Thơm thảo bánh lòng Kinh Môn
Bánh lòng là sản vật kết tinh từ những tinh hoa trời đất, sự cần cù, khéo léo của bàn tay con người. Bánh được làm chủ yếu vào Tết Nguyên đán dâng lên ông bà, tổ tiên.
Bánh lòng được làm từ những nguyên liệu chính: gạo nếp cái hoa vàng, đường, lạc, vừng, thịt ba chỉ quay kỹ, mứt, hương liệu. Thóc nếp sau khi gặt về được phơi già để trong chum đậy kín. Khi làm bánh, thóc được chọn cẩn thận, không có hạt lép, mốc.
Một thứ bánh đi vào truyền thuyết. Một thứ bánh được làm công phu từ những nông sản bình dị nhưng thể hiện tình cảm của con cháu với tổ tiên. Đó là bánh lòng ở thôn Huề Trì, xã An Phụ, huyện Kinh Môn – Hải Dương.
Nếp cái hoa vàng, nguyên liệu chính để làm ra bánh lòng thơm ngon
Chúng tôi về thôn Huề Trì, được người dân kể cho nghe truyền thuyết về một loại bánh được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ông Vũ Văn Kim nay đã qua tuổi “thất thập cổ lai hy”, với giọng trầm ấm, tự hào kể: “Trang ấp Huề Trì xưa rất sầm uất, đất đai phì nhiêu. Vào thời nhà Trần, xung quanh làng Huề Trì trồng tre, trồng mây nước làm lũy, làm thành chống giặc Nguyên Mông.
Để có lương thảo ăn trong thời gian dài khi bị giặc vây hãm, dân làng đã làm một loại lương khô từ nguyên liệu gạo nếp, trộn với đường, lạc, gừng sau đó cho vào cất kín trong chum, vại để ăn dần. Loại lương khô đặc biệt này đã giúp dân làng Huề Trì thêm dũng khí cầm cự, chống giặc giữ làng trong thời gian dài, đẩy lùi được nhiều đợt tấn công ác liệt của quân giặc. Và hiện nay, dân làng Huề Trì vẫn làm loại lương khô xưa, nó có tên gọi là bánh lòng. Một thức ăn đặc sản của người dân An Phụ nói riêng và của Kinh Môn nói chung”.
Nguyên liệu dân dã, chế biến tinh tế
Bánh lòng được chế biến cầu kỳ
Bánh lòng là sản vật kết tinh từ những tinh hoa trời đất, sự cần cù, khéo léo của bàn tay con người.
Video đang HOT
Bánh được làm chủ yếu vào Tết Nguyên đán dâng lên ông bà, tổ tiên. Bánh lòng được làm từ những nguyên liệu chính: gạo nếp cái hoa vàng, đường, lạc, vừng, thịt ba chỉ quay kỹ, mứt, hương liệu. Thóc nếp sau khi gặt về được phơi già để trong chum đậy kín. Khi làm bánh, thóc được chọn cẩn thận, không có hạt lép, mốc.
Trước đây, thóc được đem rang trong chảo gang lớn đến khi nổ hết thành bỏng thì thôi. Để bỏng nổ đều, không bị cháy, trong quá trình rang phải rất cẩn thận, dùng chổi rơm nhỏ đảo liên tục, ngọn lửa luôn giữ ở nhiệt độ vừa phải. Thóc sau khi rang xong đổ ra nia sau đó nhặt, sẩy hết trấu chỉ còn lại bỏng. Bỏng được cho vào cối đá giã nhỏ, mịn. Đây là công đoạn mất nhiều thời gian, vì bỏng giã càng mịn bánh càng ngon.
Đường cô thành mật, lấy một giọt đường thả vào bát nước nguội thử, giọt đường vẫn giữ nguyên không bị vỡ là được. Theo kinh nghiệm, đường cô càng kỹ, bánh sau này sẽ càng chắc, khô và thơm. Lạc rang bỏ vỏ, vừng rang thơm, gừng giã lấy nước, thịt ba chỉ thái hình con rươi quay kỹ, mứt, hương liệu, tất cả cho vào nồi đường cô đảo thật đều, nhanh, nhuyễn.
Khi nguyên liệu đã được đảo đều, đổ bánh vào khuôn để ép. Khuôn bánh được làm bằng gỗ, có chiều dài 22 cm, rộng và dầy 10 – 11 cm. Bánh đổ vào khuôn dùng một thanh gỗ đặt lên và dùng búa gỗ lèn chặt đến khi bánh chắc là được. Khi tháo bánh ra khỏi khuôn, dùng dao sắc cắt thành từng miếng nhỏ và dùng giấy bóng màu gói lại, sau đó bọc thật kín khi nào dùng mới bỏ ra. Bánh ngon khi cắt ra có màu trắng của bỏng, xốp, khi ăn có độ dẻo, vị ngọt của đường, thơm của gừng, lạc và bỏng gạo.
Tấm lòng đối với tổ tiên
Trước đây, bánh lòng được làm khá phổ biến ở Kinh Môn nhưng nay hầu như chỉ ở An Phụ còn duy trì làm. Sau rằm tháng chạp, nhiều nhà đã bắt đầu làm bánh. Người dân bây giờ làm bánh không rang thóc thành bỏng như xưa, mà dùng quả nổ từ gạo thành bỏng. Tiếng quả nổ ì ùng vang khắp thôn xóm, trở thành âm thanh đặc trưng, quen thuộc báo hiệu Tết sắp đến.
Trong ngày Tết, bánh lòng xuất hiện ở hầu hết các gia đình, giống như món bánh chưng vậy. Hiện nay, xã An Phụ còn 30% – 40% số gia đình giữ được truyền thống làm bánh lòng. Bánh lòng làm tốn rất nhiều thời gian, nên những nhà không có điều kiện đều mang nguyên liệu đến gửi gia đình có truyền thống làm bánh trong làng làm hộ. Một số hộ mở dịch vụ làm bánh với quy mô lớn phục vụ nhu cầu thưởng thức, làm quà biếu.
Gia đình chị Nguyễn Thị Minh ở thôn Huề Trì là một trong số ít gia đình ở đây làm dịch vụ. Mấy năm gần đây, mỗi năm gia đình chị làm 3 – 5 tạ gạo nếp cái hoa vàng, vào lúc cao điểm phải thuê thêm thợ làm. Chị luôn tự hào là một trong những người đang kế tục, giữ gìn văn hóa truyền thống của quê hương.
Mặc dù bánh lòng đã xuất hiện hàng trăm năm nay nhưng người dân ở đây không biết tại sao lại có tên gọi bánh lòng. Theo các bậc cao niên ở đây, có lẽ vì bánh lòng được làm từ những sản vật của quê hương, cộng thêm quá trình làm bánh rất công phu, để có bánh ngon người làm ngoài sự khéo, cần thể hiện được tâm huyết, tình cảm của mình vào bánh, đồng thời, bánh là thức quý dùng để thờ cúng vào dịp Tết cổ truyền, quà biếu người thân để thể hiện tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, gia đình, người thân, nên có tên gọi là bánh lòng.
Bánh lòng Kinh Môn món bánh dân dã của Hải Dương
Bánh lòng Kinh Môn là sản vật kết tinh từ những tinh hoa trời đất, sự cần cù, khéo léo của bàn tay con người.
Bánh được làm chủ yếu vào Tết Nguyên đán dâng lên ông bà, tổ tiên.
Các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu đôi nét về món bánh lòng Kinh Môn Hải Dương qua bài viết sau nhé!
Bánh lòng Kinh Môn Hải Dương:
Món bánh lòng ấy từ lâu đã trở thành thứ bánh đặc sản truyền thống ở nơi đây. Thế nhưng ở ngay trên mảnh đất Kinh Môn, người ta không thể thấy thứ bánh này ở quán nước hay bất cứ phiên chợ nào mà chỉ thấy trên bàn thờ gia tiên trong dịp Tết đón xuân về.
Nguyên liệu làm món bánh lòng:
Bánh được làm từ những nguyên liệu vô cùng gần gũi đời thường trên mọi cánh đồng làng quê: gạo nếp cái hoa vàng, đường trắng, lạc, vừng, thịt ba chỉ quay kỹ, mứt, dừa khô, hương liệu.
Khâu chọn nguyên liệu được tiến hành rất kỹ lưỡng: gạo nếp phải chọn loại ngon nhất, hạt to đều, mới được phơi già, lạc phải là chọn những hạt già, mẩy; vừng chọn loại vừng đen là ngon nhất, hạt già và to... đây là khâu rất quan trọng để tạo được độ ngon đặc trưng cho bánh.
Cách làm món bánh lòng:
Làm bánh lòng khác với những loại bánh khác, bởi mọi công đoạn làm bánh đều rất cầu kỳ, từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu trộn nguyên liệu, nấu nguyên liệu, đóng bánh vào khuôn, tất cả đều rất khó không chỉ cần kinh nghiệm mà còn phải có sự khéo léo thì mới làm ra những chiếc bánh vừa ngon lại vừa đẹp mắt.
Chuẩn bị các nguyên liệu làm bánh:
Một số nguyên liệu cần phải sơ chế sẵn như gạo nếp cái hoa vàng được nổ thành bỏng rồi đập vụn càng nhỏ càng tốt, gừng được cạo và rửa sạch, đến công đoạn đóng khuôn, lạc được rang thơm, sẩy sạch vỏ, gừng giã nát đem nấu sôi cùng với nước đường, vừng rang chín cho đến khi có mùi thơm.
Theo kinh nghiệm, đường cô càng kỹ, bánh sau này sẽ càng chắc, dẻo và thơm hơn nhiều so với khi ta cô ít, thịt ba chỉ thái hình con rươi quay thật kỹ kỹ.
Sau khi đã xong hết thì cho tất cả mọi nguyên liệu: bỏng đập nát, dừa khô, lạc, vừng, thịt ba chỉ, mứt, hương liệu vào nồi đường cô đảo thật đều, nhanh, nhuyễn. Khâu này là khâu rất khó, vì nếu ta đổ chậm hoặc không nhanh tay thì sẽ không đảo được quánh hết tất cả, đường gặp bỏng nếp sẽ bị vón thành nhưng cục lớn, nên phải thật nhanh tay đảo lên.
Công đoạn ép bánh:
Khi nguyên liệu đã được đảo đều, đổ bánh vào khuôn để ép. Đến khâu ép bánh cũng là cả 1 vấn đề, mặc dù có khuôn và ép theo khuôn nhưng phải ép là sao cho thật vuông hết các góc của khuôn, nén sao cho thật chặt để khi bỏ khuôn ra thì bánh không bị chảy xệ xuống vì bánh vẫn còn rất nóng.
Thưởng thức món bánh lòng Kinh Môn:
Để làm được 1 chiếc bánh lòng rất khó, rất tốn thời gian và phải tập trung, nếu quên 1 công đoạn nào thì bánh sẽ mất vị. Đối với bánh lòng nếu càng nhiều gừng thì ăn càng thơm, càng cay, ăn càng ngon. Một chiếc bánh đạt chuẩn là bánh dùng dao cắt ngọt, ăn dai, ngọt thanh, cay và rất thơm. Có thể để bánh trong 1 thời gian dài.
Bánh "lòng" khác biệt với những loại bánh làm từ gạo khác như bánh cáy, chè lam,... bởi vị ngọt dẻo bùi thơm, cay nhẹ của gừng, bỏng gạo nếp cái hoa vàng, lạc rang và đường quyện lại. Sản vật của vùng đất núi Kinh Môn dù chưa được nhiều người biết đến nhưng chỉ cần thử một lần cũng khó có thể quên được
Nếu có dịp dừng chân trên mảnh đất Kinh Môn này thì bạn đừng quên ghé lại thưởng thức và mua về làm quà cho người thân của mình nhé!
Đặc sản Hải Dương bạn không nên bỏ qua Đặc sản Hải Dương ngoài bánh đậu xanh nổi tiếng nhất thì Hải Dương còn nhiều món ngon đang đợi bạn đến khám phá đấy nhé! Đặc sản Hải Dương bạn không nên bỏ qua Bánh đậu xanh: Bánh đậu xanh Hải Dương có mùi rất thơm, vị bùi bùi, ngọt tan trong miệng, có chút beo béo mà không ngán của mỡ...