Thực phẩm siêu chế biến: “Bóng ma” của thời đại và vô vàn tác hại tới sức khỏe
Thực phẩm siêu chế biến là các loại thực phẩm được chế biến theo lối công nghiệp với từ 5 thành phần trở lên.
Con người, hay nói chính xác là tổ tiên của chúng ta đã biết chế biến thực phẩm từ 1,8 triệu năm trước. Các hình thức chế biến thường thấy như rang, sấy, xay… có thể làm cho thực phẩm trở nên ngon hơn, an toàn, bổ dưỡng hơn và đặc biệt là bảo quản được lâu hơn.
Nói không quá thì chính việc phát minh ra thực phẩm chế biến đã giúp tổ tiên của chúng ta rảnh tay để thuộc địa hóa mọi môi trường sống đa dạng trên Trái Đất, sau đó tiến tới phát triển các khu định cư và xây dựng nền văn minh.
Vậy để nói chế biến thực ph ẩm thực ra không xấu. Nhiều loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng ngày nay như ngũ cốc, pho mát, cá khô và rau muối thực ra cũng là thứ mà tổ tiên chúng ta cũng đã tiêu thụ từ hàng ngàn năm trước.
Nhưng cho đến gần đây, vấn đề với thực phẩm chế biến mới nảy sinh khi một thế hệ thực phẩm được gọi là “ siêu chế biến” ra đời. Đó là những sản phẩm trải qua nhiều công đoạn xử lý cơ học và hóa học mới, chẳng hạn như nước ngọt, bánh kẹo, bánh mì công nghiệp, thức ăn nhanh, sứa có đường và các món tráng miệng đông lạnh.
Bảng phân loại thực phẩm NOVA trên tạp chí khoa học dinh dưỡng World Nutrition định nghĩa:
Thực phẩm siêu chế biến là các loại thực phẩm được chế biến theo kiểu công nghiệp với từ 5 thành phần trở lên. Các thành phần này ngoài muối, đường, chất chống oxy hóa, chất ổn định, bảo quản còn có chứa các thành phần lạ, không thường được sử dụng trong ẩm thực ví dụ như: casein, lactose, whey, gluten, dầu hydro hóa, protein hydrolysed, protein đậu nành cô đặc, maltodextrin, xi-rô ngô hàm lượng cao fructose (HFCS)…
Điểm chung của các loại thực phẩm siêu chế biến là chúng được làm trên những dây chuyền lớn. Đầu vào của thực phẩm chỉ là các nguyên liệu rẻ tiền nhưng đầu ra là các sản phẩm có màu sắc và hương vị rất hấp dẫn có thể bán với giá cao.
Thật không may, những thực phẩm siêu chế biến này lại có tác hại khủng khiếp đối với sức khỏe. Và ở thời đại này, chúng ta lại đang tiêu thụ chúng nhiều hơn bao giờ hết – một phần là do hoạt động quảng cáo, tiếp thị và vận động hành lang tích cực của chính những ông lớn trong ngành thực phẩm.
Thực phẩm siêu chế biến đang gây hại cho sức khỏe của chúng ta
Trong một nghiên cứu đánh giá tổng hợp trên tạp chí Nutrients, các nhà khoa học tại Đại học Deakin, Australia đã phát hiện nhiều loại thực phẩm siêu chế biến làm tăng nguy cơ béo phì, mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường type 2, ung thư, ốm yếu, trầm cảm và bao trùm là một tỷ lệ tử vong cao hơn.
Những tác hại này có thể xuất phát từ thành phần kém dinh dưỡng của thực phẩm siêu chế biến. Chúng phần lớn đều là những thực phẩm chứa nhiều đường, muối và chất béo chuyển hóa. Ngoài ra, nếu bạn có xu hướng ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn ít thực phẩm tươi và lành mạnh hơn
Thứ hai, bản thân quá trình chế biến công nghiệp cũng có thể gây hại. Ví dụ, một số chất phụ gia thực phẩm có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột của chúng ta, gây viêm. Trong khi đó, bao bì nilon dùng để bọc thực phẩm có thể rò rỉ các chất nhựa ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết tố.
Thứ ba, các thực phẩm siêu chế biến thường được thiết kế để “ gây nghiện”. Đường, hương vị, mùi thơm và cảm giác ngon miệng luôn khiến bạn thòm thèm khi đã ăn hết một khẩu phần của chúng. Tiêu thụ quá mức thực phẩm siêu chế biến không chỉ gây hại cho bản thân bạn, mà còn gây hại cho môi trường vì bao bì của chúng phần lớn có nguồn gốc từ nhựa và rất khó hủy.
Con người đang ngày càng ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến
Trong nghiên cứu mới nhất của mình, các nhà khoa học tại Đại học Deakin nhận thấy doanh số bán thực phẩm siêu chế biến đang có xu hướng bùng nổ khắp trên thế giới.
Thực phẩm siêu chế biến có doanh số bán hàng cao nhất ở các quốc gia giàu có như Australia, Hoa Kỳ và Canada. Theo thống kê tại Pháp có khoảng 14,2% thực phẩm được bán ra thuộc nhóm siêu chế biến.
Con số ở một số nước Châu Âu còn cao hơn thế rất nhiều. Cụ thể, tỷ lệ thực phẩm bán ra ở Anh thuộc nhóm siêu chế biến là 50,7%, ở Đức là 46,2% và Ireland là 45,9%.
Nhưng các nước có thu nhập trung bình và dân số lớn như Trung Quốc, Nam Phi và Brazil cũng đang tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến ngày càng mạnh. Các nhà khoa học vì thế đã phải đặt câu hỏi: Điều gì đã khiến cho doanh số thực phẩm siêu chế biến tăng nhanh trên quy mô toàn cầu?
Video đang HOT
Thu nhập ngày càng tăng, nhiều người sống ở thành phố hơn và các gia đình trở nên bận rộn với công việc nên tìm đến sự thuận tiện của thực phẩm siêu chế biến là ba trong số các yếu tố góp phần vào xu hướng này.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết rõ ràng là các tập đoàn sản xuất thực phẩm, các ông lớn trong ngành này như Coca-Cola, Nestlé và McDonald’s cũng đang thúc đẩy mạnh việc tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến – trên quy mô toàn cầu.
Bằng chứng là ở các quốc gia có sự hiện diện hạn chế của các nhãn hàng siêu thực phẩm, tăng trưởng doanh số bán hàng của họ thấp hơn hẳn các quốc gia khác.
Nhưng trong xu hướng toàn cầu hóa, các tập đoàn thực phẩm lớn đang đầu tư rất mạnh mẽ cho thị trường đa quốc gia ở nước ngoài của mình. Ví dụ, hệ thống của Coca-Cola hiện bao gồm 900 nhà máy đóng chai trên toàn thế giới. Với con số này, họ có thể phân phối 2 tỷ khẩu phần nước ngọt mỗi ngày.
Khi các ông lớn trong ngành thực phẩm siêu chế biến bước vào quá trình toàn cầu hóa, quảng cáo và khuyến mãi của họ cũng trở nên phổ biến hơn. Các công nghệ kỹ thuật số mới, chẳng hạn như trò chơi điện tử, được sử dụng để nhắm mục tiêu đến trẻ em.
Bằng cách thu thập một lượng lớn dữ liệu cá nhân trực tuyến, các công ty thực phẩm đa quốc gia thậm chí có thể nhắm mục tiêu quảng cáo của họ và cá nhân hóa chúng để bán được nhiều hàng hơn nữa.
Tại các nước đang phát triển, các hệ thống siêu thị bây giờ cũng ngày càng phổ biến. Đó là những cánh tay nối dài giúp cung cấp thực phẩm siêu chế biến trên quy mô lớn với giá cả thấp.
Ở những quốc gia thu nhập thấp, không có siêu thị, các công ty thực phẩm cũng có chiến lược phân phối hiệu quả có thể sử dụng. Ví dụ: Nestlé ở Brazil bây giờ đã xây dựng hẳn một lực lượng bán hàng “tận nơi”, giúp họ tiếp cận hàng nghìn hộ gia đình nghèo sống trong các khu ổ chuột thành thị.
Chúng ta cần thay đổi
Các nhà khoa học đã có bằng chứng rõ ràng cho thấy thực phẩm siêu chế biến đang gây hại cho sức khỏe của chúng ta và cả hành tinh. Điều đó đặt ra một lợi ích ngược lại: Tiêu thụ ít thực phẩm siêu chế biến sẽ giúp sức khỏe của chúng ta được cải thiện, hành tinh của chúng ta trở nên bền vững.
Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào?
Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học tại Đại học Deakin đề xuất ba giải pháp: Đầu tiên là phải xây dựng và áp dụng các luật mới liên quan đến thực phẩm siêu chế biến.
Các loại hình thuế mới như thuế đường cũng có thể có hiệu quả, trong khi các quy định về tiếp thị và quảng cáo cho phép hạn chế sự hiện diện của thực phẩm siêu chế biến tới trẻ em – nhóm dân số dễ bị ảnh hưởng nhất.
Thứ hai, chính phủ các quốc gia nên xây dựng khuyến cáo chế độ ăn uống, trong đó nhấn mạnh vào việc định lượng các loại thực phẩm siêu chế biến. Brazil và các nước Mỹ Latinh đã và đang làm rất tốt điều này.
Cuối cùng, với tư cách cá nhân, các nhà khoa học khuyên rằng mỗi người dân cần tìm hiểu kỹ tác hại của các loại thực phẩm siêu chế biến.
Họ cần được trang bị những kiến thức và thói quen đọc nhãn và bao bì thực phẩm, nhận diện các loại thực phẩm kém lành mạnh thay vì chỉ nhìn vào hình thức bắt mắt của chúng, cũng như hình ảnh các công ty thực phẩm xây dựng cho thực phẩm của mình qua các quảng cáo
Mẹo đóng gói bao bì của siêu thị khiến khách hàng "sập bẫy"
Mọi người khi đi chợ hoặc siêu thị đều muốn mua được thực phẩm tươi ngon. Nhưng nhiều nhà sản xuất, tiểu thương vì lợi nhuận đã sử dụng những chiêu thức khác nhau để bán hàng sắp hoặc đã hết hạn, hàng kém chất lượng.
Dưới đây là một số "bẫy" hàng hóa mà khách hàng nên lưu ý khi lựa chọn sản phẩm tại chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi...
1. Sản phẩm đóng gói
Theo Brightside, các thực phẩm siêu thị tự đóng gói riêng lẻ được cắt lát hoặc chuẩn bị trong phần đồ nguội như phô mai, trái cây, thức ăn nhanh, rau trộn... rất có khả năng đã hết hạn hoặc sắp hết hạn. Ngày đóng gói sẽ không có ý nghĩa gì trong trường hợp này bởi nhãn này có thể thay đổi nhiều lần trong ngày.
Ngay cả những thực phẩm tươi sống trong bao bì này cũng sẽ nhanh chóng thu hút rất nhiều vi khuẩn. Đó là lý do tại sao bạn nên yêu cầu người bán đóng gói thực phẩm ngay trước mặt bạn hoặc chọn mua những hàng hóa được đóng gói tại nhà máy.
2. Cảnh giác với thực phẩm chế biến sẵn
Khi mua thực phẩm làm sẵn, hãy chú ý đến những món có nhiều tỏi và gia vị hoặc thảo mộc tươi, vì đây có thể là cách người bán ngụy trang nguyên liệu đã hết hạn.
Nếu chọn món salad, hãy nhớ rằng món salad với thịt hoặc cá thì nhanh hết hạn hơn món rau. Món salad với dầu trộn sẽ an toàn hơn món salad trộn với sốt mayonnaise.
Salad làm sẵn cần được để trong đĩa thủy tinh, có hộp trưng bày riêng, mỗi món có một muỗng múc riêng. Nhân viên phải đeo găng tay dùng một lần để lấy hàng cho khách.
3. Đóng gói đẹp mắt các mặt hàng thông thường
Một trong những mẹo bán hàng được các siêu thị áp dụng chính là việc làm cho hàng hóa thông dụng trở nên "long lanh" hơn về mặt hình thức bằng cách đóng gói đẹp mắt hơn. Ví dụ bình thường hộp sữa tắm và miếng tắm bọt biển được để riêng lẻ sẽ chẳng mấy ai bận tâm, nhưng khi nó được đóng trong 1 chiếc hộp thời trang, sang trọng, tự nhiên trông nó có giá trị và bắt mắt hơn, thúc đẩy khách hàng muốn mua hàng hơn.
Dĩ nhiên, giá của những bộ sản phẩm này thường cao hơn bởi vì các nhà tiếp thị biết rằng khi chọn mua nó là bạn đang có ý định coi đấy là món quà tặng cho người thân.
4. Kết hợp các mặt hàng
Đơn giản thôi: bạn mua bánh mì ngọt và ngay bên cạnh là những lọ mứt trái cây, thì sao nào? Thôi, tiện thể mua mứt luôn, dù bạn không có ý định đó trước.
Kỹ thuật kết hợp xếp đặt các mặt hàng tiêu dùng là cả một nghệ thuật đấy.
5. Bao bì
Khi mua thực phẩm nếu thấy bao bì bị ọp ẹp, biến dạng hoặc có các vết nút, thủng... thì tốt nhất không nên mua. Brightside lý giải rằng, những sản phẩm này có thể là dấu hiệu của việc lưu trữ, vận chuyển sai cách, thậm chí thực phẩm hết hạn.
6. Kiểm tra cẩn thận hàng hóa
Nhân viên cửa hàng luôn biết cách trưng bày hàng hóa một cách tốt nhất. Chẳng hạn, ánh sáng trong hộp trưng bày thịt sẽ làm cho mọi thứ trông tươi mới và hấp dẫn. Do đó, để biết rõ về chất lượng của thịt, bạn có thể yêu cầu nhân viên cửa hàng lấy cho mình một miếng thịt khác và tự kiểm tra, nó có thể trông khác biệt dưới ánh sáng bình thường.
Tương tự với thực phẩm đông lạnh, bạn đừng mua thực phẩm có nhiều vụn đá trên bề mặt, bởi đây thường là hàng hóa đã được đông lạnh và rã đông nhiều lần, không tốt cho sức khỏe.
Nhiều người tránh mua thịt với một lớp màng khô ở trên vì cho rằng nó cũ. Song điều đó chưa chắc đã đúng, miếng thịt chưa hẳn đã cũ, nó khô là do đã tiếp xúc với không khí. Ngược lại, nếu một miếng thịt trông quá ẩm ướt thì rất có thể là các nhân viên cửa hàng đã cố gắng làm mới lại nó bằng cách đổ nước lên. Điều này sẽ khiến thịt bớt ngon hơn khi nấu chín.
7. Đánh lừa bằng nhưng chi tiết nhỏ của sản phẩm
Các nhà tiếp thị biết cách trình bày những ưu điểm của sản phẩm sẽ có thể đánh lừa khách hàng. Do đó, chỉ một vài chi tiết rất nhỏ trên bao bì khác đi, không phải khách hàng nào cũng nhận ra và có thể sẽ nhầm lẫn.
Ví dụ, chỉ nhìn thoáng qua, 2 chiếc hộp nước ép trên khá giống nhau, đều là nước lê ép. Nhưng nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy 1 hộp là nước ép táo có hương vị lê, điều đó khác hoàn toàn về chất lượng và giá thành nhưng khách hàng đôi khi lại không nhận ra được sự khác nhau trong cách trình bày ấy. Trong trường hợp này, các nhà tiếp thị vẫn có thể bao biện cho mình rằng họ đã trình bày trên sản phẩm, chỉ là khách hàng đã không tự nhận biết được mà thôi.
8. Thực phẩm có màu sắc sáng hơn bình thường
Nhiều người nghĩ rằng thực phẩm tươi sáng thì chất lượng sẽ tốt. Nhưng Brightside cho rằng quy tắc này không nên áp dụng cho thực phẩm. Chẳng hạn như trái cây, rau củ được trồng trên mặt đất thường có màu vỏ xỉn, đốm và các khiếm khuyết khác mặc dù chúng tươi ngon. Trái cây được trồng trong nhà kính rất đẹp và hấp dẫn nhưng chúng có thể chứa hóa chất.
Nhiều người nghĩ rằng một số phô mai càng sáng thì càng chứa nhiều chất béo và hương vị của nó càng ngon. Nhưng phô mai tự nhiên luôn có màu trắng hoặc hơi vàng. Màu vàng tươi chỉ đạt được bằng cách thêm màu. Phần lớn các phụ gia màu vô hại được làm từ hạt cây annatto nhưng màu sắc tươi sáng vẫn không phải là một tiêu chí để chọn phô mai tốt.
Hay màu sắc tươi sáng của cá hồi có thể đạt được bằng cách sử dụng màu hóa học. Một ví dụ khác là sốt cà chua và các loại nước sốt khác. Mặc dù chúng ta luôn bị thu hút bởi những chiếc lọ sốt sáng màu nhưng tốt hơn hết là bạn nên chọn nước sốt có màu tự nhiên.
9. Kích cỡ thay đổi khiến khách hàng mua nhiều hơn
Nhìn vào thanh socola này mới thấy "chiêu độc" của các nhà tiếp thị bán lẻ. Rõ ràng 2 thanh socola có trọng lượng bằng nhau nhưng cách chia ô to hơn đã khiến khách hàng có cảm giác không quá có nhiều ô và mình đang không ăn nhiều đồ ngọt. Bằng cách này, những tín đồ socola sẽ tự tin mua nhiều hơn.
Không chỉ vậy, siêu thị còn áp dụng chiêu giữ nguyên vỏ hộp, giảm giá thành nhưng... trọng lượng thực sự của sản phẩm đã giảm đi. Đây là cách khiến khách hàng nghĩ rằng mình đã mua được đồ như cũ với giá rẻ mà không hề biết rằng bạn chỉ là bỏ tiền ra ít hơn và mua về sản phẩm có trọng lượng ít hơn mà thôi.
Lời khuyên được đưa ra là:
Hãy chịu khó đi tìm hàng chất lượng
Để bán được hàng hóa đắt tiền hơn, các nhà bán lẻ đã đặt chúng lên các kệ dễ thấy nhất với tầm mắt người mua hàng. Những sản phẩm này có thể dễ nhận ra vì quảng cáo nhưng không có nghĩa là chúng được làm từ các thành phần chất lượng.
Ngoài ra để giảm thiểu tổn thất doanh thu vì hàng hóa hết hạn, nhân viên cửa hàng thường đưa hàng sắp hết hạn ra khu ngoài cùng dễ lấy nhất. Do đó, đừng lười biếng, hãy kiểm tra khu trưng bày phía trong để mua được hàng hóa tươi hơn và chất lượng tốt hơn.
Tìm hiểu thông điệp của nhãn hàng theo nghĩa đen
Các thuật ngữ thường được các cửa hàng, siêu thị sử dụng như "sữa mẹ", "mẹ làm" không phải là thực tế mà chỉ là do các nhà sản xuất đã cố gắng đặt cho sản phẩm một tên gọi dễ thương hay một tên khoa học hơn. Hay những món sữa chua kiểu Nhật, món phô mai-ohs và những cái tên kỳ lạ khác cũng không chứng minh sản phẩm chất lượng hơn.
Cũng đừng nên nghĩ rằng những dấu hiệu như không có đường, không có cholesterol, giàu vitamin, và những thứ khác là dấu hiệu của chất lượng. Trên thực tế, việc không có đường bổ sung, có nghĩa là có chứa rất nhiều chất ngọt hóa học và những thứ có chứa nhiều vitamin không phải lúc nào cũng tốt.
Bà mẹ của 3 cô con gái ở Hà Nội chia sẻ bí quyết đi chợ làm những mâm cơm mẹt đầy đặn giá chỉ 100-150 ngàn đồng cho 6 người ăn thoải mái Dù nhà có 6 thành viên (3 người lớn) và 3 trẻ nhỏ nhưng nhờ bí quyết đi chợ và bàn tay chế biến khéo léo mà những mâm cơm mẹt của gia đình 6 người ăn này luôn đầy đặn. Đó chính là bí quyết nội trợ riêng đáng để học tập của bà mẹ trẻ 3 con Hoàng Thương, 27 tuổi...