Tìm ra điểm yếu của vi khuẩn gây ung thư dạ dày, chuyên gia tiết lộ thực phẩm kiềm chế chúng
Vi khuẩn HP có trong dạ dày có thể xâm nhập vào lớp niêm mạc dẫn đến nhiều biến chứng, từ viêm dạ dày mạn tính, thiếu máu, bệnh loét dạ dày và ung thư dạ dày…
HP (Helicobacter Pylori) là vi khuẩn sinh sống và phát triển trong cơ quan tiêu hóa, chủ yếu là dạ dày. HP là một loại xoắn khuẩn gram âm, có khả năng thích nghi với môi trường acid trong dạ dày người.
Nếu bị nhiễm vi khuẩn HP, không chỉ dễ bị đầy hơi, trào ngược axit và các triệu chứng khác, mà còn đặc biệt dễ bị chứng hôi miệng, không thể giải quyết bằng cách đánh răng.
Với những trường hợp dương tính với vi khuẩn HP, việc xây dựng lại chế độ dinh dưỡng là điều hết sức cần thiết. Một chế độ ăn lành mạnh có thể ức chế vi khuẩn gây hại, tăng số lượng lợi khuẩn và cải thiện chức năng của dạ dày. Chuyên gia khuyên mọi người thường xuyên ăn những thực phẩm dưới đây để kiềm chế sự sinh sôi của loại vi khuẩn nguy hiểm này:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại quả như cam, quýt, chanh, quất… có thể làm giảm hiệu quả nguy cơ mắc bệnh dạ dày và ung thư dạ dày. Điều này là do trái cây họ cam có chứa naringin, vitamin C và các thành phần có lợi khác, có tác dụng ức chế tốt đối với sự phát triển của HP.
2. Tỏi
Từ lâu, tỏi đã được dân gian sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp. Hoạt chất allicine trong tỏi có khả năng sát trùng, kháng khuẩn và chống oxy hóa.
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia còn ví tỏi như một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ức chế hoạt động và ảnh hưởng của vi khuẩn Helicobacter Pylori. Ngoài ra, hợp chất lưu huỳnh trong tỏi còn thúc đẩy chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi và khó tiêu.
3. Rau xanh
Hoạt động tăng tiết axit trong dạ dày là môi trường thích hợp để số lượng hại khuẩn tăng lên nhanh chóng. Để điều hòa và kiềm hóa dịch vị dạ dày, bạn nên bổ sung rau xanh mỗi ngày.
Rau xanh có độ pH kiềm, có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày, làm giảm nguy cơ trào ngược và viêm loét cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra với hàm lượng nước và chất xơ cao, bổ sung rau xanh còn hạn chế tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,…
4. Sữa chua và thực phẩm có chứa probiotic
Probiotic là các men vi sinh (lợi khuẩn) cần thiết cho hệ tiêu hóa. Số lượng men vi sinh giảm gây mất cân bằng và tạo điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter Pylori sinh sôi nhanh chóng.
Khi bị nhiễm vi khuẩn này, bạn nên bổ sung sữa chua và các thực phẩm có chứa probiotic (kim chi, phô mai, dưa cải muối,…) để tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột. Ngoài khả năng ức chế hại khuẩn, probiotic còn hỗ trợ chức năng tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột và cải thiện các tình trạng như táo bón, đầy hơi, khó tiêu,…
5. Dầu ô liu
Đơn giản chỉ cần thay thế dầu ăn thường xuyên của bạn với dầu ô liu để nhận lấy nhiều lợi ích sức khỏe. Dầu ô liu cũng có thể giúp điều trị tự nhiên HP, do chủ yếu có chứa một số hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Các hợp chất này có hiệu quả chống lại vi khuẩn HP. Nhiều nghiên cứu trên động vật đã khẳng định lợi ích của việc sử dụng dầu ô liu để điều trị nhiễm HP và các nhà nghiên cứu tin rằng nó cũng có lợi cho con người. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng, tiêu thụ thường xuyên dầu ô liu có thể chứng minh hiệu quả trong điều trị loét dạ dày.
6. Rượu vang đỏ
Giống như trà xanh, rượu vang đỏ có một số chất chống oxy hóa và có tính chất kháng khuẩn mạnh. Uống vừa phải có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Rượu vang đỏ chứa nồng độ cao của resveratrol có hiệu quả chống lại vi khuẩn HP. Rượu vang đỏ có hiệu quả chủ yếu là do sự kết hợp của rượu, resveratrol và độ chua, do đó bạn có thể hưởng lợi bằng cách dùng một ly nhỏ rượu vang đỏ cho mỗi ngày, tốt cho tiêu hóa và tim mạch.
An An (Dịch theo QQ)
Theo vietnamnet
Thuốc nào gây hại dạ dày?
Bất kỳ một loại thuốc nào nghiên cứu ra đều có mục đích là chữa bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc dùng điều trị đều có thể gây tác dụng không mong muốn (tác dụng phụ)...
Bất kỳ một loại thuốc nào nghiên cứu ra đều có mục đích là chữa bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc dùng điều trị đều có thể gây tác dụng không mong muốn (tác dụng phụ), trong đó có một số thuốc điều trị một bệnh nào đó nhưng gây hại cho dạ dày. Vì vậy, người dùng cần biết để phòng tránh tác dụng bất lợi này.
Có phải ai cũng bị bệnh lý dạ dày khi dùng thuốc?
Chúng ta biết, khi dạ dày bị bệnh (viêm, loét, chảy máu, thủng, ung thư...) có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó có nguyên nhân do thuốc (trong bài viết này chỉ đề cập đến một số thuốc Tây y). Không phải bất kỳ thuốc nào cũng làm hại dạ dày.
Tuy nhiên, cùng một loại thuốc đó nhưng có thể gây hại cho dạ dày người này nhưng không có hại cho dạ dày người khác. Tác dụng bất lợi này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tiền sử mắc bệnh dạ dày, việc sử dụng thuốc (uống trước ăn hay sau ăn...). Có nhiều loại thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn cho dạ dày, trong đó phải kể đến các loại thuốc chứa corticoid và nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid (piroxicam, aspirin, indomethacin, diclofenac...).
Các nhóm thuốc này được sử dụng rất phổ biến ở nước ta. Do không lường trước được những tác dụng phụ, do đó có một số người tự ý sử dụng và hậu quả đáng tiếc là gây viêm, loét dạ dày - tá tràng hoặc chảy máu dạ dày, thậm chí gây thủng dạ dày.
Hình ảnh dạ dày bị loét.
Một số thuốc chính gây hại dạ dày
Corticoid là thuốc rất quý do có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống dị ứng, ức chế hệ miễn dịch. Nhưng corticoid còn có nhiều tác dụng không mong muốn khác nhau ảnh hưởng đến sự chuyển hóa chất đường, chất đạm, chất béo, đến sự cân bằng nước và muối khoáng (gây phù), hệ tim mạch (tăng huyết áp), thần kinh, cơ xương (loãng xương), cùng nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là ảnh hưởng xấu cho dạ dày. Bởi vì, corticoid có thể gây viêm, loét, xuất huyết dạ dày, trong đó cần lưu ý, không chủ quan với corticoid dạng tiêm bởi vì chúng có khả năng đào thải qua niêm mạc dạ dày cho nên có thể gây viêm, loét, chảy máu...
Thuốc giảm đau hạ sốt có thể làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày, đặc biệt là thuốc aspirin. Aspirin có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh, nhưng nếu lạm dụng hoặc không theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ khám bệnh có thể rất nguy hiểm, ngoài tác dụng phụ gây tập kết tiểu cầu, chống đông máu, thuốc có khả năng gây viêm loét, chảy máu da day - ta trang, nhất là người đang loét dạ dày - tá tràng tiến triển.
Các loại thuốc kháng viêm không steroid (diclofenac, indomethacin...) có tác dụng chống viêm, giảm đau, được sử dụng trong điều trị chứng thoái hóa khớp, viêm đa khớp, thoái hóa cột sống, đau lưng, viêm khớp dạng thấp, đau bụng kinh... Tuy vậy, nếu lạm dụng thuốc, dùng thuốc không có chỉ định của bác si có thể gây hiện tượng trướng bụng, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, nôn, viêm loét dạ dày - tá tràng, nặng hơn là gây chảy máu dạ dày - tá tràng, thủng dạ dày, nhất là đối với người sử dụng thường xuyên. Một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm loét da day - ta trang khi sử dụng nhóm thuốc này là do các nhóm thuốc này tan kém trong môi trường acid dạ dày, tích tụ thành đám trong dạ dày, khi đạt đến lượng lớn sẽ kích thích trực tiếp lên niêm mạc gây viêm, loét hoặc chảy máu.
Một số thuốc như celecoxib, celebrex là thuốc thuộc nhóm không steroid và ức chế chọn lọc COX-2 sử dụng điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, đau, các triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt, giảm lượng polyp ở kết tràng và trực tràng, nhưng một số tác giả cũng khuyên nên thận trọng với người bệnh đang viêm loét dạ dày tiến triển, bởi vì, chúng có thể gây viêm, loét, chảy máu dạ dày - tá tràng. Ngoài ra, thuốc betaserc là thuốc điều trị hội chứng rối loạn tiền đình gây buồn nôn, nôn nhưng vẫn có tác dụng phụ đối với dạ dày - tá tràng, đặc biệt là người bệnh đang gặp phải loét dạ dày - tá tràng tiến triển.
Nên làm gì để hạn chế thuốc tác hại đến dạ dày?
Ngày nay, để hạn chế tác dụng phụ bất lợi cho người sử dung, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra nhiều cách để giảm tối đa những tác hại mà thuốc Tây ảnh hưởng lên sức khỏe, đặc biệt đối với bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Ví dụ như bào chế viên thuốc không tan trong dạ dày mà tan trong đường tiêu hóa, do đó sẽ làm giảm đi sự tổn thương viêm loét, dạ dày. Hoặc trước khi dùng các thuốc có nguy cơ làm hại dạ dày nên uống một loại thuốc tráng niêm mạc dạ dày (gastrophulgit, pepsane...) trước khi ăn 15-30 phút hoặc sau khi ăn no mới sử dụng thuốc đó. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc Tây y thì tốt nhất người sử dụng cần được bác sĩ chỉ định và tuân thủ theo hướng dẫn dung thuốc.
Theo SK&ĐS
Làm gì để tránh nhiễm vi khuẩn HP và mắc ung thư dạ dày? Không ăn chung bát, tránh gắp thức ăn cho nhau, mớm cơm hoặc thổi canh cho trẻ. Chỉ cần chú ý điều chỉnh những thói quen tưởng chừng như vô hại này, bạn đã tránh cho mình và người thân phần lớn nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP - "thủ phạm" chính gây viêm, loét dạ dày- tá tràng và ung thư dạ...