Thưởng thức đặc sản nướng thơm nức mũi, ngọt lịm người chỉ có ở Tây Nguyên
Gà nướng Bản Đôn, thịt nai nướng Đắk Lắk, bò nướng ống tre Gia Lai vừa được Tổ chức kỷ lục Việt Nam (Hội kỷ lục gia Việt Nam) công nhận là món ăn thuộc Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2021 – 2022).
Gà nướng Bản Đôn (Đắk Lắk)
Theo Tổ chức kỷ lục Việt Nam, mỗi tỉnh Tây Nguyên đều có món gà nướng với cách bí quyết và cách chế biến khác nhau. Tuy nhiên, nhờ chú trọng vào khâu nuôi và chọn gà, gà nướng Bản Đôn được đánh giá là ngon nhất.
Để làm món ăn này, gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Gà cũng phải là loại gà mới lớn với trọng lượng chỉ hơn 1kg. Nếu chọn phải gà quá lớn hay quá nhỏ thì đều khiến món ăn mất ngon.
Cách chế biến gà cũng vô cùng đặc sắc. Sau khi làm sạch, gà sẽ được mổ dọc theo ức rồi bẻ dẹt ra. Sau đó, ướp cùng muối ớt, nước xả và thêm ít mật ong rừng. Đặc biệt, người dân sẽ giã cây sả rồi lọc lấy nước để ướp chứ không dùng tới xác. Càng nhiều nước sả, vị gà càng ngon.
Sau khi ướp khoảng 30 phút, gà sẽ được kẹp vào thanh tre rồi quay đều trên lửa than. Cứ vài phút xoay trở một lần cho đến khi gà chín chuyển sang màu vàng, tươm mỡ béo ngậy.
Để ăn gà nướng Bản Đôn chuẩn vị thì phải chấm với muối ớt hoặc muối sả. Mà dù chấm cùng loại muối nào thì cũng phải được giã với những trái ớt rừng xanh giòn thơm.
Vào những buổi chiều se lạnh đậm chất núi rừng Tây Nguyên, xé miếng gà nướng thơm phức, chấm thêm tí muối cay cay rồi lại uống miếng rượu cần, kèm thêm phần cơm lam chấm muối lạc hay muối mè thì lại càng không chê vào đâu được. Trải nghiệm tuyệt vời này sẽ khiến du khách nhớ mãi không quên.
Thịt nai nướng (Đắk Lắk)
Tìm món nai nướng tại núi rừng Tây Nguyên không khó. Nhưng ở Đắk Lắk, món ăn này lại là ngon nhất vì cách chế biến của người Đắk Lắk rất khác biệt, giản dị nhưng lại hết sức tỉ mỉ và đầy tinh tế.
Video đang HOT
Khi làm thịt nai nướng, người dân nơi đây sẽ chọn những mảng thịt nai tươi ngon nhất, mang đi thái mỏng rồi ướp gia vị. Đợi đến khi gia vị đã thấm vào thớ thịt thì sẽ mang đi nướng trên lửa củi hoặc lửa than rồi trở đều tay khi nướng cho thịt chín đều ở hai mặt.
Miếng thịt nai nướng ngon sẽ một miếng thịt không dai vì chín quá mà cũng không bở vì quá tái. Khi ăn, nhờ hương vị đậm đà, thực khách có thể thưởng thức ngay khi lấy từ bếp nướng xuống mà không cần nước chấm.
Vị ngọt dịu của miếng thịt hòa cùng các loại gia vị, thơm nồng, cay nhẹ. Ăn xong, dư vị vẫn còn lưu lại nơi đầu lưỡi, ấm áp cổ họng. Món ăn này đặc biệt hơn khi được ăn kèm với gừng nướng, tạo hương vị độc đáo và kích thích vị giác.
Không chỉ nướng, thịt nai cũng còn có thể chế biến theo 6 cách khác là thịt nai xào, thịt nai nhúng mẻ, sườn nai rán, giấm nai lúc lắc, cháo bao tử nai và khô nai. Món nào cũng ngon, cũng khiến thực khách muốn ăn nữa.
Bò nướng ống tre (Gia Lai)
Tuy được chế biến đơn giản nhưng bò nướng ống tre sẽ lại mang đến hương vị cực kỳ độc đáo. Để mang đến hương vị tuyệt vời nhất, người dân Gia Lai sẽ chọn loại bò tơ, thịt mềm.
Đem thịt bò thái thành từng miếng vừa ăn, đem trộn ướp với các loại gia vị đã được giã nát như sả, lá é… Ướp thịt được 30 phút thì cho vào ống nướng. Ống ướng thịt thường là những ống tre hoặc nứa tươi còn non và to khoảng bằng cổ tay người lớn. Lấy lá dứa bịt kín lại rồi nướng trên đống lửa than.
Thịt bò nướng trong ống tre sẽ không có mùi khói. Thay vào đó, vị ngon, ngọt và mềm của thịt sẽ cùng hòa quyện với hương vị của thiên nhiên một cách tinh tế.
Đổ thịt ra khỏi ống, những miếng thịt chín đều, thơm phức ăn cùng với các của các loại rau rừng sẽ khiến món ăn càng trở nên hấp dẫn. Có thêm muối lá é, cơm lam thì còn gì bằng. Những ai lần đầu thưởng thức món này đều khó quên, thậm chí là mê mẩn.
Đến Hà Giang đừng quên thưởng thức đặc sản thắng cố, bánh tam giác mạch, thịt lợn cắp nách
Tổ chức kỷ lục Việt Nam (Hội kỷ lục gia Việt Nam) vừa công bố thắng cố, bánh tam giác mạch, thịt lợn cắp nách và hồng không hạt Quản Bạ thuộc Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (năm 2021 - 2022).
Thắng cố
Từ bao đời nay, thắng cố là món ăn truyền thống không thể thiếu của người Mông trong những dịp lễ quan trọng. Nghe tên thì khó thể hình dung nhưng nguyên liệu nấu món ăn này khá quen thuộc như thịt bò, trâu, ngựa và lợn.
Điểm khiến thắng cố đặc biệt là tất cả bộ phận, từ thịt đến xương, thậm chí là nội tạng đều được cho vào chảo ninh nhừ cùng các loại gia vị đậm chất núi rừng như: thảo quả, quế, hồi... Tất cả nguyên liệuđược ninh nhừ trong khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi để lửa nhỏ liu riu giữ nóng.
Mùi ngai ngái của lòng non để nguyên hòa vào với hương của thảo mộc tạo nên một hương vị đặc trưng, độc đáo của nồi thắng cố. Thưởng thức thắng cố sẽ trọn vẹn nếu có ly rượu ngô bên cạnh. Vi cay nồng của rượu, mùi hương của gia vị cùng mùi vị của món thắng cố sẽ hòa vào nhau, khiến thực khách ăn một lần là sẽ khó quên. Đặc biệt, ăn bát thắng cố nóng nổi trong cái tiết trời se lạnh lại càng trở nên hấp dẫn hơn.
Thịt lợn cắp nách
Lợn cắp nách thực chất là loài lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Loại lợn này có hình dáng nhỏ (chỉ từ 5 - 10kg), thường được người dân hay cắp nách đem đi bán nên có cái tên đặc biệt như vậy.
Lợn cắp nách Hà Giang có thể chế biến theo nhiều cách từ đơn giản như luộc, hấp hay chế biến những món ăn cầu kỳ hơn. Ngon nhất phải kể đến món lòng dồi và thịt bụng còn lẫn cả xương sườn hấp cách thủy. Sau đó, chấm lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặt hạt dổi, ớt xanh. Vị hơi chua, chát và mùi thơm của hạt dổi, lá chanh gặp món thịt ba chỉ ăn sẽ có hương vị đặc biệt.
Một bí quyết để làm dậy vị các món ăn mà chính là bát nước chấm làm từ rau thơm và chất nước ngọt lịm ứa ra khi quay lợn trên bếp than.
Bánh tam giác mạch
Rất nhiều người thích được chụp ảnh tại những cánh đồng hoa tam giác mạch đẹp ở Hà Giang. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên liệu để làm ra món bánh tam giác mạch đặc sản.
Công đoạn làm bánh khá cầu kỳ. Đầu tiên, phải phơi khô hạt tam giác mạch cho đủ độ rồi mang đi xay bằng tay. Khi xay cũng phải thật cẩn thận, tỉ mỉ cho đến khi bột tam giác mạch thật mịn thì bánh nướng lên mới không bị lợn cợn.
Tiếp đó, nhào bột với nước rồi đúc thành những miếng bánh tròn dẹt, có đường kính hơn một gang tay. Sau khi đem hấp chín, bánh sẽ được nướng trên than hồng cho nóng và thơm phưng phức. Du khách có thể thưởng thức 2 kiểu bánh là bánh tam giác mạch dẻo hoặc bánh tam giác mạch giòn.
Hồng không hạt Quản Bạ
Khác với các hồng không hạt ở các địa phương khác, hồng không hạt của huyện Quản Bạ (Hà Giang)ở đây thuộc loại hồng ngâm, giống bản địa và được trồng từ lâu đời.
Khi mới hái xuống, dù quả chín nhưng vẫn du khách vẫn chưa thể ăn ngay được vì còn đang khá chát. Người dân phải ngâm ngập nước khoảng 15-20 cm trong vòng 3 - 4 ngày. Sau khi ngâm, quả có nhiều cát đường và rất giòn, vị ngọt dịu đến ngọt đậm.
Bên cạnh vị ngon, hồng không hạt Quản Bạ còn có hàm lượng vitamin và khoáng chất rất cao, cùng một số hợp chất hữu cơ tốt cho sức khỏe. Một vài lợi ích có thể kể đến như chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính, giảm cholesterol, giảm huyết áp...
Hai món mắm ngon top 1 vịnh Bắc bộ, nói tới đã thèm tứa nước miếng vì hương vị đậm đà tuyệt hảo Người dân vùng đồng bằng Bắc bộ có 2 món mắm ngon tuyệt hảo nằm trong danh sách đặc sản nổi tiếng Việt Nam, cách làm không hề khó, khi ăn chỉ cần trộn đều là kiểu gì cũng ngon. Cách làm món mắm cáy Mắm cáy rất được cư dân vùng hạ lưu Sông Thái Bình ưa chuộng, ăn ngon nhất là...