Thơm ngon cơm chiên Dương Châu phố Hội
Đĩa cơm chiên Dương Châu như một bức tranh nhiều màu sắc với màu vàng của trứng, đỏ của tôm, xanh của đậu… cùng hương thơm quyến rũ rất riêng.
Cao lầu, mì Quảng ở Sài Gòn
Cùng với cao lầu, mì Quảng, cơm chiên Dương Châu là một trong những đặc sản ẩm thực của phố cổ Hội An. Sẽ thật đáng tiếc đến phố Hội mà bỏ qua dịp thưởng thức cơm chiên Dương Châu. Xưa kia, người dân thường sử dụng món ăn này trong bữa sáng, vừa đơn giản mà thuận tiện.
Nguyên liệu từ cơm nguội và các thực phẩm sau mỗi bữa ăn. Nhưng nay, với sự khéo léo của các đầu bếp, món cơm độc đáo này không thể thiếu trong thực đơn của nhiều nhà hàng, khách sạn. Bên cạnh sự ngon miệng, món ăn còn thu hút thực khách ở cách trang trí đẹp mắt thể hiện sự tinh tế, nhẹ nhàng của con người nơi đây, chính vì thế mà nó nhanh chóng trở thành một món ăn rất được vừa lòng khách.
Video đang HOT
Cơm chiên Dương Châu là sự pha trộn của nhiều nguyên liệu và được trang trí đẹp mắt.
Để làm món cơm này phải tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu cho cách chế biến. Trước tiên phải chọn loại gạo ngon, thơm, hạt trong, nhỏ, dài. Vo gạo thật sạch rồi bắt lên nấu chín. Cơm nấu tuyệt đối không được nhão vì khi chiên cơm sẽ nát, giảm đi độ ngon của món ăn. Cơm nấu chín được xới ra, để nguội và đánh tơi thành từng hạt. Cơm chiên Dương Châu được trộn với nhiều nguyên liệu như tôm bóc vỏ thái nhỏ, lạp xưởng, xá xíu, cà rốt xắt hạt lựu nhỏ cùng với đậu Hà Lan đã được luộc chín.
Đặt chảo lên bếp, làm nóng dầu và khử thơm với hành. Cho tôm vào xào với ít đường để tôm thêm đậm vị và màu sắc bóng hơn. Tiếp tục cho lạp xưởng vào xào cùng tôm. Cho vào bát lớn, trộn đều với cơm cùng các nguyên liệu khác và một ít gia vị.
Đây là món ăn rất nổi tiếng của phố cổ Hội An.
Đánh tan trứng gà, cho lên chảo đã làm nóng và khuấy đều. Khi trứng vừa đặc lại cho hỗn hợp cơm vào. Trộn thật đều tay để cơm không bị dính vào nhau, thấm gia vị vừa ăn. Tắt bếp, cho cơm ra đĩa, ăn kèm với nước tương cùng với tương ớt. Đĩa cơm được trang trí đẹp mắt với dưa leo, hành lá, tiêu…. Cơm chiên Dương Châu phải ăn khi nóng mới cảm nhận được từng hạt cơm mềm ngon, hương thơm của trứng quyện trong các nguyên liệu khác tạo nên một hương vị hấp dẫn mà ai đã ăn một lần thì không thể quên được.
Bài và ảnh: Thanh Ly
Theo VNE
Cao lầu - Niềm tự hào của ẩm thực Hội An
Có lẽ ai đã từng đặt chân đến đây cũng phải một lần nếm thử món ăn này rồi nhỉ.
Nói đến các món ăn ở phố cổ Hội An, không ai có thể bỏ qua món cao lầu. Trong những ngày Tết se lạnh, đi bộ vòng quanh phố cổ, sẽ không khó để chúng mình thấy những quán ăn cổ kính, những cô tiếp viên mặc áo dài màu trầm và cái tên "cao lầu" trong menu đứng cửa. Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa cũ của phố Hội.
Nguồn gốc của cái tên "cao lầu"
Theo một người Hoa lâu năm ở Hội An, cao lầu đã xuất hiện ở phố cổ từ thế kỷ 17, lúc cảng Hội An mới được khai thông và chúa Nguyễn cho phép các thuyền buôn nước ngoài vào đây trao đổi hàng hóa. Dù người Nhật đã vào Hội An buôn bán trước, nhưng chính những người Hoa mới là những nhân vật bám trụ lâu nhất trên nền đất cổ này.
Cái tên "cao lầu" luôn là một dấu hỏi cho những khách du lịch xa gần mỗi khi trải nghiệm nét cổ kính của phố Hội. Cao lầu không phải có xuất xứ từ đất Hoa, cũng chẳng phải của Nhật. Có thể nói đây là món ăn được tổng hợp của nhiều dân tộc, cái tên lạ tai này có lẽ bắt nguồn từ tiếng Hoa, chỉ những món "cao lương mĩ vị". Những người giàu có xưa khi đi đến các tiệm ăn ở Hội An thường ngồi trên lầu, món cao lương mĩ vị này quen được xướng mang "lên lầu", dần quen rút lại chỉ còn "cao lầu".
Đến Hội An, thưởng thức hồn ẩm thực phố cổ
Dù có một vài nét tương đồng với mì quảng, cao lầu lại là một món ăn được chế biến công phu hơn rất nhiều. Để sợi mì được vàng và ngon, ta phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng. Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nước mát lạnh. Để điểm thêm cho món ăn, người ta cũng thường thêm một ít da heo hoặc cao lầu khô thái vuông đã chiên giòn.
Bước chân ra khỏi đất cổ Hội An, cao lầu đã thay đổi đi ít nhiều, cái không khí cổ kính cũng phai nhạt đi mất. Chỉ có ở Hội An thì cao lầu mới có đủ hương sắc của một món ăn miền Trung tinh tế và cổ vị. Có người nói rằng chính nước giếng Bá Lễ và tro của cù lao Chàm và rau sống Trà Quế mới làm nên món ẩm thực đặc trưng này.
Ngày nay, với tiếng thơm sẵn có, cao lầu Hội An đã làm những cuộc viễn du đến các vùng đất xa lại ở Pháp, Anh, Úc, gần hơn là Sài Gòn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. Thế những ở những nơi này, người ăn dường như thấy thiếu vắng một hương vị, một cảm giác nào đó. Có lẽ do tách khỏi môi trường gốc, nơi đã từng một thời nổi tiếng nên cao lầu mới giảm đi hương vị... Phải một lần đặt chân đến đất Hội An, cảm nhận không gian nhỏ nhắn và cổ kính nơi đây và thưởng thức một bát cao lầu thơm nóng mới có thể thấm nhuần phần nào hương vị của một vùng đất xưa cũ tinh túy nơi đây.
Theo TTVN
Cao lầu, mì Quảng ở Sài Gòn Cao lầu, mì Quảng là hai món ăn nổi tiếng của xứ Quảng, cùng với nhiều đặc sản khác được người miền Trung đưa vào Nam trên bước đường mưu sinh. 1. Mì Quảng Mì Quảng là món ăn đặc trưng của vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng. Cũng như phở, bún, mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng có...