Thực phẩm siêu chế biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Theo một nghiên cứu mới, tiêu thụ nhiều hơn các loại thực phẩm siêu chế biến có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong.
Thực phẩm siêu chế biến những những thực phẩm đã trải qua nhiều quá trình chế biến, trong đó có nhiều công đoạn không thể tự làm tại nhà, mà làm tại các nhà máy: Hydro hóa, tạo khuôn…, không sử dụng gia vị nấu nướng thông thường (dầu, muối, đường) mà dùng sản phẩm công nghiệp ( chất tạo ngọt nhân tạo, protein thủy phân, dầu hydro hóa và chất nhũ hóa).
Hiện nay các loại thực phẩm siêu chế biến này được bán phổ biến, sẵn có trên thị trường. Việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối, chất béo bão hòa / chuyển hóa, đường tinh luyện cũng như thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu cho biết.
Theo TS Filippa Juul, Đại học New York, việc chế biến thực phẩm trong nhà máy có thể loại bỏ các chất dinh dưỡng có lợi, bổ sung những chất không có lợi, và nó cũng làm thay đổi cấu trúc vật lý của thực phẩm. Ăn những thực phẩm này có liên quan đến thừa cân/béo phì, tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa và bệnh đái tháo đường typ 2.
Trong nghiên cứu của mình, nhóm của Juul đã xem xét dữ liệu từ một nghiên cứu kéo dài ở Mỹ, bao gồm hơn 3.000 người trưởng thành, độ tuổi trung niên (trung bình 53 tuổi và 1/3 có trình độ đại học). Khoảng 20% mắc bệnh tăng huyết áp và gần 6% mắc bệnh đái tháo đường. Gần 70% là người hút thuốc trước đây hoặc hiện tại, và hầu hết là người da trắng.
Các nhà nghiên cứu đánh giá chế độ ăn của họ qua bảng câu hỏi về việc tiêu thụ một số loại thực phẩm trong năm trước. Trong thời gian theo dõi trung bình 18 năm, 648 trường hợp gặp phải các biến cố tim mạch, bao gồm 251 ca bệnh tim mạch, 163 ca bệnh mạch vành và 713 người tử vong, bao gồm 108 ca tử vong do bệnh lý tim mạch.
Các tác giả nhận thấy rằng, những người tham gia có lượng tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến cao nhất có tỷ lệ mắc “các biến cố tim mạch” như bệnh tim và tử vong do các nguyên nhân tim mạch cao hơn. Và dường như có một mối quan hệ giữa lượng thực phẩm chế biến được ăn mỗi ngày và nguy cơ tim của một cá nhân.
Ví dụ, khi ăn mỗi khẩu phần thức ăn siêu chế biến sẵn mỗi ngày, sẽ làm gia tăng 7% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nặng (bao gồm một tai biến tim mạch như đau tim), 5% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nói chung, và 9% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Video đang HOT
Nghiên cứu cũng phân tích rủi ro đối với các loại thực phẩm chế biến cụ thể bao gồm bánh mì, thịt chế biến quá kỹ, đồ ăn nhanh mặn và nước ngọt ít calo, tất cả đều có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Theo các tác giả, cần có các chiến lược toàn dân, chẳng hạn như đánh thuế đồ uống có đường và các loại thực phẩm siêu chế biến khác, có các khuyến nghị về mức độ chế biến trong hướng dẫn chế độ ăn uống quốc gia là cần thiết để giảm tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến.
6 chiêu giúp bạn cải thiện hội chứng chuyển hóa để luôn trẻ khỏe
Hội chứng chuyển hóa tuy không phải là một căn bệnh riêng biệt nhưng nó gây nhiều vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Áp dụng 6 nguyên tắc sau để giúp bạn cải thiện nhé.
Hội chứng chuyển hóa là gì?
Hội chứng chuyển hóa là một trạng thái bệnh lý do rối loạn trao đổi chất của một hay một vài vật chất nào đó trong cơ thể con người, ví dụ như protein, lipit, carbohydrate v.v... Đây cũng là một "tổ hợp" nhiều chứng rối loạn trao đổi chất phức tạp và là căn nguyên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch.
Hội chứng chuyển hóa có thể có những biểu hiện bệnh lý khác nhau, nhưng nhìn tổng thể thì đa số trường hợp có những đặc điểm như sau:
Nhiều chứng rối loạn trao đổi chất cùng xảy ra trong cơ thể, điển hình như béo phì, đường huyết cao, cao huyết áp, mỡ máu dị thường, dư thừa axit uric, gan nhiễm mỡ v.v... Các loại rối loạn này cũng là cơ sở dẫn đến bệnh tật phổ biến như bệnh tim mạch, bệnh về mạch máu và bệnh tiểu đường.
Có nguồn gốc phát sinh chung mà điển hình nhất chính là béo phì, trong đó béo phì do chứng đề kháng Insulin và chứng tăng Insulin huyết.
Có nguy cơ làm tăng nhiều chứng bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch vành, đột quỵ, ung thư, bao gồm cả những căn bệnh ung thư liên quan đến hormone như ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư tuyến tiền liệt v.v...
Tuân thủ 6 nguyên tắc này có thể giúp bạn cải thiện hội chứng chuyển hóa một cách tự nhiên và hiệu quả
Thận trọng trước khi muốn sử dụng những thực phẩm dễ gây rối loạn trao đổi chất nặng hơn
Để điều trị và phòng ngừa hội chứng chuyển hóa, trước tiên bạn nên có chế độ ăn uống khoa học và có lựa chọn hơn. Tốt nhất bạn cần hạn chế hoặc kiêng cử các đồ ăn thức uống dễ gây viêm và tăng đường huyết.
Trong đó, thực phẩm gia công và tinh chế cũng như thức ăn nhanh hoặc món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, gia vị v.v... đều nên giảm tối đa để giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể dần dần cải thiện và cân bằng lại.
Dung nạp axit béo Omega-3
Bên cạnh giảm thiểu một số thực phẩm có nguy cơ làm tăng hội chứng chuyển hóa thì việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cũng rất quan trọng, điển hình là những thực phẩm giàu chất kháng oxi hóa mà đứng đầu bảng có thể kể đến axit béo Omega-3.
Loại axit béo tự nhiên này có tác dụng kháng lại các chứng viêm, giảm huyết áp và giảm nguy cơ phát bệnh tim mạch, đồng thời cũng góp phần tăng hàm lượng Lipoprotein mật độ cao. Nguyên liệu chứa Omega-3 tốt nhất có thể chọn là cá hồi, cá mòi, cá trích, thịt bò, quả óc chó v.v...
Tăng cường ăn rau xanh
Rau là thực phẩm thiên nhiên cực kỳ tốt cho sức khỏe. Nếu bạn đang mắc hội chứng chuyển hóa thì càng nên chú trọng bổ sung lượng rau xanh trong bữa ăn. Nhiều loại dưỡng chất trong rau có tác dụng giảm chứng viêm và cân bằng lại các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Lựa chọn lý tưởng chính là các loại rau lá xanh, bông cải xanh, rau muống v.v...
Ăn những loại quả có tác dụng giảm đường huyết
Đa số các loại trái cây đều có chứa nhiều vitamin và chất kháng oxi hóa tự nhiên, tuy nhiên vẫn có một số loại quả mà mật độ dinh dưỡng quá cao nên khi ăn cũng phải có liều lượng thích hợp. Một số quả tốt cho người bị hội chứng chuyển hóa như việt quất, dâu tây, mâm xôi đen, lựu v.v...
Bổ sung protein mỗi bữa ăn
Protein có lợi cho việc duy trì lượng glucose ổn định và cung cấp các axit amin cho cơ thể. Do đó, để cải thiện cũng như phòng ngừa tốt hội chứng chuyển hóa, mỗi bữa ăn bạn cần bổ sung lượng protein thích hợp. Thực phẩm lý tưởng để lựa chọn như thịt bò, trứng gà, thịt gia súc, nội tạng động vật, hải sản v.v...
Nâng cao sức khỏe đường ruột
Hội chứng chuyển hóa cũng có thể xuất hiện các vấn đề ở hệ tiêu hóa, trong đó sức khỏe đường ruột cần được quan tâm đúng mức hơn, đặc biệt là các tổ chức vi sinh và chức năng tiêu hóa. Bạn có thể bổ sung các lợi khuẩn từ thực phẩm như sữa chua để cải thiện men tiêu hóa.
Ăn nhiều chất xơ giảm cân Nghiên cứu trên 240 người rất béo mắc hội chứng chuyển hóa, cho thấy tăng chất xơ giúp giảm cân tương tự chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Nghiên cứu bắt đầu tiến hành từ năm 2015, kết quả vừa được công bố, chia tình nguyện viên thành hai nhóm ăn kiêng gồm chế độ ăn tiêu chuẩn của Hiệp hội Tim mạch...