiêm trọng.
Ella bị cắt bỏ đôi chân sau lần biến chứng khi sinh con.
Video đang HOT
Đúng như dự đoán, chỉ nửa giờ sau khi sinh con, Ella đã bị mất quá nhiều máu do biến chứng. Các bác sĩ đã phải nhanh chóng làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung của cô, họ đã phải truyền tới 5 lít máu vào cơ thể bà mẹ này trong quá trình phẫu thuật.
Trong 24 giờ tiếp theo, Ella được chuyển đến phòng chăm sóc tích cực để theo dõi cẩn thận. Tuy nhiên, Ella cho rằng suốt 6 giờ liên bác sĩ đã quên kiểm tra tình trạng của cô dẫn đến hiện tượng tụ máu ở 2 chân và không còn cách nào khác, họ phải nhanh chóng cắt bỏ đôi chân để giữ lại mạng sống cho Ella.
Trả lời phỏng vấn tờ Daily mail, Ella buồn bã nói: “Tôi nhớ như in khoảnh khắc tôi tỉnh lại. Tôi cứ nghĩ mình vừa hôn mê sau ca mổ sinh con, tôi hồi hộp được bế con vào lòng nhưng thay vào đó tôi phải nhận một tin động trời rằng đôi chân của tôi đã bị cắt cụt vì biến chứng sau ca sinh mổ”.
Ella cảm giác như mình đã trở thành “cái bóng” của bản thân trước đây, từ một người mẹ tràn đầy năng lượng, giờ cô phải ngồi trên chiếc xe lăn.
Đàn con nhỏ của Ella.
Các con của cô còn không dám nhìn vào mẹ nếu như không có chiếc chăn phủ lên đùi. Thậm chí, chúng còn không muốn đến gần mẹ.
Vào tháng 3 năm 2016, Ella được lắp chân giả. Cô cho biết: “Bây giờ tôi phải ngủ ở phòng khách tầng dưới và cố gắng quen với việc đi bộ bằng chân giả, nhưng nó rất khó khăn. Tôi đang cố để đối mặt với cú sốc nhưng toàn bộ cuộc sống của tôi đã thay đổi mãi mãi”.
Bà mẹ cũng cho biết: “Tôi đã nhận được lời xin lỗi của bệnh viện nhưng tôi còn 8 đứa trẻ cần được chăm sóc. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của tôi”.
Nhau tiền đạo là gì?
Nhau tiền đạo là một biến chứng không thể lường trước, nó gắn liền cùng quá trình phát triển tự nhiên của bào thai. Thông thường nhau thai bám vào thành tử cung, có thể ở mặt trước hoặc sau. Tuy nhiên, trong quá trình thai nhi phát triển, vì một số lý do nào đó mà bánh nhau bám vào đoạn dưới của tử cung hoặc vào cổ tử cung. Hiện tượng này được gọi là nhau tiền đạo. Đây là một trong những nguyên nhân gây chảy máu trong thai kỳ, khi chuyển dạ và cả sau sinh.
Ai có nguy cơ mắc phải nhau tiền đạo?
Tỉ lệ nhau tiền đạo là 1/200 trường hợp phụ nữ mang thai nhưng cũng hay gặp ở những phụ nữ có tử cung phát triển bất thường, phụ nữ đã sinh đẻ nhiều, đã mang thai đôi, thai ba… Tỉ lệ những phụ nữ dễ mắc rau tiền đạo cũng hay gặp ở những người có vết sẹo cũ ở tử cung do đã từng mổ lấy thai, phẫu thuật tử cung, nạo hút thai. Phụ nữ hút thuốc lá hay có con khi tuổi đã cao cũng tăng nguy cơ bị nhau tiền đạo.
Nhau tiền đạo gây nguy hiểm gì cho mẹ?
Do gây chảy máu nhiều nên nhau tiền đạo có thể khiến thai phụ bị thiếu máu và thậm chí gây sốc cho người mẹ. Vì tử cung bị co nên thường xảy ra xuất huyết sau sinh. Ngoài ra, nhau tiền đạo bám gần cổ tử sung, sau khi sinh bị bóc tách khiến cổ tử cung bị hở, vi khuẩn xâm nhập vào khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng.
Nếu nhau tiền đạo chỉ bám thấp không cản trở lối ra của thai hoặc nếu bánh rau sát với cổ tử cung hoặc che một phần thì sản phụ có thể nghỉ tại giường để theo dõi, đi lại ít và tránh quan hệ tình dục. Nhưng trong trường hợp sản phụ ra máu nhiều cần phải được theo dõi liên tục. Các nguy cơ lớn có thể gặp trong tình huống này bao gồm băng huyết, choáng, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tạo thành máu cục, nếu mất nhiều cần phải truyền máu và có thể can thiệp phẫu thuật khi cần thiết.
Theo Helino
Bắc cầu vượt tĩnh mạch cứu bé trai ói máu liên tục
Bé trai 7 tuổi bị xuất huyết do tăng áp tĩnh mạch cửa, vừa trải qua ca phẫu thuật kéo dài suốt 5 giờ.
Bé quê Đồng Tháp, lúc 5 tuổi từng có đợt bị ói ra máu phải truyền máu. Một tháng nay bé tái phát, được người nhà cho dùng thuốc Đông y. Cách đây hai tuần bé nôn ra máu lượng nhiều nên được đưa đến bệnh viện địa phương rồi chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM).
Kết quả siêu âm và CT Scan cho thấy bé bị teo tĩnh mạch cửa nên máu không về gan được dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, cường lách, teo gan, không lọc được nhiều chất độc... Các bác sĩ hội chẩn, lên phương án phẫu thuật giải áp tĩnh mạch cửa.
Bé trai hồi phục tốt sau mổ. Ảnh: Lê Phương.
Để chuyển hướng lượng máu từ tĩnh mạch cửa vào các tĩnh mạch khác, kíp mổ quyết định dùng một đoạn tĩnh mạch cảnh trong dài 7 cm ở cổ bệnh nhân làm cầu bắc ngang. Bác sĩ Tạ Huy Cần, Trưởng Khoa Ngoại tổng quát cho biết đoạn teo tĩnh mạch ngoằn ngoèo và áp lực cao nên đòi hỏi tính toán mạch máu đủ dài để "bắc cầu vượt".
"Tĩnh mạch cực kỳ mỏng và nhỏ, thao tác tạng sâu nên đòi hỏi kíp phẫu thuật phối hợp hiểu ý, chỉ cần đi lệch hoặc thao tác thiếu chính xác sẽ làm rách mạch máu", bác sĩ Cần chia sẻ. Ca mổ thành công sau gần 5 giờ căng thẳng.
Sau mổ lượng máu dẫn về gan và cầu bắc thông nối rất tốt, sức khỏe bệnh nhi dần ổn định. Bác sĩ cho biết nếu tình trạng tăng áp tĩnh mạch cửa kéo dài, bệnh nhi sẽ bị xuất huyết ồ ạt đe dọa tính mạng. Phương pháp bắc cầu nối mạch máu rất khó thực hiện nên trong nước mới chỉ vài ca phẫu thuật thành công.
Lê Phương
Theo Vnexpress
Hải kim sa: Cây mọc dại chữa từ sỏi thận đến viêm gan Cây này mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở bụi rậm, bờ rào... Khi dùng làm thuốc, cắt toàn cây dùng tươi hay phơi khô.Toàn cây hải kim sa sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đái rắt, đái buốt, đái ra cát sạn.... Hải kim sa còn có tên "bòng bong", "dương vong", "thạch vĩ dây"......