Thời tiết chuyển mùa, trẻ con lũ lượt ho và ốm sốt: Dùng thuốc ho cho con bố mẹ phải nhớ nguyên tắc này
Tầm này hàng năm là cao điểm trẻ con ốm, năm nay cũng vậy, bệnh viện hay phòng mạch lúc nào cũng trong trạng thái quá tải. Giao mùa nên chủ yếu trẻ bị các bệnh hô hấp, ho và sốt.
Bài viết của bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Hữu Thảo (hiện đang công tác tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc) dưới đây sẽ giúp các bố mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng ho ở trẻ nhỏ và cách dùng thuốc ho hiệu quả.
Trẻ con đi học nên chỉ cần 1 đứa ốm là có thể lây ra cả lớp. Thế là bệnh hết đợt này đến đợt khác, đợt trước chưa khỏi hẳn đã bị đợt mới, nên cứ ho, chảy mũi lai dai cả tháng. Có những đợt bệnh do vi khuẩn phải dùng kháng sinh nhưng phần lớn không cần. Phụ huynh nên đi khám và được tư vấn chăm sóc để quản lý những đợt bệnh của trẻ thật tốt để tránh lạm dụng những thuốc không cần thiết.
Ho chỉ là triệu chứng của bệnh nào đó
Điều đầu tiên cần ghi nhớ, ho không phải là bệnh, ho là triệu chứng của bệnh nào đó của đường hô hấp hoặc không phải của đường hô hấp. Chúng ta không nên chỉ lo chữa ho mà phải chữa nguyên nhân ho. Muốn hết ho thì chữa nguyên nhân gây ho thì ho sẽ hết. Phần lớn ho là phản ứng có lợi cho cơ thể để tống đờm nhớt ra ngoài, trừ 1 số trường hợp ho nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé thì mới cần giảm cái ho đó đi.
Vậy như nào là ho nhiều ho ít? Khái niệm đó khá định tính và phụ thuộc nhiều vào cảm nhận của phụ huynh. Có phụ huynh ngày bé ho chục lần cũng gọi là ho nhiều và rất sốt ruột.
Tôi thường hướng dẫn phụ huynh: nếu bé ho liên tục làm ảnh hưởng giấc ngủ phải thức dậy vì ho, nôn trớ nhiều vì ho hoặc làm trẻ mệt mỏi vì ho hoặc có thể không làm trẻ mệt mỏi nhưng làm bố mẹ phát phiền thì mới cần giảm cái ho đó đi. Nếu trẻ ho mà tỉnh táo vui vẻ, không sốt, không khó thở, không ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của trẻ như đã nói trên thì nhìn chung không cần uống thuốc giảm ho.
Khi nào cần uống thuốc ho?
Thuốc giảm ho là những thuốc gì? Như dextrometrophan, terpin, các thuốc chống dị ứng như theralen, chlopheniramin, rolatadin,… Bạn không nên tự mua thuốc giảm ho cho con uống mà không được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa vì nếu dùng không đúng có thể làm bệnh nặng lên. Không được uống thuốc giảm ho nếu con bạn ho có đờm.
Những thuốc ho nào được cho là an toàn? Đó là những thuốc ho nguồn gốc thảo dược sẽ an toàn hơn cả. Mật ong cũng giúp giảm ho khá tốt với trẻ trên 1 tuổi bị viêm hô hấp trên (nhớ là không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có nguy cơ bị nhiễm trùng vi khuẩn C.Botulinum). Các thuốc long đờm dành cho ho có đờm nguồn gốc ở phế quản như ambroxol (Halixol, Olesom,…) khá hiệu quả nhưng cần có sự thăm khám của bác sĩ và không tự ý mua uống.
Thực ra, nếu con bạn ho do viêm mũi họng siêu vi khó điều trị hơn ho do viêm phế quản phổi vì ho do siêu vi lâu hơn (thường từ 10-14 ngày mới dứt) còn do viêm phổi uống kháng sinh 3-5 ngày là đỡ rồi.
Nhìn chung, nếu con bạn bị ho hoặc sốt hãy đi khám bác sĩ. Khi đi khám hãy thảo luận với bác sĩ: Con tôi bị bệnh gì? Do nguyên nhân gì gây ra? Điều trị như nào? Có cần phải giảm ho hay không? Khi nào cần khám lại? Đừng chỉ đi khám chỉ để lấy một bọc thuốc về cho con uống và đến con bị bệnh gì cũng không biết! Nếu con bạn dùng thuốc không đỡ hãy liên hệ với bác sĩ của con bạn và thảo luận cùng họ.
Ngoài ra, bố mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng về nguồn thực phẩm, ngủ đủ giấc và uống vitamin D3 hàng ngày… Đây là những việc rất cần để tăng sức đề kháng cho con trong những đợt giao mùa này!
Thời tiết giao mùa: Cần chú ý gì để bảo vệ làn da?
Thời tiết chuyển mùa gây ra nhiều vấn đề về da như: bong tróc, nổi mụn, kích ứng,... Vì thế, việc chăm sóc da là vô cùng quan trọng để giúp chị em có làn da căng mịn, sáng bóng.
Thời tiết giao mùa: Cần chú ý gì để bảo vệ làn da?
Không chủ quan chỉ vì thời tiết mát mẻ
Theo BSCKII Nguyễn Tiến Thành - Phó trưởng Khoa Laser và săn sóc da, Bệnh viện Da liễu Trung ương, trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa như hiện nay, làn da có thể xuất hiện nhiều phản ứng khác nhau. Có người sẽ cảm thấy da trở nên tiết dầu nhiều hơn, có người lại thấy da lên mụn, bong tróc vảy da và hơi mẩn ngứa ở da mặt.
BSCKII Nguyễn Tiến Thành - Phó trưởng Khoa Laser và săn sóc da, Bệnh viện Da liễu Trung ương
BS Thành phân tích: "Những biến đổi trên da khi đổi mùa khiến da bị xỉn màu hoặc tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. Do đó, ngay khi thời tiết thay đổi thì mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ, phải chú ý hơn đến việc chăm sóc, bảo vệ làn da. Nguyên tắc là phải giữ cho da không được quá khô, cũng không quá dầu".
BS Thành cũng lưu ý rằng, kiểu thời tiết mát mẻ của mùa thu cũng khiến mọi người thường gặp phải một số vấn đề trong chăm sóc da.
"Vì tiết trời mát, se lạnh nên chúng ta bỏ quên việc uống nước, không chỉ khiến da bị khô, mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng quát. Do đó, vẫn cần đảm bảo uống đủ nước theo khuyến nghị. Bên cạnh đó, dù trời không quá nắng nhưng mọi người vẫn nên dùng kem chống nắng ít nhất 2 lần/ngày với độ SPF trong khoảng 30-50", BS Thành khuyến nghị.
Với kiểu thời tiết hiện nay, nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF trong khoảng 30-50
Chuyên gia này cũng thông tin thêm, kem chống nắng gồm nhiều loại: kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hoá học... Nếu làn da của chị em là da dầu, dễ nổi mụn hoặc đang có mụn thì không nên dùng kem chống nắng vật lý vì nó có thể gây bóng nhờn, khiến việc trị mụn không hiệu quả...
Dưỡng ẩm đúng cách để đạt hiệu quả cao
Với kiểu thời tiết khô hanh, việc giữ ẩm cho làn da là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, có một thực tế là không phải ai cũng biết cách dưỡng ẩm đúng cho làn da, bởi việc sử dụng các sản phẩm để dưỡng ẩm không thể rập khuôn một cách cứng nhắc, mà phải biết thay đổi linh hoạt theo tình hình thực tế của thời tiết để đạt hiệu quả cao nhất.
Với kiểu thời tiết khô hanh, việc giữ ẩm cho làn da là điều hết sức cần thiết
Theo BS Hoàng Văn Tâm - Giảng viên Bộ môn Da liễu, Trường Đại học Y Hà Nội, việc lựa chọn loại dưỡng ẩm cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời tiết, vị trí tổn thương do khô, đặc điểm của vị trí tổn thương khô, độ tuổi của người bôi,....
Chuyên gia này phân tích kỹ hơn:
-Thời tiết: Với thời tiết khô hanh, các sản phẩm dưỡng ẩm dạng dung dịch dưỡng ẩm không sâu và chỉ duy trì hiệu quả trong thời gian ngắn. Vì vậy, chúng ta ưu tiên dùng loại mỡ hoặc kem. "Cần chú ý theo dõi độ ẩm không khí hàng ngày để có cách dưỡng ẩm hiệu quả. Cụ thể, khi độ ẩm không khí
Cách dưỡng ẩm phải thay đổi linh hoạt theo tình hình thực tế của thời tiết để đạt hiệu quả cao nhất
-Vị trí tổn thương: Đối với các tổn thương ở mặt chú ý không dùng các loại dưỡng ẩm có thể gây mụn nhân và trứng cá. Với các đối tượng da bị mụn hoặc có xu hướng mụn nên ưu tiên sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần chính là glycerin. Nếu tổn thương ở bàn tay và bàn chân nên ưu tiên loại dưỡng ẩm chứa ure. Trong khi đó, nếu tổn thương nằm ở vùng lông như da đầu, ưu tiên dùng dạng dung dịch.
-Đặc điểm tổn thương: Với tổn thương đang giai đoạn chảy dịch cần ưu tiên lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm được trình bày ở dạng dung dịch. Trường hợp tổn thương khô da dày sừng nhiều cần ưu tiên dạng mỡ.
-Lứa tuổi: Ure có thể gây kích ứng và rối loạn chức năng thận ở trẻ nhỏ. Do đó, các sản phẩm dưỡng ẩm có chứa chất này không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ.
Sờ có hạch ở cổ, nam sinh 16 tuổi chết điếng vì mắc căn bệnh giống ông ngoại đã mất Bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn cho biết ngày càng có nhiều người bị bệnh ung thư phổi vì thế việc thăm khám, kiểm tra phổi thường xuyên để biết sức khoẻ lá phổi của mình như thế nào rất quan trọng. Sờ có hạch ở cổ, nam sinh 16 tuổi chết điếng vì mắc căn bệnh giống ông ngoại đã mất (Ảnh minh...