Tổn thương, hoại tử phổi vì nhiễm giun lươn
Nhiễm giun lươn là tình trạng nhiễm ký sinh trùng thường gặp ở vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm có thể lên đến 20%.
Ngày 13-2, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết đã tiếp nhận một số trường hợp nhiễm giun lươn với biến chứng bất thường.
Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nữ (64 tuổi, ngụ tại Tiền Giang), tiền căn đau xương khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận. Một tháng trước đó, bệnh nhân ăn kém, sụt cân, ho và khó thở nhưng điều trị không thuyên giảm.
Tại Bệnh viện Nhân dân 115, kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh bị thiếu máu mức độ trung bình, tăng bạch cầu ái toan (một chỉ điểm của tình trạng nhiễm ký sinh trùng), viêm phổi với tổn thương dạng nốt lan tỏa hai phổi.
Khi nội soi dạ dày tá tràng để kiểm tra, ghi nhận viêm dạ dày tá tràng có nhiều chấm trắng li ti, gợi ý tình trạng nhiễm ký sinh trùng. Quá trình nội soi phế quản, bơm rửa phát hiện nhiều dị vật màu trắng xám. Kết quả kiểm tra dưới kính hiển vi cho thấy đó là ấu trùng giun lươn.
Dị vật màu trắng xám (giun lươn) từ dịch rửa phế quản phổi người bệnh
Bác sĩ chẩn đoán người bệnh nhiễm giun lươn nặng ở phổi và ruột trên cơ địa suy giảm miễn dịch. Sau khi được điều trị với thuốc đặc hiệu, bệnh nhân ổn định và xuất viện.
Video đang HOT
Trường hợp thứ hai là bệnh nhân nam (69 tuổi, ngụ tại Tiền Giang), tiền căn ung thư thanh quản. Bệnh nhân ăn kém, nôn ói, đau bụng, ho và khó thở khoảng 10 ngày.
Chụp phim cắt lớp vi tính ngực và ổ bụng ghi nhận tình trạng hẹp môn vị, tổn thương phổi hoại tử hai bên. Kết quả dịch phế quản cho thấy có ký sinh trùng. Bác sĩ xác định bệnh nhân nhiễm giun lươn nặng ở phổi và ruột, biến chứng hẹp môn vị, điều trị đặc hiệu theo phác đồ.
ThS-BS Đặng Nam Hải, Khoa Hô hấp – Hồi sức tim mạch, Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết, nhiễm giun lươn một bệnh thường gặp, có thể xảy ra trên nhiều hệ cơ quan khác nhau. Bệnh diễn biến bất thường và nặng nề, đặc biệt ở người có hệ miễn dịch suy yếu.
Ghi nhận những ấu trùng khi soi kính hiển vi dịch rửa phế quản phổi
Để phòng ngừa, người dân cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, ăn chín uống sôi, tránh thức ăn sống hoặc tái, đi giày dép khi tiếp xúc đất cát. Khi có triệu chứng nghi ngờ nhiễm giun lươn, người bệnh cần khám sớm để được chẩn đoán và điều trị.
Phim chụp chân của bệnh nhân khiến bác sĩ sửng sốt
Hình chụp chân của người bệnh chi chít ký sinh trùng khiến bác sĩ thốt lên 'đây là một trong số các bản chụp đáng sợ nhất' mà ông từng thấy.
Ăn thịt chưa nấu chín có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe. Mới đây, Tiến sĩ Sam Ghali, bác sĩ cấp cứu tại Đại học Florida Health (Mỹ), đã chia sẻ một trường hợp nhiễm ký sinh trùng nặng sau khi ăn thịt lợn.
Tiến sĩ Ghali đăng hình CT chân của người bệnh kèm chú thích: "Đây là một trong những bản chụp đáng sợ nhất mà tôi từng thấy". Phim cho thấy sự hiện diện của bệnh sán dây do Taenia solium (sán dây lợn) gây ra.
Phim chụp chân cho thấy bệnh nhân nhiễm sán dây lợn. Nguồn: Em_resus
"Người bệnh ăn phải nang sán trong thịt lợn nấu chưa chín. Sau vài tuần (khoảng 5-12 tuần), những nang sán đó phát triển trong đường tiêu hóa thành sán dây trưởng thành tiếp tục đẻ trứng. Tình trạng này được gọi là bệnh sán dây ruột", Tiến sĩ Ghali giải thích.
Tiến sĩ người Ấn Độ Pranav Honnavara Srinivasan, chuyên gia cao cấp về tiêu hóa, chia sẻ với Indian Express: "Ăn thịt chưa nấu chín có thể khiến mọi người tiếp xúc với nhiều mầm bệnh có hại, bao gồm vi khuẩn, ký sinh trùng và virus dẫn tới các bệnh liên quan tới thực phẩm".
Các tác nhân gây bệnh trong thịt chưa nấu chín
Salmonella: Đây là một trong những loại vi khuẩn nổi tiếng nhất liên quan đến gia cầm chưa nấu chín, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, sốt, đau bụng và nôn mửa.
E. coli: Một số chủng E. coli được tìm thấy trong thịt bò xay chưa nấu chín và có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa bao gồm tiêu chảy ra máu, đau bụng và nôn mửa.
Campylobacter: Hay thấy ở gia cầm nấu chưa chín, loại vi khuẩn này dẫn tới tiêu chảy (thường có máu), sốt và đau bụng. Các triệu chứng xuất hiện từ 2 đến 5 ngày sau khi người bệnh ăn thịt và có thể kéo dài tới 1 tuần.
Listeria monocytogenes: Vi khuẩn này có thể dẫn đến viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người già và người suy giảm miễn dịch. Các triệu chứng bao gồm sốt, đau nhức cơ và bất ổn đường tiêu hóa.
Toxoplasma gondii: Ký sinh trùng này thường được tìm thấy trong thịt lợn và thịt cừu nấu chưa chín, gây ra các triệu chứng giống cúm, sưng hạch bạch huyết và đau nhức cơ, biến chứng nghiêm trọng ở phụ nữ mang thai.
Cách bảo quản và chế biến thịt an toàn
"Vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng trong khoảng từ 4 đến 60 độ C. Thịt nấu chưa chín hoặc bảo quản không đúng cách trong phạm vi này sẽ trở thành nơi sinh sôi của các tác nhân gây bệnh", Tiến sĩ Srinivasan cho hay.
Hàm lượng nước cao trong thịt tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Giàu protein và chất béo, thịt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho vi khuẩn và ký sinh trùng sinh sôi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh khi nấu chưa chín. Việc xử lý hoặc bảo quản kém cũng có thể khiến mầm bệnh lây lan từ thịt sống sang các loại thực phẩm, đồ dùng, bề mặt khác.
Bởi vậy, hãy để thịt sống tách biệt với thực phẩm ăn liền như rau củ quả. Thịt sống nên để ở ngăn thấp nhất của tủ lạnh tránh nước thịt nhỏ giọt vào các thực phẩm khác. Thịt nên giữ ở khoang 4 độ C hoặc thấp hơn cho đến khi chuẩn bị nấu.
Sử dụng thớt, đồ dùng và đĩa riêng cho thực phẩm sống và chín để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn có hại. Bạn cũng cần rửa tay, thớt, dao và mặt bàn bằng nước xà phòng nóng sau khi chế biến thịt sống.
Nhiều người cao tuổi suy giảm miễn dịch do lạm dụng corticoid Theo các bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội, mặc dù đã có cảnh báo, nhưng nhiều người cao tuổi vẫn tự mua các thuốc có chứa corticoid điều trị vì hiệu quả trước mắt, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Theo đó, trường hợp thứ nhất là bà Nguyễn Hồng 76 tuổi (Long Biên, Hà Nội) được...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dấu hiệu cảnh báo rối loạn nhịp tim

Chế độ dinh dưỡng tham khảo cho người hẹp van động mạch chủ

Ai nên tiêm vaccine uốn ván?

Thực phẩm 'gây hại' cho tâm trạng: nguy cơ trầm cảm tăng cao

Chế độ ăn thiếu hụt calo hay nhịn ăn gián đoạn: Phương pháp nào giảm cân hiệu quả?

Suýt mất mạng vì thuốc phá thai mua trên mạng

Số ca sởi tiếp tục tăng, Hà Nội ghi nhận ca tử vong

Cách giảm axit uric hiệu quả tại nhà

Cách chế biến tận dụng lợi ích sức khỏe từ cải bắp tí hon

Bệnh sởi lây qua những đường nào?

Ăn nhiều thịt để giảm cân, thận trọng với nguy cơ sỏi thận

Hà Nội: Lại lo vì ô nhiễm không khí
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân hoãn cả tuần trăng mật vì Kim Soo Hyun, giờ gặp cảnh ê chề không một ai cứu nổi
Hậu trường phim
19:54:41 22/03/2025
Vợ chồng Đà Nẵng chi 30 triệu 'biến xe tải thành nhà', đi đâu cũng bị hỏi 1 câu
Netizen
19:54:22 22/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt: Không ngờ tên 3 đứa con nhà Ae Sun và Gwan Sik lại chứa đựng ẩn ý này
Phim châu á
19:50:16 22/03/2025
Tuyệt phẩm chiếu 11 năm lại đang hot bất chấp: Nữ chính là "bà cố nội visual", khán giả Việt nô nức tìm xem
Phim âu mỹ
19:47:44 22/03/2025
Uống nước cốt chanh đến mức gầy rộc, vẫn lớn tiếng với chồng 'tôi đang thải độc'

Sao nam Vbiz bất ngờ đăng đàn: "Kem ơi, cứ cứng như trong tủ lạnh em nhé"
Sao việt
17:44:59 22/03/2025
Đổi vị cuối tuần với món ngon dễ làm từ dạ dày vừa bổ dưỡng vừa làm ấm cơ thể trong mùa nồm ẩm
Ẩm thực
17:40:12 22/03/2025
Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức
Thế giới
17:17:11 22/03/2025