Thực phẩm nào dễ gây ngộ độc trong thời tiết nắng nóng?
Thời tiết nắng nóng kéo dài là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển với cấp số nhân, sinh ra độc tố trong thực phẩm dễ gây ngộ độc.
Theo Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh, vi khuẩn Salmonella là vi khuẩn đường ruột, có trong phân người, động vật bị nhiễm bệnh và môi trường.
Thời gian ủ bệnh khi nhiễm Salmonella là từ 6 giờ đến 72 giờ sau khi ăn, thông thường là từ 18 giờ đến 36 giờ sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Đau quặn bụng, tiêu chảy, ớn lạnh, sốt, một số ít còn bị buồn nôn ói mửa.
Thời tiết nắng nóng kéo dài tạo điều kiện thuận lợi sinh ra độc tố trong thực phẩm dễ gây ngộ độc. Ảnh minh họa: suckhoedoisong.vn
Các triệu chứng trên thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Trong đó, tiêu chảy có thể kéo dài tới 10 ngày. Đôi khi cần vài tháng để thói quen đại tiện và phân trở lại bình thường. Một số ít trường hợp có thể bị biến chứng nặng nếu nhiễm Salmonella lan rộng, xuyên qua ruột, có thể dẫn đến tử vong.
Một số loại thực phẩm dễ nhiễm vi khuẩn Salmonella như: Thịt gia cầm và các sản phẩm từ thịt; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa và các sản phẩm từ sữa; các loại thực phẩm khác; trái cây và rau củ, socola, ngũ cốc, bơ đậu phộng, bánh, gia vị…
Các yếu tố góp phần gây ra ngộ độc như: Bảo quản thức ăn ở nhiệt độ phòng trong thời gian quá lâu (hơn 2 tiếng); nhiệt độ hâm nóng chưa đạt yêu cầu, bảo quản thực phẩm làm lây nhiễm chéo, thực phẩm bị nhiễm bệnh, chạm tay vào thực phẩm đã chế biến sẵn…
Ngoài ra, một số loại vi khuẩn khác thường gây ngộ độc trong mùa hè như: Escherichia coli (E.coli) khiến người bệnh buồn nôn và nôn, tiêu chảy ra nước hoặc máu; vi khuẩn Campylobacter là tác nhân thường gặp gây viêm dạ dày và ruột…
Nỗi lo ngộ độc thực phẩm do thức ăn đường phố
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến thức ăn đường phố, thức ăn bày bán ở khu vực cổng trường xảy ra gần đây khiến người dân bất an.
Video đang HOT
Đáng lo ngại, số lượng hàng quán không bảo đảm an toàn tại các cổng trường mọc lên ngày càng nhiều. Liên tiếp các sự việc học sinh có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm nghi liên quan đến việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại nhiều địa phương đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi nhà trường, các cơ quan chức năng khẩn trương có giải pháp ngăn chặn.
Ảnh minh họa.
Vừa qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Khánh Hòa vừa có báo cáo kết thúc vụ ngộ độc thực phẩm khiến 12 học sinh trường THPT Nguyễn Văn Trỗi ở Nha Trang ngộ độc, phải nhập viện.
Cơ quan chuyên môn xác định 12 học sinh trường THPT ở Nha Trang (Khánh Hòa) bị ngộ độc do ăn thức ăn mua bên ngoài được bày bán tại vỉa hè.
Trước đó, vào ngày 4/4, tại Lâm Đồng, cũng xảy ra việc 30 học sinh phải nhập viện khám sức khỏe do có các triệu chứng bị ngộ độc sau khi ăn kẹo có mác ghi chữ nước ngoài ở cổng trường. Hiện nay, cơ quan chức năng của các địa phương đang tiếp tục xác minh nguyên nhân của sự việc.
Hay câu chuyện học sinh ở nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội ăn kẹo lạ gây những biểu hiện ngộ độc xảy ra vào cuối tháng 11, đầu tháng 12/2023 là một minh chứng.
Phải mất khá nhiều thời gian và nhờ sự chung sức vào cuộc của nhiều lực lượng, tình trạng học sinh mua, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc ở cổng trường mới được khống chế.
Theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế, trong quý I/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm làm 3 người tử vong, 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái).
Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thông tin, trong số 5 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại thành phố Nha Trang từ đầu năm đến nay có tới 4 vụ liên quan đến các thực phẩm xung quanh trường học, trong đó ghi nhận 1 ca tử vong. Không chỉ có Nha Trang, ở nhiều địa phương khác trên cả nước, an toàn thực phẩm xung quanh trường học luôn là vấn đề nóng.
PGS-TS.Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia phân tích, tác hại đầu tiên khi sử dụng thực phẩm không an toàn là ngộ độc thực phẩm.
Tiếp đến là các chất bảo quản, phụ gia, hóa chất, phẩm màu có trong những loại thực phẩm này không ai có thể bảo đảm được về tiêu chuẩn, định lượng và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Thêm vào đó, những loại thực phẩm bày bán ở gánh hàng rong đều dư lượng muối, dư lượng đường hoặc các chất béo bất lợi cho sự phát triển của cơ thể trẻ.
Thửa nhận khó quản lý, những cửa hàng cố định đã có giấy chứng nhận và được cơ quan chức năng của quận thường xuyên kiểm tra thì không đáng lo ngại.
Ngược lại, những gánh hàng rong thì rất khó quản lý, xử phạt. Cứ vào giờ tan học là đủ loại đồ ăn, thức uống được bày bán trên những chiếc xe đạp, xe đẩy... lại xuất hiện trước cổng trường. Khi cơ quan chức năng đến, họ di chuyển rất nhanh sang địa bàn khác. Thậm chí, khi bị xử phạt, họ sẵn sàng bỏ cả phương tiện, đồ nghề để thoát thân.
Trước thực tế đó, Hà Nội là địa phương đầu tiên triển khai mô hình "Kiểm soát an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh trường học" với mục tiêu ngăn chặn thực phẩm "bẩn" len lỏi vào học đường.
Bản thân các trường học cũng có giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, thông báo yêu cầu phụ huynh học sinh nhắc nhở con tuyệt đối không mua quà, ăn uống từ những xe hàng rong và hàng quán bán vỉa hè.
Trong những ngày cuối tuần vừa qua, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội cũng đã gửi thông tin sự việc cùng khuyến cáo tới phụ huynh học sinh, trong đó nêu rõ nguy cơ, tác hại của các thực phẩm không an toàn ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh.
Nhiều hiệu trưởng nêu ý kiến, việc kiểm tra, ngăn chặn hàng quán bán thực phẩm không rõ nguồn gốc ở cổng trường học là cần thiết, nhưng thẩm quyền, trách nhiệm của nhà trường không thể làm việc này, mà cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ và thường xuyên của chính quyền địa phương.
Về phía các trường, giải pháp hữu hiệu nhất là tăng cường tuyên truyền, giáo dục để học sinh nhận rõ nguy cơ, tác hại khi sử dụng thực phẩm không an toàn, từ đó tự ý thức phòng ngừa.
Nói về các vụ việc ngộ độc thực phẩm mỗi khi hè tới, bác sĩ Huỳnh Hoài Phương, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho hay, nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm mốc và nhiều tác nhân gây hại khác sinh sôi và phát triển nhanh chóng.
Các trường hợp tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thường do vi khuẩn Salmonella, Botulinum, E. Coli, Campylobacter, Listeria... gây ra.
Cụ thể, vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột, tiêu chảy; vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn; vi khuẩn Shigella gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc đường ruột; vi khuẩn Staphylococcus aureus gây mủ ở vết thương; vi khuẩn Clostridium gây tiêu chảy; vi khuẩn Vibrio cholerae gây bệnh tả...
Bên cạnh đó, thời gian gần đây, ngộ độc thực phẩm do loại trực khuẩn Clostridium botulinum gây ra là đáng sợ hơn cả. Đây là loại vi khuẩn kỵ khí (phát triển không cần có ô-xy), tồn tại ở thực phẩm đóng hộp không được bảo quản đúng tiêu chuẩn.
Clostridium botulinum có ngoại độc tố cực mạnh, đặc biệt ảnh hưởng rất xấu đến hệ thần kinh, có thể gây tử vong.
Trời nóng còn làm cho thức ăn nhanh hỏng, dễ bị ôi thiu nếu không được bảo quản đúng cách. Ở khoảng 32-43 độ C, vi khuẩn phát triển nhanh nhất, có thể nhân đôi chỉ sau 20 phút.
Ngoài ra, khi hè tới, thức ăn đường phố cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc cao. Có thể dễ dàng bắt gặp trên phố các quầy bán thức ăn nhanh với đủ loại xúc xích, thịt nướng, thịt viên chiên, nem chua rán...; các loại nước uống đóng chai hoặc tự chế biến như nước ép, sữa hạt...
Các loại thực phẩm, nước giải khát này thường có giá rất rẻ, nhưng quy trình chế biến của chúng có được đảm bảo, nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng có rõ ràng hay không, thì người ít quan tâm.
Theo bác sĩ Hoài Phương, nguy cơ bị ôi thiu hoặc vi khuẩn gây bệnh xâm nhập rất cao ở các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, có nhiều dầu, đạm như thịt, cá, hải sản, sữa.
Ngộ độc cũng thường xảy ra khi ăn thực phẩm chưa được nấu chín hoặc còn tái như rau quả sống, sushi, nem chua. Bác sĩ cũng khuyên mọi người lưu ý khi dùng thực phẩm bảo quản trong hộp, chai, lọ đóng kín như dưa cải muối chua; thịt, cá đóng hộp vì có nguy cơ xảy ra ngộ độc do vi khuẩn kỵ khí Clostridium botulinum.
Nhiều yếu tố có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm Theo số liệu của Viện Pasteur Nha Trang, từ đầu năm đến nay, khu vực miền Trung xảy ra 12 vụ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, 4 vụ đang thực hiện xét nghiệm mẫu tại viện; 3 vụ không xác định được nguyên nhân; 3 vụ phát hiện độc tố tự nhiên, hóa chất bảo vệ thực vật; 2 vụ phát hiện...