Thơm nức mũi với công thức nấu cháo trai cho ngày chuyển mùa
Cháo trai là một món ăn dân dã của người Việt Nam, món ăn không chỉ ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mọi lứa tuổi.
Hãy cũng vào bếp để nấu món cháo trai với công thức tuyệt vời này nhé.
Cháo trai dễ ăn, bổ sung Canxi và tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt đối với các bé hay bị đổ mồ hôi trộm thì mẹ không nên bỏ qua loại cháo thơm ngon bổ dưỡng này. Nếu bạn nấu cháo trai cho trẻ ăn dặm thì biết một số lưu ý phía cuối bài viết này.
Chế biến: 40 phút
Chuẩn bị: 15 phút
Dành cho: 3-4 người
Mức độ: Dễ
- 3kg trai đồng
- 50g bột gạo nếp
- 150g bột gạo tẻ
- 500g xương ống heo
- 100g hành khô
- 1 đốt gừng tươi
- Hành lá
- Rau răm
- Nước mắm, hạt tiêu, ớt bột, mì chính, bột nêm, muối hạt
- Quẩy giòn ăn kèm
Lưu ý khi chuẩn bị nguyên liệu
- Với bột gạo nếp và bột gạo tẻ bạn nên mua ở các cửa hàng bán gạo. Dùng bột sẽ nấu nhanh hơn, cháo sẽ được nhuyễn mịn hơn. Hoặc bạn có thể dùng gạo nếp, gạo tẻ nguyên hạt, cán vỡ trước khi nấu.
- Với rau răm, gừng tươi là 2 nguyên liệu cần thiết để nấu cháo trai vì chúng có tính nóng, dậy mùi thơm, át đi được vị tanh, tính hàn của con trai.
- Ngoài xương heo, bạn cũng có thể sử dụng xương gà để ninh lấy nước dùng. Hoặc đơn giản hơn bạn dùng luôn nước luộc trai để nấu cháo. Chắc chắn sẽ thơm ngon và dậy mùi hơn.
Cách chế biến cháo trai
Bước 1: Sơ chế trai để nấu cháo trai
Trai mua về ngâm trong nước để nhả hết bùn đất. Nên tận dụng nước vo gạo để ngâm trai, trai sẽ nhả bùn đất hiệu quả hơn nếu cắt vào đó vài lát ớt tươi đồng thời dùng 1,2 dụng cụ kim loại như thìa, muỗng, nĩa… để ngâm cùng cũng rất hiệu quả. Đây là mẹo làm sạch các loại hải sản vỏ cứng như trai, ốc, ngao, hến… mà bạn nên áp dụng.
Ngâm con trai ít nhất trong 1 tiếng, sau đó cọ sạch vỏ con trai, rửa lại rồi vớt ra. Nếu có thời gian, bạn nên ngâm trai tầm 2-4 tiếng, trong quá trình ngâm nhớ thay nước để trai sạch hơn.
Bước 2: Sơ chế xương ống để nấu cháo trai
Xương ống xát muối hạt, rửa sạch rồi mang đi nướng tầm 3 phút ở nhiệt độ cao để chảy hết máu đỏ trong tủy. Làm như vậy giúp cho xương sạch, không bị hôi.
Sau đó rửa lại xương, nấu sôi 1 nồi nước rồi cho xương vào chần qua cùng với muối hạt khoảng 10 phút.
Khi bạn chần qua xương lợn, bạn nhớ không đậy nắp nồi để các tạp chất và mùi hôi trong xương được bay hơi. Sau khi chần xong, vớt xương ra, rửa thật sạch. Đổ nước chần xương đi, thay nước mới để bắt đầu ninh xương lấy nước dùng nấu cháo.
Để nước ninh xương thơm hơn, bạn cho vào 2- 3 củ hành khô nướng.
Nên ninh xương heo ít nhất trong 3 tiếng để nước dùng có độ ngọt nhất định. Còn thời gian lý tưởng để ninh xương heo rơi vào tầm 6-13 tiếng.
Lượng nước cho vào ninh xương bạn ước tính khoảng 2,5 lít. Ban đầu cho nhiệt độ bếp lớn để nước sôi, sau đó hạ bớt xuống để ninh liu riu. Sau khoảng hơn 2-3 tiếng ninh, nước dùng sẽ cô đặc lại còn tầm 1,5 lít.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác để nấu cháo trai
Băm nhỏ 1 ít hành khô và gừng. Phần này sẽ dùng để xào thịt trai cho thơm. Số hành khô còn lại thái lát mỏng để làm hành phi. Hành lá, rau răm nhặt rửa sạch, xắt nhỏ.
Bước 4 Luộc trai cho vào cháo trai
Trai sau khi ngâm, rửa sạch rồi để ráo. Cho nước vào nồi, thả 1 vài lát gừng tươi vào để nấu cùng. Gừng sẽ giúp trung hòa tính hàn của con trai.
Bước 5: Sơ chế thịt trai cho vào cháo trai
Video đang HOT
Trai sau khi luộc chín, tách phần thịt ra cho vào bát. Lưu ý, phần nước luộc trai để vào bát riêng. Và nhớ rằng chỉ lấy phần nước trong và bỏ đi lớp cặn dưới đấy nồi.
Thịt trai bạn nhớ nặn bỏ phần cặn bẩn bên trong bụng, sau đó bóp muối rửa sạch, để ráo nước thì thái thành những miếng nhỏ vì trai ăn khá dai.
Để thịt trai được đậm đà thì nên ướp cùng với 1 chút gia vị, gồm có: 1 thìa cà phê bột nêm, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1/2 thìa cà phê tiêu xay và 1 thìa cà phê nước mắm.
Trộn đều và để thịt trai thấm gia vị trong khoảng 15 phút. Nếu như nấu cháo trai cho bé nhỏ, các bạn không cho tiêu.
Bước 6 Làm hành phi và xào trai để cho vào cháo trai
Cho dầu ăn vào chảo, cho thêm 1 thìa cà phê bột mì lúc dầu còn nguội, khuấy đều. Bột mì có tác dụng hút nước, giúp cho hành phi giòn hơn. Về lượng dầu, các bạn ước chừng ngập hành là được. Chiên hành phi ngập dầu, hành sẽ chín đều, giòn và vàng đều
Cho hành vào lúc dầu còn nguội, sau khi khuấy bột mì. Chiên hành ở lửa nhỏ vừa. Hành chín sẽ nổi lên trên, lúc này dùng đũa đảo nhẹ, đặc biệt là ở phần viền cạnh nồi vì hành rất có thể bị cháy ở đấy.
Khi hành ngả sang màu vàng nhạt, vàng hanh thì bạn vớt ra cho ráo dầu. Vì hành vẫn tiếp tục chín sau khi vớt, vì vậy không nên đợi lúc hành có màu vàng ưng ý mới vớt ra. Bởi nếu trong chảo hành có màu vàng thì khi vớt ra.
Khi vớt hành ra, bạn nên dàn đều để hành được tản nhiệt. Chắt bớt phần dầu vừa phi hành ra bát, phần còn lại làm nóng, phi thơm hành gừng băm rồi cho thịt trai vào xào ở lửa lớn.
Đảo đều tay và xào nhanh tầm 30 giây rồi tắt bếp. Nếu xào quá lâu thì thịt trai sẽ bị dai. Để thịt trai ra 1 bát riêng.
Bước 7: Nấu cháo trai
Sau khi ninh được 2-3 tiếng, tắt bếp, vớt xương heo và hành khô ra. Nếu xương có thịt thì bạn nên gỡ ra và dùng nấu cháo, ăn rất ngậy.
Sau đó cho nước luộc trai vào nồi nước ninh xương. Lượng nước khoảng 2,5-2,6 lít. Tiếp đến cho bột gạo nếp và bột gạo tẻ vào, khuấy đều để bột tan, không bị vón cục và đóng cặn dưới đáy. Rồi mới bật bếp để nấu cháo.
Bật lửa lớn 1 chút để nước dùng sôi, sau đó hạ bớt xuống, để sôi liu riu, khuấy đều, nấu cháo khoảng 15 phút là bột chín.
Bí quyết để nấu cháo trai ngon đó chính là lượng nước. Làm sao để cháo vừa ăn, không phải thêm nước hay thêm cốt cháo để ‘chữa cháy’ khi gặp tình trạng cháo quá đặc hay quá loãng.
Sau khoảng 15 phút, cháo đã nhừ nhuyễn, sánh mịn rồi, bạn cho phần thịt trai xào vào, có thể giữ lại 1 ít để cuối cùng cho lên trên bát cháo cùng với hành tươi, hành phi và quẩy.
Khuấy đều và nêm gia vị vừa ăn, với lượng cháo như trên sẽ nêm gồm có 2,5 thìa canh bột nêm, 1/2 thìa canh bột ngọt, 1 thìa canh bột canh, 2 thìa canh nước mắm. Lượng gia vị các bạn có thể điều chỉnh phù hợp với khẩu vị ăn của từng gia đình.
Sau khi nếm gia vị vừa ăn, tắt bếp và chuẩn bị bày biện.
Bước 8: Thành phẩm
Cho 1 ít rau thơm vào bát, múc cháo trai lên, rồi rắc thêm ít rau thơm, ít quẩy, ít hành phi, ít thịt trai. Cháo trai nên ăn lúc nóng, ăn kèm với ít hạt tiêu xay và ớt bột để tăng thêm hương vị hấp dẫn.
Cuối tuần lạnh, nấu ngay 6 món nóng hổi này cả nhà xì xụp cả ngày không chán chẳng cần ăn cơm
Đảm bảo đây là các món ăn không chỉ nóng hổi mà còn rất thơm ngon, dễ ăn, dễ nấu còn hấp dẫn hơn cả cơm.
PHỞ GÀ
Nguyên liệu:
- Gà ta, xương đuôi, cổ gà, bánh phở, hành tây, hành lá, gừng, rau thơm, lá chanh, bánh phở
Cách làm:
- Thịt gà đem rửa sạch, dùng muối xát xung quanh thân và bên trong bụng gà, xả lại với nước cho sạch hoàn toàn.
- Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh vào, luộc cho đến khi gà chín tới. Không luộc chín quá gà bị nhừ không ngon. Gà chín, vớt ra để nguội, lọc lấy thịt, rồi thái miếng vừa ăn.
- Nướng hành tây, hành khô, gừng cho thơm.
- Nấu nước dùng: Xương đuôi heo, cổ gà rửa sạch, sau đó cho vào nồi nước ninh nhỏ lửa để nước dùng trong.
- Ninh đến khi xương mềm thì cho nước luộc gà, hành tây, gừng, hành khô đã nướng vào. Tùy khẩu vị bạn hãy điều chỉnh gia vị như mắm, đường để được nồi nước dùng có vị vừa miệng.
- Lá chanh thái sợi, rau thơm rửa sạch, hành lá thái nhỏ, phần trắng hành lá để nguyên hoặc chẻ nhỏ.
- Bánh phở đem chần nóng rồi chia ra các bát. Sau đó xếp thịt gà đã thái lên trên, rắc lá chanh, hành lá thái nhỏ, thêm phần trắng hành lá chần tái, rồi chan nước dùng. Khi ăn, thưởng thức kèm rau thơm, tương ớt, giấm tỏi nếu thích! Phở gà tự nấu tuy không cầu kỳ nhưng hương vị vô cùng thơm ngon, thanh khiết, đặc biệt nhiệt thịt chẳng hàng quán nào bằng!
BÚN BÒ MỌC DỌC MÙNG
Nguyên liệu: (những nguyên liệu này các mẹ hoàn toàn có thể sơ chế trước vào buổi tối, sáng hôm sau nấu vẫn không làm giảm hương vị của các món)
- Thịt mọc: 200gr
- Thịt bò: 150gr
- Dọc mùng: vài cây vừa
- Cà chua: 1-2 quả
- Hành hoa
- Dấm bỗng hoặc các loại quả chua
- Nấm hương: 3-5 tai nấm
- Bún: vừa ăn
- Nước dùng vừa đủ.
- Gia vị, muối...
Thực hiện:
Dọc mùng tước bỏ vỏ, rửa sạch, thái vát và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó xả sạch lại với nước lạnh nhiều lần để mùng hết ngứa, với cách làm này thì mùng không cần phải vắt nước.
Nấm hương rửa sạch, ngâm nở, rồi thái nhuyễn.
Thịt bò rửa sạch, thái miếng và ướp với tỏi, gừng, chút gia vị.
Cà chua rửa sạch, thái miếng, hành hoa nhặt bỏ rễ, rửa sạch và thái nhỏ.
Trộn nấm hương với mọc cho đều, thêm 1 chút gia vị cho đậm đà.
Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành, cho cà chua vào xào và dầm nhuyễn để lấy màu, chế nước dùng vừa ăn vào nồi rồi đun sôi, sau đó thả từng viên mọc vào nồi đun chín.
Thêm dọc mùng, hành lá vào nồi nước dùng, nêm nếm gia vị, độ chua vừa miệng ăn rồi tắt bếp.
Khi ăn cho bún đã chần qua nước sôi vào bát, thêm mọc, thịt bò nhúng chín, dọc mùng, chan nước canh lên trên và thưởng thức. Chắc chắn ai cũng sẽ thích món bún mọc này.
BÚN ỐC
Nguyên liệu:
- Ốc mít, xương đuôi lợn, bún, tía tô, hành, rau sống, cà chua, giấm bỗng, ớt chưng, mắm tôm.
- Ăn kèm: đậu phụ rán, giò tai (nếu thích)
Cách nấu bún ốc vừa ngon lại đơn giản:
Ốc mít mang về rửa sạch rồi ngâm với nước gạo trong 2 tiếng cho ốc nhả sạch bùn nhớt. Để ốc nhả nhanh hơn bạn nên cắt thêm vào quả ớt vào làm ốc cay nhả bùn nhớt nhanh hơn. Sau đó vớt ốc ra, rửa sạch lại.
Cho ốc vào nồi cùng xíu muối, không cần cho nước vì khi đun ốc sẽ ra nước. Đun sôi khoảng 5-7 phút tùy theo lượng ốc nhiều hay ít.
Dùng xiên tre khêu lấy thịt ốc rồi để riêng. Nhiều người thích phi thơm hành rồi cho ốc vào đảo cho thơm, nói chung tùy ý. Nước luộc ốc để riêng.
Xương lợn rửa sạch, cho xương vào nồi, đun sôi, vớt bọt rồi cho xương ra, rửa lại với nước ấm cho sạch.
Cho xương vào, thêm nước, đun sôi rồi hạ lửa, hầm liu riu cho đến khi xương nhừ.
Hành, tía tô, rau sống rửa sạch, cà chua bổ múi cau. Ớt bột ngâm xíu nước rồi cho vào chảo chưng cùng chút dầu ăn. Cà chua cho đảo qua xíu dầu, cho nước luộc ốc, nước ninh xương, giấm bỗng, gia vị, đường vào. Nếm cho vừa khẩu vị là xong nồi nước dùng.
Thưởng thức
Cho bún vào bát, cho hành lá, tía tô, ốc, ớt chưng, mắm tôm, đậu phụ, giò tai lên rồi chan nước dùng. Giờ thì ngồi thưởng thức cùng với rau sống thái nhỏ.
PHỞ BÒ
Nguyên liệu:
- Xương ống bò
- Thịt bò,
- Bánh phở
- Hành, mùi, hành tây, hoa hồi, thảo quả, quế, gừng, mắm, gia vị, chanh, ớt, húng láng
Cách làm:
Bước 1: Ninh nước dùng
- Xương bò rửa sạch, cho nước vào đun sôi cho hết bọt bẩn sau đó vớt ra, tiếp tục cho nước vào đun sôi, hạ thật nhỏ lửa, hớt bọt thường xuyên. Ninh trong 4 đến 6 tiếng. Nếu muốn ăn sáng thì chị em có thể ninh nước dùng từ tối hôm trước, cất tủ lạnh, sáng hôm sau chỉ việc lấy nước dùng làm phở thôi.
- Cho gừng, hành tây, hoa hồi, quế, thảo quả đem nướng vàng.
- Sau đó thả tất cả các nguyên liệu vừa nướng vào nồi nước dùng sau khi đã ninh xương được 2 tiếng. Cho gia vị, nước mắm, xíu đường vào là xong nước dùng.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
- Thịt bò dùng dây bó chặt thả vào nồi nước dùng ninh khoảng 1,5 đến 2 giờ sau đó vớt ra để nguội. Cho thịt bò vào tủ lạnh, khi nào chuẩn bị ăn thì đem ra thái lát mỏng.
- Hành lá, rau mùi, rau húng láng thái nhỏ. Phần đầu trắng của hành lá chẻ nhỏ.
Bước 3: Thưởng thức
- Chần bánh phở rồi cho vào bát, thêm thịt bò đã thái nhỏ vào.
- Rắc hành lá, rau thơm, chan nước dùng đang đun sôi rồi ngồi thưởng thức thôi. Phở bò rất ngon khi ăn cùng dấm tỏi, tương ớt tự làm, chanh...
Nếu thích ăn bò tài thì có thể chần tái thịt bò đã thái mỏng vào nước dùng, sau đó thịt bò lên bát phở, chan nước dùng lên.
BÚN THỊT NƯỚNG
Nguyên liệu:
- Thịt: 500g
- Mỡ heo: 100g
- Bún tươi
- Rau, dưa, hành
- Cà rốt, cải trắng
- Đậu rang
Cách làm:
- Thịt chọn tuỳ theo sở thích như thịt đùi, vai hay ba rọi.
- Thịt rửa sạch cắt mỏng, dần thịt cho mềm.
- Làm sốt ướp thịt: hơn 2 thìa canh đường,1/2 thìa cà phê hạt nêm hoặc bột ngọt, 2 thìa canh dầu hào, 3 thìa canh nước tương, hơn 1 thìa canh nước mắm, 1-2 thìa canh mật ong, 1 thìa cà phê dầu màu đều,1/2 thìa cà phê nước cốt chanh, ít dầu mè, ít tiêu xay, hành tỏi xay nhuyễn trộn đều cho thịt vào ướp 2-3 tiếng.
- Có thể cho thêm ít sả xay nhuyễn với ngũ vị hương nếu thích.
- Làm đồ chua: cà rốt và cải trắng bỏ vỏ cắt nhỏ, ngâm với giấm đường.
- Làm mỡ hành: mỡ cắt nhỏ cho vào chảo thắng lấy tóp mỡ, phần dầu cho vào chén hành lá cắt nhỏ có ít muối và đường.
- Làm nước mắm: cho 1 chén đường, gần 1/2 chén nước, hơn 1/2 chén nước mắm trộn đều nấu sôi nhẹ, thử lại cho vừa ăn. Để nguội khi ăn cho tỏi ớt băm với đồ chua.
- Rau, dưa rửa sạch, dưa bào nhỏ.
- Đậu rang bỏ vỏ và đập dập.
- Thịt sau khi đã ướp 2-3 tiếng chuẩn bị nướng mình cho thêm 2-4 thìa canh dầu ăn vào trộn đều, dầu giúp thịt mềm và không bị khô. Thịt nướng nguyên miếng hay xiên que đều ngon, nướng trên bếp than hay lò nướng.
CHÁO TRAI
Nguyên liệu:
- Con trai, gạo tẻ, quẩy, hạt tiêu, ớt bột, hành khô, hành tươi, rau răm
Cách nấu cháo trai
- Trai rửa sạch, dùng bàn chải cọ hết bùn đất trên vỏ trai. Cho trai vào nồi luộc, Không cần cho quá nhiều nước vì bản thân trai có nhiều nước, khi luộc bạn không lo bị cháy nồi.
Khi trai bắt đầu há miệng thì vớt ra luôn, không nên luộc lâu làm thịt trai co và quắt lại, vừa dai lại không ngon. Phần nước luộc gạn lấy nước trong để nấu cháo.
- Gạo tẻ ngâm vài tiếng cùng nước cho nở rồi đem xay.
- Hành lá, răm rửa sạch, thái nhỏ.
- Tách trai ra khỏi vỏ, bóp bỏ phân trai, rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn. Ướp thịt trai cùng nước mắm, gia vị cho vừa miệng.
- Phi thơm hành khô thái nhỏ rồi cho trai vào xào. Lưu ý, chỉ cần đảo qua đảo lại cho trai ngấm gia vị, không nên xào lâu và kĩ quá kẻo trai bị dai.
- Cho gạo đã xay, nước luộc trai vào nồi, bắc lên bếp rồi bắt đầu quấy cháo. Lúc mới đun nên quấy liên tục. Khi thấy cháo bắt đầu sánh và sôi lục bục thì đậy vung lại đun nhỏ lửa tầm 15 đến 20 phút là cháo chín. Độ đặc hay loãng của cháo tùy vào sở thích của bạn. Nếu thích loãng có thể thêm nước.
- Cho thịt trai đã xào vào cháo, quấy đều, nêm gia vị theo khẩu vị.
Khi ăn, cho hành, rau răm thái nhỏ, múc cháo nóng ra bát, thêm quẩy cắt nhỏ rồi rắc tiêu, ớt bột, hành khô phi nữa là có bát cháo trai ngon miệng rồi!
Chúc các bạn thành công!
3 món cháo thơm ngon, ấm bụng, thích hợp ăn trong ngày trời mưa bão Ngày mưa bão nếu chưa biết ăn gì bạn có thể tham khảo những món cháo này. Cách nấu đơn giản, vừa thơm ngon vừa ấm bụng. Cháo lòng Nguyên liệu - Gạo ngon - Xương ống, xướng vá/xương giá... - Tiết lợn - Lòng, dồi lợn, gan, dạ dày, cuống họng - Hành lá, hành khô Cách thực hiện - Dùng xương...