Thuốc chống trầm cảm gây ra tác dụng phụ gì?
Thuốc chống trầm cảm đều có tác động nhất định đến thể chất và bộ não của chúng ta. Tác dụng phụ phổ biến nhất khi uống thuốc điều trị trầm cảm là tăng cân.
Dù trải nghiệm sử dụng thuốc của mỗi cá nhân có thể khác nhau, các chuyên gia về tâm thần học đã dẫn ra một số bằng chứng khoa học lý giải tại sao thuốc điều trị trầm cảm, giúp ổn định trạng thái tinh thần lại gây tăng cân.
Người sử dụng thuốc chống trầm cảm có nguy cơ tăng cân cao – Ảnh minh họa
Các thụ thể H1 đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ ngủ – thức, duy trì nhiệt độ cơ thể, điều chỉnh nội tiết, cơn đau, khả năng nhận thức và khẩu vị ăn uống. Việc đóng khóa các thụ thể H1 ảnh hưởng đến trung tâm no của não bộ – phần não khiến chúng ta có cảm giác no. “Hầu hết chúng ta đều có cảm giác thèm thực phẩm chứa carbohydrate khi uống một số thuốc điều trị nào đó”.
Khi cảm giác no bị can thiệp, chúng ta không xem việc ăn uống của mình là ăn thêm một số thực phẩm mà ăn vì cảm thấy đói bụng và “ăn chưa đã”, các chuyên gia giải thích.
Video đang HOT
Tác dụng phụ khác của quá trình đóng khóa các thụ thể H1 là giảm sinh nhiệt trong cơ thể – quá trình tạo ra sức nóng trong cơ thể bằng việc đốt chất béo. Về lâu dài, điều này gây ra sự tăng trọng nhẹ. “Khi chúng ta đốt ít mỡ, chúng tích tụ trong cơ thể. Càng nhiều mỡ tích tụ, chỉ số khối cơ thể BMI càng cao”.
Một số thuốc điều trị loạn thần kinh cũng làm đóng tắt các thụ thể 5HT2C – loại thụ thể serotonin trong não bộ. Nhiều nghiên cứ trên vật thử cho thấy, nếu kích hoạt các thụ thể 5HT2C, thể trọng của vật thể giảm xuống vì ăn ít hơn; nếu đóng khóa thụ thể này, vật thử trở nên béo phì.
Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, chúng ta có thể chủ động kiểm soát cân nặng, thông qua việc duy trì chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, tăng cường vận động thể chất, tập các bài tập hình thành và tăng sức mạnh cơ, tác động vào quá trình đốt mỡ chậm của cơ thể do thuốc. Đồng thời, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để chọn loại thuốc giảm thiểu nguy cơ tăng cân, dựa trên tình trạng sức khỏe và bệnh lý của cá nhân.
8 nguyên nhân gây táo bón mà bạn nên biết
Thói quen xấu như nhịn đi vệ sinh có thể khiến bạn bị táo bón, bên cạnh đó, chế độ ăn uống ít rau hay trầm cảm cũng ảnh hưởng xấu tới đường tiêu hóa.
Nhịn đi vệ sinh: Thường xuyên nhịn vệ sinh khiến ruột sẽ tiếp tục công việc tái hấp thu nước, làm cho tình trạng táo bón ngày càng nặng.
Dư thừa canxi: Uống quá nhiều viên bổ sung canxi khiến nhu động ruột giảm đi, tác động đến phản ứng của ruột, gây táo bón.
Uống quá nhiều sắt: Cũng như canxi, khi bạn uống quá nhiều sắt cũng khiến việc đi vệ sinh khó khăn hơn do nồng độ sắt cao có thể làm giảm nhu động của trực tràng.
Trầm cảm: Khoảng 33% bệnh nhân táo bón có triệu chứng trầm cảm do trầm cảm khiến quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm xuống và gây ảnh hưởng nhu động ruột.
Thuốc chống trầm cảm cũng khiến phân khó tống xuất ra ngoài do các thuốc này có hoạt tính anticholinergic (ức chế phó giao cảm) có thể gây táo bón.
Phụ thuộc thuốc nhuận tràng: Thuốc nhuận tràng sẽ làm giảm sự nhạy cảm của ruột, khiến ruột khó hoạt động bình thường nếu không có thuốc.
Đái tháo đường: Những người bị đái tháo đường lâu năm sẽ bị tổn thương thần kinh, trong đó có hệ thần kinh ruột, khiến nhu động ruột giảm đi, gây táo bón.
Chế độ ăn nhiều béo ít xơ: Một trong những cách trị táo bón hiệu quả nhất là ăn nhiều chất xơ từ các loại rau củ quả như chuối tiêu, khoai lang , bưởi./.
Ngày càng nhiều người mua thuốc chống trầm cảm Theo SCMP, ngày càng nhiều người chuyển sang dùng các loại thuốc chống trầm cảm và giảm lo âu vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Báo cáo của Express Scripts cho thấy tại Mỹ, việc sử dụng thuốc theo toa để điều trị sức khỏe tâm thần tăng 20% từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 3. Trong cùng khoảng thời gian đó,...