Thuốc điều trị Covid-19 – lỗ đen trong đại dịch

Theo dõi VGT trên

Gần một năm rưỡi trong đại dịch, các nhà nghiên cứu khắp thế giới vẫn vật lộn chưa tìm ra phương thuốc hiệu quả, dễ sử dụng để điều trị Covid-19.

10 loại thuốc được phê duyệt khẩn cấp hoặc khuyến nghị sử dụng tại Mỹ. Hai trong số đó về sau bị thu hồi giấy phép vì không đủ hiệu quả. Chính phủ gần đây tạm dừng lô hàng của một loại khác do không tác dụng trên biến thể mới. Những loại thuốc phù hợp để điều trị người bệnh giai đoạn khởi phát hiện rất khó sử dụng. Thuốc dành cho người nhập viện chỉ thực sự hiệu quả khi bệnh nhân đã chuyển nặng.

Daniel Griffin, trưởng bộ phận truyền nhiễm của mạng lưới y tế ProHealth New York, cho biết: “Chúng tôi bị giới hạn. Hiện chưa có phương pháp điều trị Covid-19 nào thực sự ấn tượng”.

Có rất nhiều lý do khiến thuốc chữa Covid-19 còn là bức tranh ảm đạm. Giới chức tập trung nguồn lực phát triển nhanh vaccine và đã thành công. Tuy nhiên, nghiên cứu trong lĩnh vực điều trị còn thiếu sót, bất chấp tính cấp thiết từ các đợt bùng phát. Các thử nghiệm lâm sàng rải rác của Mỹ phải cạnh tranh để có nguồn bệnh nhân tình nguyện. Khi các loại thuốc hiệu quả nhưng khó sử dụng ra đời, hệ thống y tế rệu rã của đất nước chưa đủ trang thiết bị để cung cấp chúng cho người nhiễm nCoV.

Ở một khía cạnh khác, sự thiếu hiểu biết của các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế gây khó dễ cho người bệnh. Bob Bellin, sinh sống tại Austin, Texas, từng trải nghiệm điều này. Ông xét nghiệm dương tính nCoV tháng 12 năm ngoái, triệu chứng đau đầu và ho nhẹ. Bellin lo lắng bởi có bệnh lý suy giảm miễn dịch.

Ông gọi cho một trung tâm hỗ trợ xin thông tin điều trị kháng thể, song nhân viên trực điện thoại không biết về phương pháp này, dù nó từng được sử dụng cho cựu tổng thống Donald Trump. Sau vài phút nghiên cứu, nhân viên gọi lại và thông báo danh sách các bệnh viện hỗ trợ điều trị kháng thể. Tuần tiếp theo, Bellin được truyền dịch trong ba giờ và khoẻ hẳn, có thể chạy bộ trở lại.

Thuốc điều trị Covid-19 - lỗ đen trong đại dịch - Hình 1

Ông Bob Bellin, sinh sống tại Austin, Texas, nhiễm nCoV tháng 12/2020. Ảnh: WSJ

Nghiên cứu vụn vặt, thuốc khó sử dụng

Video đang HOT

Khi đại dịch hoành hành, các nhà khoa học và công ty dược phẩm vội vã tìm kiếm phương pháp điều trị tiềm năng. Tuy nhiên, các nghiên cứu hầu hết là nhỏ lẻ, với ít tình nguyện viên. Đây cũng không phải lĩnh vực được chú trọng so với vaccine. Thực tế, tình trạng này tồn tại từ lâu.

Đợt bùng phát SARS năm 2003 và MERS năm 2012 làm dấy lên báo động về nhu cầu nghiên cứu virus. Tuy nhiên, sau khi dịch được kiểm soát, sự quan tâm lại chuyển về các loại thuốc tiềm năng sinh lời hơn, dành cho ung thư, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm gan.

Từ năm 2000 đến 2017, tài trợ toàn cầu cho nghiên cứu liên quan đến virus corona là 500 triệu USD, tương đương 0,5% tổng chi phí cho bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn này, theo phân tích của tạp chí Lancet.

Đến khi ra mắt, thuốc Covid-19 hầu hết khó sử dụng, hoặc chỉ hiệu quả trong từng giai đoạn nhất định. Một trong những loại thuốc đầu tiên được phê duyệt khẩn cấp là remdesivir. Các thử nghiệm năm 2014 cho thấy thuốc loại bỏ SARS (cùng họ với nCoV) khỏi phổi chuột nhiễm bệnh, hiệu quả trong giai đoạn mới phát bệnh.

Tuy nhiên, remdesivir không dễ dùng trên người, cần truyền tĩnh mạch và theo dõi vài ngày trong bệnh viện. Nhà sản xuất Gilead cho biết ở dạng viên, thuốc sẽ bị gan phân hủy trước khi đi đến máu.

Vì vậy, các nhà khoa học chuyển hướng nghiên cứu remdesivir trên các bệnh nhân nghiêm trọng, phải vào viện. Song ở thời điểm này, nồng độ virus của nhiều người đã giảm, dù cơ thể vẫn vật lộn với các tổn thương. Trong thử nghiệm lâm sàng, thuốc tăng thời gian phục hồi, nhưng không hiệu quả đáng kể tgiảm tử vong.

Thuốc men không đuổi kịp tốc độ đại dịch

Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường Informa Pharma Intelligence, từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2021, các hãng dược đã khởi động hàng nghìn thử nghiệm thuốc trên thế giới, 650 dự án diễn ra tại Mỹ. Song tất cả không đáp ứng kịp nhu cầu khẩn cấp hoặc tốc độ của đại dịch.

Janet Woodcock, quyền uỷ viên của FDA, thanh tra Chiến dịch Thần tốc, cho biết các thử nghiệm cạnh tranh để tìm kiếm tình nguyện viên. Điều này làm chậm quá trình nghiên cứu.

Trong số gần 3.000 nhóm thử nghiệm lâm sàng, tính đến tháng 11/2020, chỉ 5% đủ nghiêm ngặt để cung cấp dữ liệu thực tiễn, theo phân tích của tiến sĩ Woodcock hồi tháng 2 năm nay.

Bà cho biết: “Mọi người thường cho ra kết quả mang tính lý thuyết hoặc thử nghiệm rất nhỏ, chúng dễ gây hiểu lầm. Chúng ta không thể có dữ liệu nếu chưa tiếp cận một cách hệ thống hơn”.

Thuốc điều trị Covid-19 - lỗ đen trong đại dịch - Hình 2

Các chuyên gia đang kiểm tra lô thuốc kháng thể Regeron điều trị Covid-19, tháng 5/2021. Ảnh: AP

Các thử nghiệm tại Mỹ tốn nhiều công sức và thời gian, đòi hỏi bác sĩ thu thập dữ liệu từ hàng loạt bệnh nhân. Song, ở một điểm sáng khác, các nhà khoa học tại Đại học Oxford theo đuổi cách làm đơn giản, thực dụng hơn. Nghiên cứu có tên là Recovery, mang đặc tính của các thử nghiệm lâm sàng hiện đại, chẳng hạn so sánh thuốc với giả dược và tiến hành xét nghiệm máu đại trà để ước đoán tác dụng phụ. Các nhà khoa học nhanh chóng ghi danh được hàng nghìn tình nguyện viên.

Bên cạnh đó, các thử nghiệm của Viện Y tế Quốc gia Mỹ phụ thuộc nhiều vào trung tâm y tế học thuật. Trong khi đó, người mắc Covid-19 thường tập trung ở các bệnh viện cộng đồng hoặc công lập tại địa phương. Những nơi này không đủ trang thiết bị để thử nghiệm lâm sàng, dẫn đến sự chậm trễ.

“Chúng ta có hàng chục nghìn người nhập viện trên cả nước, nhưng họ không được ghi danh vào nghiên cứu”, bà Woodcock nói.

Chính quyền Joe Biden gần đây cho biết sẽ chi 3,2 tỷ USD hỗ trợ phát triển thuốc kháng nCoV. Mỹ cũng có hơn 225 thử nghiệm lâm sàng, gồm các loại thuốc mới lẫn đã phê duyệt trước đây. Một vài phương pháp tiềm năng, cho thấy kết quả hứa hẹn.

Hai “ông lớn” là Merck và Pfizer đều đang thử nghiệm thuốc kháng virus có thể dùng tại nhà ngay sau khi nhiễm bệnh. Merck từng thất bại hồi tháng 4 khi sản phẩm của hãng không hiệu quả trên bệnh nhân nhập viện. Hãng tiếp tục thử nghiệm thuốc trên những người mới biểu hiện triệu chứng.

Trẻ em sản sinh kháng thể mạnh hơn người lớn khi mắc Covid-19

Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả khi trẻ em hoặc thanh thiếu niên mắc Covid-19 nhẹ hoặc không có triệu chứng vẫn kích hoạt phản ứng kháng thể mạnh mẽ.

Trẻ em sản sinh kháng thể mạnh hơn người lớn khi mắc Covid-19 - Hình 1

Nghiên cứu cho thấy trẻ bị bệnh nhẹ hoặc thậm chí không có bất kỳ triệu chứng nào khi mắc Covid-19 sẽ phát triển một phản ứng miễn dịch. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

"Phát hiện này rất đáng khích lệ, đặc biệt là trong thời điểm chúng ta chưa thể tiêm phòng cho trẻ em dưới 12 tuổi", tiến sĩ Jillian Hurst, trợ lý giáo sư tại Khoa Nhi của Trường Y Đại học Duke (Mỹ), đồng tác giả nghiên cứu, chia sẻ trong thông cáo báo chí của trường.

Bà Hurst cho biết: "Nghiên cứu cho thấy trẻ bị bệnh nhẹ hoặc thậm chí không có bất kỳ triệu chứng nào khi mắc Covid-19 sẽ phát triển một phản ứng miễn dịch có khả năng cung cấp sự bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng trong tương lai".

Theo Medicine Net , bà Hurst và các đồng nghiệp đã đo phản ứng kháng thể ở 69 bệnh nhân, từ 2 tháng tuổi đến 21 tuổi, trong đó 51% là nữ. Những bệnh nhân này được xác định nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ của các triệu chứng không gây ra những phản ứng miễn dịch khác nhau ở trẻ em. Bên cạnh đó, các kháng thể chống lại SARS-CoV-2 vẫn tồn tại đến 4 tháng sau khi nhiễm bệnh ở hầu hết những người tham gia.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng nồng độ kháng thể của trẻ em đều bằng hoặc cao hơn so với người lớn ở thời điểm 2 và 4 tháng sau khi mắc Covid-19.

Tiến sĩ Genevieve Fouda, phó giáo sư tại Khoa Nhi và Di truyền phân tử và vi sinh, Đại học Duke, tác giả nghiên cứu, phân tích: "Hầu hết các nghiên cứu về phản ứng miễn dịch của trẻ em với SARS-CoV-2 đều tập trung vào những bệnh nhân nhập viện ở mức độ nghiêm trọng hoặc mắc hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C), hoặc chỉ đánh giá khả năng miễn dịch trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính. Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp thông tin quan trọng rằng các đáp ứng miễn dịch với SARS-CoV-2 ở trẻ em và thanh thiếu niên diễn ra bất kể mức độ nghiêm trọng của bệnh".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài
21:31:17 08/11/2024
Việt Nam nằm trong nhóm 26 nước bị thiếu i-ốt trên thế giới
09:00:30 07/11/2024
Những cái kết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
20:46:30 07/11/2024
Uống trà xanh mỗi ngày, loại nào tốt cho sức khỏe?
10:06:34 08/11/2024
Người đàn ông mắc uốn ván từ nguyên nhân hiếm gặp
05:27:10 07/11/2024
7 thực phẩm gây mất ngủ, lão hóa nhanh
13:56:43 08/11/2024
Các bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông
05:24:28 07/11/2024
Bệnh nhân ung thư vú tử vong vì ngộ độc thuốc nam không rõ nguồn gốc
19:07:31 07/11/2024

Tin đang nóng

Loạt sao từng đòi rời khỏi Mỹ nếu Donald Trump đắc cử tổng thống
21:14:30 08/11/2024
Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump
20:24:49 08/11/2024
Một nữ NSƯT giàu có: "Tôi không biết ra ATM rút tiền"
18:54:14 08/11/2024
Ván bài thắng đậm của tỷ phú Elon Musk trong chiến dịch ủng hộ ông Trump
20:08:20 08/11/2024
Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!
19:12:24 08/11/2024
Mối quan hệ giữa Quang Minh và con riêng của bạn gái ra sao?
22:49:03 08/11/2024
Sống trong căn hộ 9m2, người đàn ông phải nằm chéo mới ngủ được
20:50:10 08/11/2024
Trấn Thành nhắc đàn em: "Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa"
22:53:45 08/11/2024

Tin mới nhất

Cây dại mọc đầy ở Việt Nam, ra nước ngoài bán hơn nửa triệu/kg

13:54:37 08/11/2024
Trước kia ở Trung Quốc, nếu chẳng may bị trầy xước hay chảy máu khi đi rừng, người dân thường lấy một nắm kiến huyết thanh gần đó, vò nát và bôi lên vết thương. Máu sẽ ngừng chảy nhanh chóng, trong khoảng 1 ngày là có thể giảm sưng.

Máy tạo nhịp tim dạng tiêm

13:46:32 08/11/2024
Vị trí tiêm đóng vai trò là điểm tiếp xúc với thiết bị bên ngoài để đo kiểm, cho phép đo điện tâm đồ và cung cấp kích thích điện công suất thấp để điều chỉnh nhịp tim.

Không chủ quan với bệnh dại

09:44:05 08/11/2024
Bệnh dại hoàn toàn có thể phòng được nhưng số liệu thống kê từ các cơ quan chức năng cho thấy, trung bình mỗi năm nước ta vẫn có khoảng 70 người tử vong vì bệnh dại.

TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng

05:01:41 08/11/2024
Trước tình hình dịch bệnh đang gia tăng, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh kêu gọi mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ thời điểm này để ngăn chặn dịch bùng phát.

Tăng cường giám sát các trường hợp mắc sốt xuất huyết

04:56:03 08/11/2024
Khi có triệu chứng sốt, nghi ngờ sốt xuất huyết, người dân phải đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị và không tự ý điều trị tại nhà , bà Nguyễn Quế Phương cho biết thêm.

Đái dầm ở trẻ có cần điều trị?

04:55:13 08/11/2024
Khi dừng thuốc có thể tái phát, cần giảm liều từ từ để hạn chế tái phát. Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc phối hợp khác.

Lá bàng có tác dụng gì?

21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.

Bài tập cho người mắc hội chứng truyền máu song thai

21:30:14 07/11/2024
Thai nhi cho thường nhận ít máu hơn và có nguy cơ thiếu máu. Trong khi thai nhi nhận có thể bị thừa máu, dẫn đến suy tim và các vấn đề sức khỏe khác.

Nâng cao vai trò của người cao tuổi trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá

21:24:10 07/11/2024
Có thể nói, người cao tuổi có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Sự gương mẫu của người cao tuổi đã giúp con, cháu cùng các thành viên trong gia đình không hút thuốc, tránh xa khói thuốc.

Hội chứng DiGeorge có cách điều trị?

20:12:00 07/11/2024
Các dấu hiệu khác của hội chứng DiGeorge là các khuyết tật tim bẩm sinh, bất thường ở vòm miệng và đặc điểm trên khuôn mặt, sự chậm phát triển và các rối loạn tâm thần, cùng nhiều dấu hiệu khác.

Bất ngờ với công dụng của trái thù lù, trước mọc dại giờ là vị thuốc quý được

19:58:05 07/11/2024
Ngoài phòng ngừa ung thư, chiết xuất từ quả thù lù tươi và khô được phát hiện có thể kéo dài tuổi thọ của tế bào đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất gây tổn thương oxy hóa.

Ăn bao nhiêu đường một ngày là đủ?

19:43:32 07/11/2024
Chuyên gia khuyến khích mỗi người sử dụng mật ong hoặc socola đen thay cho đường trong nước uống, thức ăn. Theo thống kê, một muỗng cà phê mật ong có 5 gram đường trong khi socola đen loại 86% cacao có 3 gram.

Có thể bạn quan tâm

Van Nistelrooy ca ngợi ngôi sao tạo ra sự khác biệt, sắc sảo nhất MU

Sao thể thao

23:56:42 08/11/2024
Paul Scholes khẳng định Amad Diallo xứng đáng có suất đá chính ở Manchester United sau cú đúp tại Europa League, trong khi HLV tạm quyền Ruud van Nistelrooy ca ngợi quá trình tập luyện

Phim Hàn chưa chiếu đã bị tẩy chay vì coi thường phụ nữ, cảnh 1 nữ giáo viên bị tát gây sốc

Hậu trường phim

22:59:14 08/11/2024
Mới đây, bộ truyện tranh trực tuyến Get Schooled từng thu hút hơn 99 triệu lượt xem khi đăng tải trên Naver đang trở thành tâm điểm của sự chỉ trích.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Mai Davika

Phim châu á

22:56:13 08/11/2024
Mới đây, tập thứ 5 của siêu phẩm cổ trang Nữ Hoàng Ayodhaya (Mae Yuhua) đã chính thức lên sóng và ngay lập tức thu hút sự chú ý đông đảo của khán giả.

Sao nữ hạng A phát ngôn nông cạn gây phẫn nộ nhắm đến những người bầu cho ông Trump

Sao âu mỹ

22:51:48 08/11/2024
Làn sóng chỉ trích mạnh mẽ đến nỗi Cardi B phải nhanh chóng xóa video. Tuy nhiên, nữ rapper này không hề đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào.

Đỗ Nhật Hoàng: 'Ngày xưa có một chuyện tình' khiến tôi trưởng thành, chín chắn hơn!

Sao việt

22:37:23 08/11/2024
Chàng diễn viên trẻ Đỗ Nhật Hoàng đã đánh dấu một bước ngoặt đáng nhớ trên con đường nghệ thuật với vai diễn Phúc đuôi tôm trong bộ phim điện ảnh Ngày xưa có một chuyện tình

Ảnh hưởng của ông Trump lớn chưa từng thấy, một nước Mỹ mới đang định hình?

Thế giới

22:15:13 08/11/2024
Chiến thắng bầu cử của Donald Trump không chỉ là một sự kiện chính trị đơn thuần, mà còn là bước ngoặt lớn phản ánh sự thay đổi sâu sắc trong tư tưởng của người dân Mỹ.

Muôn vàn cảm xúc trong teaser poster và trailer 'Nhà gia tiên' từ Huỳnh Lập, Phương Mỹ Chi

Phim việt

21:50:01 08/11/2024
Ngày 6/11, Huỳnh Lập đã chính thức công bố teaser poster của phim điện ảnh Nhà gia tiên, dự kiến khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào ngày 21/2/2025.

Dàn sao Hàn bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng: GD, Jennie...

Sao châu á

21:30:55 08/11/2024
Nhiều sao Hàn như G-Dragon, Jennie... bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng, gây ra tranh cãi lớn trên cộng đồng mạng.

Hồng Vân thích thú trước chuyện tình của cặp đôi quen nhau từ ứng dụng hẹn hò

Tv show

21:10:46 08/11/2024
Trò chuyện với MC Hồng Vân - Quốc Thuận tại chương trình Vợ chồng son, cặp vợ chồng cho rằng duyên số đưa họ đến với nhau.

Chị em xa cách gần 40 năm, vỡ òa cảm xúc ngày tìm thấy nhau

Netizen

20:53:46 08/11/2024
Darragh Hannan (39 tuổi) và Ha Jee Won (38 tuổi), vừa có cuộc đoàn tụ đầy xúc động. Họ được sinh ra cách nhau 14 tháng tại Hàn Quốc nhưng lớn lên trong những môi trường hoàn toàn khác nhau.