Thưởng thức món ăn ngon cực đỉnh, nem nắm Giao Thủy
Vị ngọt bùi của thịt lợn, giòn dai của bì, vị thơm của thính, chát của lá sung cùng vị mặn ngọt đậm đà của nước chấm…tạo nên món ăn cực đỉnh – nem nắm Giao Thủy
Ngư dân huyện Giao Thủy phấn khởi vì được mùa cá khoaiNam Định: Hàng trăm tấn ngao giấy tím dạt bờ biển, người dân tranh thủ đi “vớt lộc trời”
Người dân huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định vẫn luôn tự hào về món nem nắm Giao Thủy – thức quà dân giã của làng quê đã trở thành thương hiệu nổi tiếng gần xa.
Nem nắm Giao Thủy – thức quà dân giã đã trở thành thương hiệu nổi tiếng
Món nem nắm Giao Thủy được xếp vào một trong những sản vật độc đáo của nền văn minh lúa nước, bởi nguyên liệu chính để chế biến là thịt, bì lợn trộn với thính gạo hài hòa cùng gia vị… dần phổ biến và được truyền lại trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp các tỉnh thành.
Để có món nem nắm Giao Thủy thơm ngon khâu chế biến cũng khá cầu kỳ và độc đáo. Theo ông Trần Vị, xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy – một người có thâm niên trong việc chế biến món nem nắm Giao Thủy cho biết: Muốn có món nem nắm “chuẩn” Giao Thủy khâu quan trọng nhất là chọn nguyên liệu. Trong đó, thịt để chế biến món nem nắm Giao Thủy phải là thịt lợn mông ngon của con lợn khỏe mạnh không nuôi cám tăng trọng.
Khâu chế biến nem nắm Giao Thủy cũng khá cầu kỳ và độc đáo
Video đang HOT
Ngay sau khi mổ, miếng thịt còn nóng hổi được chế biến ngay, tuyệt đối không được đặt xuống đất hay rửa bằng nước lạnh thịt mất độ dẻo, ngon khi chế biến món nem nắm Giao Thủy. Sau khi lọc bì và nạc riêng rẽ, phần thịt nạc được luộc còn hơi tái, rồi thái mỏng, dùng sống dao dần cho mềm.
Bì thái bằng tay mỏng, nhỏ và giòn hơn khi thái bằng máy
Khó và kỹ lưỡng trong món nem nắm Giao Thủy là khâu làm bì. Phải chọn bì thăn cạo sạch lông, cho vào ngâm với muối, rửa sạch và cho vào luộc vừa chín tới để nguội, dùng dao thái mỏng. Ông Vị bật mí, hiện nay cũng có nhiều nhà thái bì bằng máy sẽ nhanh hơn, nhưng như thế bì sẽ không mỏng và giòn cũng như không thơm ngon khi thái bằng tay.
Nguyên liệu làm nên mùi thơm chủ đạo của nem nắm Giao Thủy là thính. Thính ở đây phải được làm từ gạo tám thơm huyện Hải Hậu mới dậy mùi. Thính sẽ được trộn đều với bì lợn và thịt lợn đã sơ chế cùng nước mắm, tỏi, vừa trộn vừa bóp kỹ sao cho nguyên liệu ngấm đều vào thịt và bì, thịt quện lấy thính, thính bám chặt vào bì… tạo nên món nem nắm vừa ngon vừa hấp dẫn. Sau đó nem được nắm chặt lại và gói với lá sung, lá đinh lăng và bọc ngoài bằng lá dong.
Món ăn cực đỉnh – nem nắm Giao Thủy
Để thưởng thức món nem nắm Giao Thủy chỉ cần cuốn nem với lá sung, thêm một chút đinh lăng rồi chấm với nước mắm Sa Châu (nước mắm cũng rất nổi tiếng, được làm theo cách cổ truyền của huyện Giao Thủy), pha một chút tỏi, ớt, chanh mới hợp vị.
Thưởng thức món nem năm Giao Thủy chúng ta cảm nhận được vị ngọt bùi đậm đà của thịt lợn, giòn dai của bì, vị thơm của thính, chát của lá sung, thoang thoảng hương thơm cay nồng của tỏi, ớt cùng vị mặn ngọt đậm đà của nước chấm…tạo nên món ăn cực đỉnh – nem nắm Giao Thủy.
Được biết, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vừa công nhận các món ăn “Nem nắm Giao Thủy” của tỉnh Nam Định được chọn vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2021 – 2022).
4 sản phẩm của Nam Định lọt Top 100 món ăn, quà tặng đặc sản Việt Nam
Trong số rất nhiều sản phẩm người dân Nam Định làm ra, có 4 sản phẩm gồm nem nắm, nước mắm, bánh cuốn, gạo tám xoan vừa lọt Top những món ăn, quà tặng đặc sản danh giá.
Ngày 26/8, thông tin tới Đại Đoàn Kết Online, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng xác nhận UBND tỉnh này vừa nhận được văn bản quyết định của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Hội Kỷ lục gia Việt Nam) về việc xác lập Top 100 món ăn đặc sản và Top 100 quà tặng đặc sản nổi bật của 63 tỉnh/thành ở Việt Nam, lần thứ 5, năm 2012 - 2022, nằm trong hành trình tìm kiếm, quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam.
Theo nội dung quyết định, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận các món ăn "Nem nắm Giao Thủy" và "Bánh cuốn làng Kênh" của tỉnh Nam Định được chọn vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2021 - 2022); công nhận các đặc sản "Nước mắm Sa Châu" và "Gạo tám xoan Hải Hậu" của tỉnh Nam Định được chọn vào Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (2021 - 2022).
Sản phẩm nem nắm Giao Thủy vừa lọt Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam.
Nội dung quyết định cũng cho hay, các món ăn, đặc sản của địa phương thuộc các Top được công bố, giới thiệu trên Cổng thông tin điện tử của Tổ chức kỷ lục Việt Nam (VietKings), Top Việt Nam, Tổ chức Người Việt toàn cầu (VietWorld), trên các kênh truyền thông thuộc hệ thống Kỷ lục Việt Nam và thông báo đến địa phương.
"Địa phương và các đơn vị, tổ chức sở hữu Top có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục Người Việt toàn cầu để tổ chức quảng bá hình ảnh món ăn, đặc sản, giá trị ẩm thực Việt Nam trong và ngoài nước", văn bản nêu.
Theo tìm hiểu của Đại Đoàn Kết Online, Giao Thủy là một trong 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định, nơi sông Hồng chảy về với biển ở cửa Ba Lạt. Từ nhiều đời nay người dân huyện ven biển này đã sáng tạo, làm ra món ăn dân giã là nem nắm. Món ăn này từ lâu đã nổi tiếng trong và ngoài tỉnh Nam Định nhờ sự kết hợp tinh tế, bổ trợ cho nhau của vị mặn mà của nước mắm, chất ngọt từ sớ thịt, tính bùi của thính, chút cay nhẹ của tỏi, hơi chát từ lá sung.
Ở TP Nam Định ngày nay, rất nhiều đường phố có các cửa hiệu kinh doanh món ăn dân giã này, giá bán từ 30 - 40.000 đồng/quả, tùy trọng lượng. Trên các chuyến xe từ Nam Định đi Hà Nội hoặc các tỉnh thành khác người dân thường mang theo món ăn này, với nhiều mục đích khác nhau như để bán, biếu tặng...
Từ hàng trăm năm nay, dân làng Sa Châu (Giao Châu, Giao Thủy, Nam Định) sản xuất nước mắm bằng phương pháp thủ công.
Ngoài nem nắm, ở huyện ven biển Giao Thủy còn có đặc sản nổi tiếng khác là nước mắm nguyên chất được người dân chế tác bằng phương pháp thủ công. Trong đó nổi tiếng nhất là nước mắm Sa Châu do người dân thôn Sa Châu hay còn gọi là xứ đạo Sa Châu, ở xã Giao Châu sản xuất ra từ hàng trăm năm nay.
Nguyên liệu được người dân Sa Châu dùng sản xuất nước mắm chủ yếu là cá nục, cá cuỗm, tép moi, tất cả đều còn tươi, không ướp lạnh, không dập nát, được lựa vào thời điểm cá, tép béo nhất. Thời gian sản xuất tập trung vào những tháng có nắng trong năm. Nguyên liệu muối cũng được lựa chọn rất kỹ, phải là muối rời, hạt nào ra hạt đó, bóng trắng; để trong kho hơn 1 năm, khi hết vị chát mới đem ra dùng.
Trung bình người dân ở đây dùng 10 kg cá ướp với 1,2 - 1,3 kg muối, thời gian trong 6 tháng liền. Khí cá, tép nát hẳn mới mang ra rổ tre, lót vải xô, rồi vắt lấy nước mắm cốt, nguyên chất. Nước mắm sau đó được đổ ang nhôm mỏng để phơi nắng, cho vệt muối trắng nổi lên, tối kỵ để dính nước mưa. Các công đoạn đều bằng phương pháp thủ công, người làm rất vất vả. Bù lại có được sản phẩm thơm ngon.
Bánh cuốn làng Kênh - món ẩm thực đường phố dân giã, phổ biến ở TP Nam Định.
Làng Kênh xưa thuộc Phủ Thiên Trường, ngày nay nằm ở phía bắc TP Nam Định, thuộc phường Lộc Vượng, cách Khu di tích lịch sử văn hóa đặc biệt Đền Trần - Chùa Tháp không xa. Từ xa xưa dân làng này đã có nghề làm bánh cuốn. Bánh cuốn do người làng Kênh làm từ lâu đã nổi tiếng về độ mỏng, mịn, trắng, thơm, mềm, dai của bánh, độ đậm đà của nước chấm. Tương truyền xưa là món ăn dâng vua Trần.
Việc làm bánh rất cầu kỳ. Nguyên liệu làm bánh được tuyển từ gạo ngon, được xay bằng cối đá, dùng dầu lạc ép để tráng bánh. Gáo múc bột làm bằng ống nứa tép, que cất và sểu nhân dùng bằng tre, phía trong có lớp vải bảo ôn. Vung nồi được thiết kế vừa thấm nước và giữ nhiệt. Mộc nhĩ, hành phải được phơi tái, phi thơm, giữ cho thật khô. Nước chấm được làm từ nươc mắm ngon pha chế với dấm thanh, đường trắng, kết hợp thêm vắt chanh hoặc vài giọt cà cuống. Bánh mang đi bán rong phải được ủ bằng lá chuối tây, vỉ đậy phải là vỉ cói sạch...
Ngày nay, bánh cuốn là món ẩm thực đường phố bình dân, phổ biến ở TP Nam Định.
Gạo tám Xoan Hải Hậu (Nam Định).
Nông dân Nam Định lâu nay sản xuất ra nhiều loại gạo nổi tiếng thơm ngon, nổi tiếng nhất là gạo tám xoan, trong đó, thơm ngon nhất là gạo tám xoan do nông dân huyện ven biển Hải Hậu sản xuất ra. Ngoài giống lúa, vị dẻo thơm của gạo tám xoan Hải Hậu có được có lẽ từ việc nơi đây đồng đất màu mỡ, thủy lợi tưới tiêu tự nhiên, thường xuyên được bồi đắp bởi phù sa của mấy nhánh sông Hồng...
Như đã phản ánh, 4 món ăn, đặc sản trên của tỉnh Nam Định đều vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận, xác lập Top 100 món ăn đặc sản và Top 100 quà tặng đặc sản nổi bật Việt Nam.
Về Nam Định ăn thử món bún sung, chỉ 10.000 đồng/bát mà ngon quên lối về Phở Nam Định đã nổi tiếng từ lâu nhưng bạn có biết ở đây còn món bún sung vô cùng độc đáo và hấp dẫn. Đến Nam Định thì ăn gì? Có lẽ những câu trả lời phổ biến nhất là phở bò, bánh xíu páo, nem nắm Giao Thủy,... Nhưng nếu có ai giới thiệu cho bạn món bún sung, đừng vội...