Thời điểm vàng cho trẻ ăn váng sữa cha mẹ nên biết
Trẻ mấy tháng thì ăn được váng sữa đang là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm. Vậy mẹ đã biết gì về váng sữa và khi nào nên sử dụng cho con?
1. Váng sữa là gì?
Váng sữa ( kem sữa) là một chế phẩm từ sữa, có vị ngọt và hơi béo. Váng sữa hình thành từ một mảng lớn chất béo nổi lên trên bề mặt của sữa khi đun nóng với lửa nhỏ; hoặc để yên sữa trong một thời gian và không đậy nắp. Váng sữa sau khi được tách ra khỏi sữa sẽ được đun nóng để tiệt trùng.
Phần sữa còn lại thu được gọi là sữa tách béo. Thường thì 100kg sữa tươi mới sản xuất ra 1,25kg váng sữa. Váng sữa được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các chế phẩm khác từ sữa như: sữa chua, phô mai, bơ, kem tươi (whipping cream)….
Váng sữa (kem sữa) là một chế phẩm từ sữa, có vị ngọt và hơi béo. (Ảnh: Internet)
Các sản phẩm váng sữa bán ở thị trường Việt Nam đều là các sản phẩm đã được bổ sung thêm các nguyên liệu khác như: trái cây, kem, trứng, chất làm đông, chất ổn định, dầu thực vật, đạm sữa bò và các loại hương liệu… Tỷ lệ váng sữa trong các sản phẩm này chỉ ở lượng nhỏ.
Do đó, các nhà sản xuất nước ngoài gắn mác các sản phẩm này là “món tráng miệng làm từ sữa” (Cream dessert hoặc Milk dessert). Tuy nhiên, người bán hàng và các nhà phân phối ở Việt Nam vẫn ghi nhãn phụ là “váng sữa” để dễ tiêu thụ và quảng bá sản phẩm.
Hàm lượng dinh dưỡng trong váng sữa:
- Chủ yếu là chất béo
Video đang HOT
- Hàm lượng vitamin, đạm, khoáng chất và chất đạm với mức thấp
Lượng chất béo trong một hộp váng sữa cao gấp đôi lượng chất béo trong một ly sữa thông thường. Do vậy, váng sữa cung cấp rất nhiều calo cho cơ thể, khi cho bé ăn váng sữa thì các mẹ cần bớt các thức ăn nhiều chất béo khác lại (trứng, sữa, dầu mỡ,…)
Hàm lượng đạm và các chất dinh dưỡng trong váng sữa không dồi dào bằng sữa mẹ. Do đó, các bậc phụ huynh chỉ nên sử dụng váng sữa như thực phẩm bổ sung cho bé. Đặc biệt không nên dùng váng sữa thay thế cho sữa mẹ vì điều này sẽ khiến bé thiếu đạm, dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu máu,… Vậy trẻ mấy tháng ăn được váng sữa?
2. Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa?
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ chỉ cần sữa mẹ và không cần bất cứ loại thức ăn nào khác, kể cả nước lọc. Nếu bạn cho con ăn váng sữa trước giai đoạn con tròn 6 tháng, bé sẽ dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa của bé chưa ổn định. Ăn váng sữa quá sớm cũng tạo áp lực lên hệ tiêu hóa của bé, bé sử dụng váng sữa sớm cũng sẽ từ chối bú mẹ – dẫn đến giảm lượng kháng thể nhận từ mẹ. Bên cạnh đó, hệ cơ lưỡi của trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa phát triển đầy đủ, bé ăn dặm vào giai đoạn trước 6 tháng tuổi sẽ rất dễ bị sặc.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, thời điểm bắt đầu cho bé sử dụng váng sữa là từ khi bé đủ 6 tháng tuổi trở lên.
Lượng ăn:
- Trẻ từ 6 đến 12 tháng: bắt đầu ăn từ 1/2 hộp/lần, 1 tuần ăn 2 lần.
- Trẻ từ 12 tháng trở lên: 1-2 hộp/ngày. Tuần ăn 3 lần.
Thời điểm ăn váng sữa thích hợp trong ngày:
- Váng sữa chứa rất nhiều calo, do đó bạn nên cho bé ăn váng sữa vào các bữa phụ, ăn sáng hoặc ăn trưa. Tránh cho bé ăn vào buổi tối vì ăn váng sữa vào buổi tối sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé không được nghỉ ngơi, gây cảm giác đầy bụng, trằn trọc làm bé khó ngủ.
- Không nên ăn trước bữa chính vì sẽ khiến bé ngang dạ, bỏ bữa chính.
Những trẻ nào không nên ăn váng sữa:
Các bé đang bị tiêu chảy, thừa cân, béo phì hoặc dị ứng với sữa bò… vì năng lượng cao trong váng sữa sẽ khiến trẻ càng tăng cân, dễ béo phì và dẫn đến các bệnh mãn tính khác.
3. Bảo quản váng sữa đúng cách
- Vì váng sữa rất dễ bị hỏng nên bạn cần bảo quản váng sữa trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu không có tủ lạnh, bạn nên để váng sữa trong phòng thoáng mát, nhiệt độ phòng dưới 25 độ C.
- Cho trẻ ăn váng sữa có date dài, không nên ăn sản phẩm cận date hoặc hết date.
- Cần cho trẻ ăn ngay sau khi bóc hộp váng sữa.
Váng sữa là thực phẩm bổ sung nhiều năng lượng cho trẻ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần cho trẻ ăn váng sữa đúng cách, đặc biệt chú ý về độ tuổi cho trẻ ăn váng sữa và lượng ăn mỗi lần. Bên cạnh váng sữa, bé cũng cần được cung cấp năng lượng từ các thực phẩm giàu năng lượng khác như hoa quả, rau xanh, cháo, thịt, cá, bột,… Bạn nên cho bé ăn đa dạng, các bữa ăn cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để giúp bé phát triển tốt nhất trong những năm đầu đời.
Uống 8 muỗng thực phẩm bổ sung rồi tập gym, chàng trai bị phù não
Trước khi tập gym, một chàng thanh niên 25 tuổi ở Mỹ đã uống 8 muỗng thực phẩm bổ sung. Hậu quả khiến cậu phải nhập viện do phù não và xuất huyết não.
Chàng trai đã nhập viện do phù não, xuất huyết não sau khi nạp 8 muỗng thực phẩm bổ sung cùng lúc - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tên của chàng trai không được tiết lộ. Ca bệnh của anh được chia sẻ trên kênh YouTuber của bác sĩ Bernard Hsu ở thành phố Philadelphia (Mỹ), theo Men's Health.
Trong video chia sẻ, bác sĩ Hsu gọi chàng trai này là JA. Trước khi đến phòng tập gym, anh JA đã nạp đến 8 muỗng bột bổ sung, loại dành để uống trước khi tập gym. Tuy nhiên, anh không pha với nước mà cho bột vào miệng rồi nhai nuốt. Đây đang là xu hướng dùng bột bổ sung mới xuất hiện ở Mỹ.
Dùng bột bổ sung mà không cần pha với nước rõ ràng là sai phương pháp nhưng anh JA vẫn thực hiện, bác sĩ Hsu cho biết.
Anh JA có dùng TikTok. Anh ăn 8 muỗng bột bổ sung để quay video đăng lên tài khoản TikTok có 100.000 người theo dõi của mình. Tuy nhiên, hậu quả sau đó rất nặng nề.
Anh JA đến phòng gym và bắt đầu cảm thấy không khỏe. Số lượng 8 muỗng bột bổ sung trước khi tập chứa một lượng lớn caffeine, creatine và nhiều chất tăng lực khác.
Chàng trai bắt đầu cảm thấy đổ mồ hôi nhiều, bồn chồn, tim đập nhanh, mắt trợn tròn và đau nhức đầu. Dù vậy anh vẫn tiếp tục nâng tạ nặng. Cuối cùng, người nhà phải đưa JA đến bệnh viện trong tình trạng huyết áp tăng cao, tim đập nhanh bất thường.
Đặc biệt, một đồng tử của JA giãn nở lớn hơn bên còn lại. Đây là dấu hiệu bất thường ở não vì mắt được não điều khiển.
Bác sĩ không hề biết JA đã nạp một lượng lớn bột bổ sung cho đến khi người nhà xem video trên TikTok của anh và thông báo cho bác sĩ. Hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy Ja bị phù não và xuất huyết não.
Để giảm áp lực nội sọ, các bác sĩ phải phẫu thuật cắt tháo bớt một phần sọ cho JA. May mắn là khi được điều trị, tình trạng của JA đã cải thiện. Ngoài ra, việc JA còn trẻ cũng góp phần giúp anh vượt qua cơn nguy kịch. Sau vài tháng điều trị, sức khỏe của anh JA đang dần phục hồi.
Bác sĩ Hsu cảnh báo nếu uống bột bổ sung trước khi tập thì cần pha với nước chứ không nên cho trực tiếp vào miệng. Ông cũng lưu ý người tập gym vẫn có thể tập luyện hiệu quả mà không cần dùng bột bổ sung, theo Men's Health.
4 tín hiệu ở trẻ 1 tuổi cho thấy bé đang khoẻ mạnh và lớn lên từng ngày Trước 1 tuổi, trẻ phát triển rất nhanh và mẹ sẽ thấy con thay đổi từng ngày. Trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh trong giai đoạn sơ sinh, đặc biệt là giai đoạn 1-3 tuổi, nói chung nếu bé có 4 tín hiệu này thì có nghĩa là bé đang lớn lên từng ngày. Eo tã thấp hơn rốn Trẻ sơ sinh...