Thơm ngậy cá nhụ kho
Chim, thu, nhu, đe… tư lâu đa đươc coi la đăc san cua biên. Trong đo, ca nhu kho tô cho bưa cơm nong ngay lanh thi thât tuyêt.
Những ngày trung tuần tháng 3 Âm lịch, khi tiết trời cuối xuân se lạnh dần kết thúc cũng là thời điểm cá nhụ có trong những mẻ lưới, khoang thuyền của ngư dân vùng biển Quảng Ninh. Nhưng hiện nay, số lượng loài nay đang bị giảm sút đang kể do việc khai thác quá mức.
Ca nhu va cac nguyên liêu cân thiêt chuân bi cho mon ca nhu kho.
Theo những ngư dân dày dặn kinh nghiệm bám biển thì thời điểm tháng 3 Âm lịch là đúng mùa sinh sản, cá nhụ tập trung đông nên dễ đánh bắt nhất. Đây cung la thơi điêm ca beo, ngon nhât. Không chi vây, hiên ngươi ta còn đanh băt ca nhu đê lây bong bong ca rất quy, co gia tri kinh tê cao.
Cá nhụ là loài cá thuộc họ cá vây tua, mình dài, dẹt, đầu hình chóp ngắn, có 9 vây lưng trên và 3 vây lưng ở phần hậu môn. Cá nhụ có 4 râu dài. Thường thì cá nhụ trưởng thành sẽ có chiều dài cơ thể dao động từ 55cm – 70cm, trọng lượng cơ thể có thể lên tới 7kg. Cá nhụ có thể sống trong cả môi trường nước lợ lẫn nước mặn.
Thưc ăn cua chúng la tảo và các động vật phù du sẵn có, những loại vi khuẩn phân hủy từ lá cây mắm, cây đước trong rừng ngập mặn… Xưng đang năm trong bốn loại cá đứng đầu bảng, thịt cá nhụ dai, ngọt, thơm, xương mềm và nhiều chất dinh dưỡng, hương vi khác biệt hoàn toàn so với cá nục, cá ngừ hay cá bạc má.
Video đang HOT
Cá nhụ xắt khúc, ướp kỹ trước khi kho.
Cá nhụ có thể chế biến thành rất nhiều những món ăn ngon và hấp dẫn như cá hấp, cá nấu riêu hay rán. Nhưng ca nhu kho tộ vân la mon ăn phat huy hêt vi ngây, thơm, ngot đăc trưng cua giông ca nay. Ca nhu thơm, ngot, it xương, nhiều dưỡng chất ma cách chế biến lai đơn gian, dân dã, không tốn quá nhiều nguyên liệu nên luôn được người sành ăn chọn cho thực đơn của gia đình.
Cá nhụ trước khi đem kho cần làm sạch vảy, bỏ ruột, rửa sạch rồi để thật ráo nước. Cá nhụ sẽ được ướp cùng các loại nguyên liệu như hành khô, gừng, riềng, cà chua, me, kẹo đắng, hạt tiêu, ớt bột, nước mắm, hạt nêm trong khoảng 15-20 phút cho cá ngấm đều gia vị. Tiếp theo cho nước ngập thịt cá rồi kho nhỏ lửa trong 2 – 3 tiếng.
Để mon cá nhụ kho tộ cho mùi thơm đặc trưng, bí quyết chính là thời gian kho cá và dụng cụ kho cá là nồi đất. Ơ nhiêu nơi, ngươi dân vung biên con hai đươc qua bưa khô, đem ươp ky rôi kho ca. Vi chua thanh, thơm nưc dê ăn cua bưa chua ngâm vao ca khi kho ky, riu riu trên bêp, khiên ca săn va thơm ngon hơn hăn.
Mon ca nhu kho ăn nong, hâp dân cho bưa cơm gia đinh.
Cá nhụ kho trong nồi đất sẽ mềm, thơm, giữ nguyên được độ ngọt đặc trưng. Cá nhụ sau khi kho có màu cánh gián, dậy vi ngot, thơm nhưng rât săn chăc như ngâm hêt vi chua cay của gia vị.
Qua thât, trong tiết trời se lạnh này, ngồi bên gia đình và người thân thưởng thức bát cơm nóng cùng đia cá nhụ kho nong hôi, thơm nức thì thật ấm lòng.
Co le, không cân cao lương my vi, bưa cơm gia đinh vơi ca nhu kho thêm đĩa rau luộc, bat ca chấm mắm là đủ vị cho bữa ăn đầm ấm, ngon kho quên rôi.
Cá nục hấp có gì gấp cũng phải... từ từ
Đầu hạ, mùa cá nục xôn xao. Thuyền về bến lúc sáng sớm. Những người đi bộ dọc biển lội ra tận mạn thuyền mua mớ cá nục mà da của nó còn ánh lên màu bạc trắng pha lẫn xanh biếc.
Cá nục hấp từ cá mua tươi rói.
Mua cá lúc này bảo đảm "bao tươi", giá cũng tầm tầm, cỡ 40.000 đồng/kg. Mua ngoài chợ thì đắt hơn chút đỉnh, và có khi gặp cá "đến từ hôm qua", mang cá hơi bầm, mắt cá hơi đục do người ta ướp đá qua đêm rồi đem bán. Gặp loại này thì dù có kho hay nướng gì cũng không ngon. Hấp lại càng tệ!
Cá tươi mua về rửa sạch, lấy mang, móc bỏ ruột, chặt đuôi. Để cá ráo nước thì bắt đầu công đoạn "tạo hương". Hành trắng giã giập, gừng xắt sợi nhỏ nhào với ít tiêu bột, mắm, đường. Nhồi một cách nhẹ nhàng hỗn hợp gia vị này vào bụng từng con cá. Chỉ nhồi một lượng vừa phải. Nhiều quá, bụng cá căng ra, dễ vỡ khi hấp, đã không đẹp, lại không ngon.
Để khoảng gần một tiếng cho gia vị len lỏi vào từng ngõ ngách con cá rồi mới đưa lên hấp. Hấp cá nục đừng vội. Phải ướp cá đủ lâu mới quyết định sự "thành công" của nồi cá hấp. Vậy nên các bà nội trợ quê hay nói "cá nục hấp có gì gấp cũng phải... từ từ".
Có lẽ nói thêm điều này cũng không thừa: Lửa nhỏ thôi, liu riu, nhè nhẹ để đưa "nhiệt" ngấm vào cá một cách chầm chậm. Với thứ lửa khiêm tốn ấy, nước sẽ sôi dìu dịu, lăn tăn. Cá không bị chín sốc mà chín một cách khoan hòa. Chín như thế mới ngon.
Phút giây giở vung nồi cá hấp thật là ngây ngất! Khói thả lên trần nhà, hương thì cứ la đà, quấn quít. Cái điệu này chưa ăn mà đã quyến luyến rồi. Đây là loại hương biết nói, nói bằng thứ "ngôn ngữ" tinh tế, hàm súc của gia vị.
Nhớ có lần ghé chơi nhà một học trò cũ. Tôi vừa vào thì cũng vừa lúc vợ chồng lui cui soạn mâm cá nục hấp. Thấy tôi, hai đứa vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ. Tôi, miệng thì chào hai đứa mà con mắt "rớt" ngay trên đĩa cá hấp.
Mũi tôi hít hít. Và tôi làm "thơ": "Không gian như ướp bằng hương/Đi thì không nỡ ở thì vương chủ nhà". Cô vợ cười giòn tan. Anh chồng phấn khởi. Cá nục hấp chín rồi vẫn màu sáng bạc. Con cá nào cũng ngọt lừ, gia vị từ bụng cá thơm dặt dìu quyến rũ. Dùng bánh tráng mỏng và dẻo cuốn con cá với vài cọng rau muống xanh giòn, chấm với nước mắm chua ngọt thì... quên luôn thế sự.
Bởi vậy hễ tới mùa hè thì dân quê làm ăn xa hay nhớ về món cá nục hấp, coi đó là một dư vị quê hương không thể nào quên.
Trần Cao Duyên
Ba món ngon của người Ê đê Lẩu lá rừng, canh cà đắng hay măng nướng xào vêch bò thường được người Ê đê dùng đãi khách phương xa. Canh cà đắng Cà đắng là loại trái thường mọc hoang trên nương rẫy. Cây có gai, trái mọc quanh năm, có vị đắng giống cà pháo nhưng nhỏ trái hơn. Hầu như nhà của người Ê đê nào cũng có...