Thưởng thức 10 món ngon nhất của ẩm thực ở phố cổ Hà Nội
Ẩm thực ở phố cổ Hà Nội nổi tiếng với hương vị truyền thống, dân dã, mộc mạc và quen thuộc với bao nhiêu thế hệ người thủ đô. Vì thế hôm nay hãy cùng theo chân MIA.vn để điểm danh những món ngon nhất mà bạn không thể nào bỏ lỡ nhé.
1Đặc trưng của ẩm thực ở phố cổ Hà Nội
Hà Nội 36 phố phường gây ấn tượng với du khách bởi vẻ đẹp cổ kính và bình dị. Nơi đây lưu giữ linh hồn thủ đô, cùng với sự phát triển kinh tế cũng không làm phai nhòa đi đặc trưng của Hà Nội hàng trăm năm qua. Những hàng quán phố cổ có nét đặc trưng ở hương vị truyền thống, mộc mạc, làm nên đặc trưng của ẩm thực Hà thành. Vì thế nếu có cơ hội đến thủ đô ngàn năm văn hiến, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức ẩm thực ở phố cổ Hà Nội nhé.
Ẩm thực phố cố Hà Nội là nét đặc trưng của mảnh đất thủ đô
2Những món ăn ngon nhất của ẩm thực ở phố cổ Hà Nội
2.1 Bún chả Hàng Quạt – Linh hồn của ẩm thực ở phố cổ Hà Nội
Bún chả từ lâu đã là món ngon Hà Nội nổi tiếng nhất, nhắc đến Hà Nội là nhắc đến bún chả và ngược lại. Đặc biệt bún chả phố cổ lại càng hấp dẫn và thơm ngon hơn, chả băm và nước chấm đằm vị chua chua ngọt ngọt không có gì hấp dẫn bằng. Từng miếng thịt được tẩm ướp gia vị tỉ mỉ rồi nướng trên bếp than hoa, đượm mùi khói thơm lừng. Từng miếng chả to, xen cả nạc cả mỡ nên khi ăn không bị khô, phần nước dùng cho thêm vài miếng đu đủ muối chua, ăn kèm bún thì thực khách chỉ có tấm tắc khen ngon không ngớt.
Những phần bún chả siêu hấp dẫn tại phố cổ
Gợi ý một vài quán bún chả ngon nổi tiếng ở Hà Nội:
Bún chả Hàng Quạt: Ngõ 74 Hàng Quạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bún chả Hoa: 17 Ngõ Yên Thế, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bún chả Hàng Than: 34 Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội
2.2 Phở bò – Món ngon khắp mọi miền
Phở bò là món ăn quốc dân mà không ở đâu lại không có. Thế nhưng nguồn gốc của phở bò chính là từ Hà Nội và cũng chỉ Hà Nội có hương vị phở thơm ngon đến thế. Không những vậy phở bò còn được coi là quốc hồn quốc túy, là đại diện cho cả nền ẩm thực Việt Nam, trong mắt bạn bè quốc tế nhắc đến Việt Nam thì chắc chắn là nghĩ ngay đến phở bò.
Phở bò – món ăn đại diện cho ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế
Một tô phở ngon cần được chế biến rất cầu kỳ, đặc biệt là phần nước dùng. Nước dùng phải được ninh xương trong nhiều giờ, khi chế biến nêm nếm gia vị phải thật hài hòa, vừa miệng. Món ăn ngon thì nước dùng phải thật trong, không thể thiếu được gừng nướng đập dập, hoa hồi, quế, thêm hành khô và những gia vị riêng, bí quyết mà những người nấu phở lâu năm không bao giờ tiết lộ. Phần thịt bò phải thật tươi ngon, tuyển chọn kỹ lưỡng, thái thật mỏng, tai tái là ngon nhất. Bên trên giắc thêm một ít hành thái nhỏ, cho thêm chút tương ớt, sa tế, ăn kèm với rau sống thì không còn gì bằng. Mới nghĩ đến thôi mà đã thòm thèm rồi phải không nào.
Một vài gợi ý quán phở bò ngon từ MIA.vn:
Phở Bát Đàn, Hoàn Kiếm, Hà Nội (nhiều chi nhánh)
Phở bò Khôi Hói: 50 Hàng Vải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Phở Cường: 23 Hàng Muối, Hoàn Kiếm, Hà Nội
2.3 Bánh mì pate phố cổ
Video đang HOT
Bánh mì là món ăn đã quá quen thuộc trên khắp nẻo đường Việt Nam, ở phố cổ Hà Nội cũng vậy. Bánh mì là bữa sáng gọn nhẹ, vừa ngon, vừa đủ chất, giá lại rẻ thì đâu có gì để chê được phải không nào. Khu vực phố cổ có rất nhiều quán bánh mì truyền thống với đủ các loại sốt, mỗi chiếc bánh đều đầy ắp bơ phần, pate, thịt lợn, xúc xích đỏ và ruốc, dưa leo, đồ chua…
Những chiếc bánh mì phố cổ thơm ngon hấp dẫn
Bánh mì phố cổ đúng chuẩn phong cách xưa, thơm thơm mùi pate gan, đan xen vị cay nhẹ của hạt tiêu, thêm chút hành khô, hương vị béo ngậy, bánh cũng không bị quá khô hay rời rạc. Chỉ cần cắn một miếng thôi là thực khách đã cảm nhận được trọn vẹn tinh hoa ẩm thực ở phố cổ Hà Nội. Ngoài ra nếu đi dạo đêm phố phường Hà Nội, bạn cũng có thể ghé qua nếm thử bánh mì dân tổ – loại bánh mì siêu hot thời gian gần đây.
Một vài gợi ý quán bánh mì pate ngon từ MIA.vn:
Bánh mì Lãn Ông: 20 Chả Cá, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bánh mì cô Hiền: 76 Hàng Giầy, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bánh mì 25: 25 Hàng Cá, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bánh mì Bà Dần: 34 Lò Sũ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
2.4 Bún thang – Món ngon phố cổ hằng đêm
Đến phố cổ Hà Nội thì làm sao có thể bỏ lỡ món bún thang được phải không nào. Đây là món ăn nổi tiếng lâu đời của mảnh đất thủ đô, món ngon này thậm chí cầu kỳ đến mức không được bày bán rộng rãi như phở bò, bún ngan, bún ốc… vì không nhiều người biết cách nấu sao cho chuẩn vị.
Bún thang với cách chế biến cầu kỳ khiến nhiều người nhớ mãi
Nước dùng của món bún thang Hà Nội được hầm cả đêm từ xương heo, xương gà, tôm he và nấm hương. Nhờ vậy mà mùi vị nước dùng cực kỳ đặc biệt, hoàn toàn không giống với bất cứ món nào khác. Mỗi phần bún thang đầy ắp thịt gà xé sợi, giò lụa thái mỏng, trứng chiên thái sợi, củ cải thanh ngọt, rau răm dậy mùi. Vì thế mà đã thưởng thức một lần bún thang rồi, bạn khó có thể quên được những hương vị cầu kỳ này.
Một vài gợi ý quán bún thang ngon từ MIA.vn:
Bún thang Bà Đức: 48 Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bún thang – xôi: 29 Hàng Hành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Quán Bún Thang: 25 ngõ Hàng Hàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bún Thang Lan Lùn: 5 Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
2.5 Phở gà chấm – Món ngon độc đáo của ẩm thực ở phố cổ Hà Nội
Phở gà thì hẳn đã quá quen thuộc rồi, nhưng bạn đã từng được thưởng thức phở gà chấm chưa? Với du khách tới từ địa phương khác thì đây là món khá lạ, nhưng với người thủ đô thì đây chính là món ngon Hà Nội đã “nhẵn mặt”.
Những phần phở gà chấm vô cùng hấp dẫn
Mỗi phần phở gà chấm sẽ gồm một đĩa bánh phở đã được cắt sẵn, lườn gà hoặc đùi gà được được thái miếng hoặc xé sợi sẵn, rắc thêm một chút lá chanh. Nhưng bí quyết làm nên hương vị món ăn này lại nằm ở chén nước chấm xì dầu đặc quánh, được pha theo công thức riêng của mỗi hàng. Cách ăn cũng tương tự như người miền Nam ăn hủ tiếu khô, chỉ cần chấm bánh phở vào xì dầu, thỉnh thoảng ăn thêm miếng thịt gà. Hương vị cay cay mằn mặn quyện vào nhau, thịt gà ngọt mà dai, da gà giòn giòn sẽ chinh phục cả những thực khách khó tính nhất.
Một vài gợi ý quán phở gà chấm ngon từ MIA.vn:
Phở gà Phương: 123 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (17h30 – 0h)
Phở chấm Chế :Số 9 Hàng Mành, Hoàn Kiếm (8h – 22h30)
Phở chấm 15: 15 Cao Thắng, quận Hoàn Kiếm (19h000 – 3h00)
2.6 Bánh cuốn Hà Nội
Nhắc đến ẩm thực ở phố cổ Hà Nội, chúng ta không thể nào bỏ qua món bánh cuốn. Mỗi phần bánh cuốn tại đây vừa ngon vừa rẻ, chỉ 20.000 đến 25.000 nhưng đảm bảo đủ để bạn ăn no.
Bánh cuốn chuẩn Hà Nội được tráng từ loại gạo ngon, lớp bột phải tráng thật mỏng, rắc chút hành khô và mộc nhĩ làm nhân, đợi chín thì cuộn lại, rồi cắt miếng vừa ăn. Quan trọng nhất là nước chấm phải được pha chuẩn vị, vừa đậm đà vừa đặc quánh, chua chua ngọt ngọt, thơm ngon tròn vị. Bạn có thể ăn kèm bánh cuốn với chả quế, giò lụa, lạp xưởng, gọi thêm một phần trứng lòng đào dằm vào chén nước mắm thì ngon tuyệt.
Bánh cuốn Hà Nội khiến người người tấm tắc khen ngon
Một vài gợi ý quán bánh cuốn ngon từ MIA.vn:
Bánh cuốn bà Phương: 16 Dốc Hòe Nhai, quận Ba Đình, Hà Nội
Bánh cuốn Thanh Vân: 12 Hàng Gà, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bánh cuốn Phượng: 68 Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bánh cuốn nóng: 40 Hàng Tre, Hoàn Kiếm, Hà Nội (6:30-13:00)
Trên đây là những món ngon mà MIA.vn muốn gợi ý để du khách thưởng thức trọn vẹn ẩm thực ở phố cổ Hà Nội. Chúc bạn ăn thật ngon, chơi thật vui ở thủ đô ngàn năm văn hiến nhé.
Giữ 'linh hồn' phở
Những cây viết nổi tiếng về Hà Nội không "thần thánh hóa" món phở như một món ăn khó nấu, khó thực hiện và chỉ dành cho lớp nhà giàu, sành điệu.
Phở đã trở thành tinh hoa của ẩm thực Việt Nam - Ảnh: NAM TRẦN
Ngược lại, họ cho rằng giữ lại những nét tinh túy nhất và để phở dung nạp những sáng tạo mới như hàng trăm năm phát triển của phở.
Phở - món ăn có "mã nguồn mở"
Nhà báo Phạm Trung Tuyến - phó giám đốc kênh VOV Giao thông - được xem như một KOL luôn có góc nhìn độc đáo. Anh mê "xê dịch", mê những cung đường và món ăn dân dã, có thêm danh xưng Bếp Phạm và hàng nghìn bài viết về những món ăn ở khắp mọi miền, đủ mọi trường phái, phong cách.
"Bếp Phạm" gọi phở là Uptopia food - món ăn cộng đồng. Anh thích đọc văn của các cụ Nguyễn Tuân, Băng Sơn, kính nể các cụ nhưng lắc đầu với cách mà các cụ thần thánh hóa món phở. Đọc tùy bút Phở của cụ làm người ta thèm nhỏ dãi! Thế nhưng nếu phở "cao siêu" như cụ miêu tả thì cánh bình dân, cần lao chắc chỉ dám ước và nuốt nước miếng cho đỡ thèm. Phạm Trung Tuyến cho rằng nếu "thần thánh" như vậy thì phở không thể có sức sống mạnh mẽ như bây giờ.
"Điều tuyệt vời của phở, theo mình, bởi nó là một món ăn có "mã nguồn mở", một nền tảng để bất cứ ai cũng có thể mặc sức sáng tạo ra một bát phở theo sự tưởng tượng của bản thân. Dù có khác nhau thế nào thì chúng vẫn là phở" - anh nói.
Một tô phở nhiều thịt, nhiều hành cho buổi sáng mùa thu dịu ngọt - Ảnh: NAM TRẦN
Theo cây viết có hơn 24.000 người theo dõi trên Facebook này, phở của người Nam Định có từ địa đầu Móng Cái đến mũi Cà Mau, nơi nào cũng có. Phở Nam Định mang mùi nước mắm đặc trưng của món ăn đồng biển. Nhưng bát phở không có nước mắm vẫn cứ là phở! Thậm chí, món thịt bò xào chan nước dùng của nhà cụ Thìn cũng chẳng ai bảo không phải là phở.
Đến món bánh đa chan nước luộc thịt lợn ở chợ Mèo Vạc mà mấy chàng trai Mông mua về để trộn cơm nguội cũng vẫn là phở! Ai cũng nấu được phở, cứ có bánh gạo, có thịt, có hành và chan ngập nước là thành phở!
"Vậy tại sao một món ăn dễ dãi, tùy tiện như thế lại trở thành trân bảo của ẩm thực Việt Nam, được thế giới công nhận hẳn hoi? Câu trả lời thực ra không nằm ở phở mà nằm ở người ăn phở. Dù có người "ăn phở không bao giờ thấy ngon" như nhà văn Trương Quý thì anh ta vẫn ăn phở ngay khi có cơ hội. Dù có người ăn phở ngay sau khi cai sữa như nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến hay như tôi thì cũng luôn vui vẻ ăn phở mỗi khi lỡ bữa!" - Tuyến cười.
Phở đã có hàng trăm năm phát triển. Từ món xáo trâu ăn với bún rồi chuyển thành xáo bò ăn với bánh cuốn thái nhỏ và bây giờ là phở. Từ phở bò cổ xưa đến phở gà, phở heo, phở vịt, phở thịt quay... phở dung nạp mọi nguyên liệu để chiều khẩu vị của đông đảo thực khách ở từng vùng miền khác nhau.
Theo anh, tùy khẩu vị, thời tiết mà mỗi người có những chuẩn mực khác nhau về phở. Những bát phở có thể rất khác nhau về hình thức, chất liệu hay sự gia giảm nhưng rốt cuộc vẫn là các thành phần dinh dưỡng cơ bản ninh nhừ.
Tùy khẩu vị, thời tiết mà mỗi người có những chuẩn mực khác nhau về phở - Ảnh: NAM TRẦN
Sản vật từ rừng đến biển trong tô phở
Gia vị nấu phở - Ảnh: DUYÊN PHAN
Nói chuyện phở, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến - tác giả của hàng chục đầu sách khảo cứu về Hà Nội - lại muốn xây dựng một tài liệu để khẳng định sự ra đời và phát triển của phở. Một cuốn biên niên kỹ lưỡng để bớt đi những tranh cãi về nguồn gốc, thậm chí là tranh cãi nguồn gốc với nước ngoài.
Ông cho rằng chủ đề của Ngày của phở 12-12 là "Tinh hoa hội tụ", muốn tôn vinh tinh hoa cũng cần xây dựng một cuốn biên niên để ngày của phở càng thêm ý nghĩa. Biên niên để khẳng định nguồn gốc món ăn của dân tộc, xuất phát từ cộng đồng và các mốc thời gian. Có thể mốc thời gian chỉ là "khoảng" nhưng cần khẳng định.
"Biên niên không khẳng định của ai mà khẳng định thời gian này, có món này bán ở đâu" - nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ.
Ông cho hay ông vừa hoàn thành bản thảo một cuốn khảo cứu về trang trại đầu tiên trồng cà phê ở Việt Nam. Những tư liệu liên quan trả lời được rất nhiều câu hỏi liên quan đến phở của ông.
Theo khảo cứu của Nguyễn Ngọc Tiến, cuối thế kỷ XIX người Pháp nuôi rất nhiều trâu ở Ba Vì. Họ cần sức kéo và cả phân bón cho đồn điền cà phê.
Ngày ấy đã có những chợ buôn bán trâu bò nổi tiếng như chợ Nghệ (Sơn Tây). Trâu rất đắt, nhất là sau những lệnh cấm giết mổ trâu để bảo vệ nguồn sức kéo. Còn bò thì ngược lại, xương bò bán rẻ như cho. Vì thế, những gánh hàng xáo trâu nhanh chóng chuyển sang xáo bò để đáp ứng nhu cầu no cái bụng của tầng lớp lao động ít tiền.
Rồi để cho tiện lợi, những người bán xáo bò thay bún ăn kèm bằng bánh cuốn thái nhỏ, rồi hình thành nên món phở. Thế nhưng nấu thế nào để không còn cái mùi ngây ngây của xương bò, thịt bò lại thành câu chuyện khác.
"Phở tinh tế ở chỗ là nó có đủ sản vật từ vùng núi, đồng bằng và miền biển. Ở miền núi là quế, hồi, thảo quả. Đồng bằng có thịt, có gạo, và miền biển có sá sùng, ngày trước còn có cá quả và bây giờ là nước mắm" - ông Nguyễn Ngọc Tiến giải thích.
Phở có nhiều biến thể theo nguyên liệu, vùng miền - Ảnh minh họa: NAM TRẦN
Phở có thể có nhiều "biến thể" từ nguyên liệu phở bò rồi sau này có phở gà, phở thịt quay... vào thời chiến tranh loạn lạc. Những người dân đô thị đi sơ tán, họ mang theo món phở về các miền quê. Nước dùng ít xương, không đủ ngọt, họ cho mì chính để đánh lừa cảm giác.
Phở ở miền Nam lại ngọt, họ cho đường, ăn với rau sống... nhà văn cho rằng có biến thể như vậy để phù hợp với văn hóa, khẩu vị, thói quen ăn uống của từng vùng miền. Tuy nhiên, trong bát phở cũng có quy luật "tương sinh, tương khắc, tương hòa".
"Nhiều loại gia vị, nhiều loại nguyên liệu có tính hàn, tính nhiệt khác nhau nhưng phải hòa trộn thế nào? Nấu ra làm sao để không bị cái này lấn át cái kia, hoặc lấy cái này để trung hòa cái kia, đó mới chính là bát phở ngon! Nguyên liệu có thể thay đổi nhưng cách nấu, cách để có nước dùng hợp với sợi phở chính là giá trị cơ bản của phở" - ông Nguyễn Ngọc Tiến nói.
Không phải phở bò hay phở gà, Sa Pa níu chân du khách bằng phở cốn sủi có 1-0-2 Cũng là phở nhưng cách chế biến của người Sa Pa lại khác xa với những địa phương khác. Không lâu đời như món phở truyền thống của người miền xuôi, phở cốn sủi của người Sa Pa chỉ mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng đã nhanh chóng thu hút khách du lịch bốn phương. Phở cốn sủi là món...