Thoát vị đĩa đệm thắt lưng nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau?
Một số nghiên cứu khẳng định chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương, gúp giảm viêm chẳng hạn như tình trạng thoát vị đĩa đệm.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bị thoát vị đĩa đệm
Tình trạng viêm, đau tái phát liên quan đến thoát vị đĩa đệm có thể nhận được kết quả tích cực từ chế độ ăn uống kết hợp các thành phần chống viêm, những thành phần khuyến khích sản xuất, duy trì sụn khỏe mạnh.
Chứng thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau dữ dội và một loạt các triệu chứng khó chịu khác. Chế độ ăn phù hợp, lựa chọn những thực phẩm nên ăn, nên tránh giúp kiểm soát tình trạng này và giảm ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống.
Ngoài việc điều trị y tế mà bệnh nhân cần tuân thủ, việc ăn uống hợp lý trong khi vết thương đĩa đệm đang lành vết thương cũng rất quan trọng. Nghiên cứu đã chứng minh rằng dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe cột sống.
2. Các dưỡng chất thiết yếu với người bị thoát vị đĩa đệm
Nếu bạn đang bị chấn thương đĩa đệm, việc biết nên chọn, nên tránh loại thực phẩm nào cũng ảnh hưởng tốt đến mức độ hồi phục hiệu quả.
Chế độ ăn quan trọng với người bị thoát vị đĩa đệm, nhất là trong tình trạng đau.
Thoát vị đĩa đệm liên quan đến sự nứt của vòng xơ, được tạo thành từ các sợi collagen chắc chắn. Viêm là một phần trong phản ứng chữa lành tự nhiên của cơ thể nhưng nó gây ra rất nhiều khó chịu. Do đó, người bệnh nên tham khảo các loại thực phẩm và chất bổ sung dưới đây:
Thực phẩm giàu c anxi
Để duy trì sức khỏe, xương cần canxi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với xương bị thương. Một số nguồn canxi tốt nhất bao gồm: quả mơ, quả sung, sữa, trứng, cá, các loại hạt, đậu nành, rau lá xanh.
Arginine là một acid amin cơ thể sản xuất với số lượng hạn chế trong thời kỳ tăng trưởng, bệnh tật hoặc chấn thương. Nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung arginine có thể làm tăng khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.
Arginine được tìm thấy tự nhiên trong các loại hạt, đậu, thịt, đặc biệt là thịt gà tây.
Giống như arginine, glutamine là một acid amin cơ thể sản xuất với số lượng hạn chế. Nó tham gia vào các quá trình sinh học kiểm soát sự phát triển và sửa chữa tế bào. Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy bổ sung glutamine có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm số ngày bệnh nhân phải nằm viện sau một cuộc phẫu thuật lớn hoặc bệnh tật.
Danh sách thực phẩm giàu glutamine khác nhau nhưng nghiên cứu cho thấy thịt bò, trứng, gạo trắng, đậu phụ, ngô đều giàu glutamine.
Video đang HOT
Chất xơ
Chất xơ là một thành phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Thực phẩm giàu chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa. Các vấn đề về tiêu hóa có thể gây ra áp lực tích tụ trong bụng, gây căng thẳng cho đĩa đệm bị tổn thương.
Uống nhiều nước
Cơ thể con người có 70% là nước. Nước cần thiết cho việc sửa chữa, tăng trưởng và chức năng của tất cả các tế bào bạch cầu vô mạch, bao gồm khớp, sụn, dây chằng, đĩa đệm cột sống.
Nhiều bệnh nhân bị rối loạn cơ xương đã bị mất nước. Những bệnh nhân lớn hơn tuổi thường có cơ thể chứa 50% nước thay vì 70%. Để góp phần đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đồng thời loại bỏ chất thải cho đĩa đệm cột sống và dây chằng, phải uống nước đủ mỗi ngày.
Glucosamine sulfate
Glucosamine sulfate là một chất hóa học thiết yếu được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể. Một trong những công việc của nó là sản xuất các hóa chất khác phối hợp với nhau để duy trì và sửa chữa collagen cũng như chất lỏng đặc bao quanh và bảo vệ các khu vực xung quanh khớp. Mặc dù một người có thể tiêu thụ chất này ở dạng bổ sung nhưng một trong những nguồn thực phẩm cung cấp glucosamine sulfate tốt nhất là nước hầm xương.
Glucosamine sulfate thường được tìm thấy ở dạng thực phẩm bổ sung, hợp chất này giúp cơ thể hình thành các chất hóa học có tác dụng sửa chữa sụn bị hư hỏng.
Nước hầm xương có lợi cho sức khỏe người bị thoát vị đĩa đệm.
Acid béo omega-3
Acid béo omega-3 làm giảm phản ứng viêm của cơ thể một cách tự nhiên. Viêm có thể cần thiết trong quá trình chữa lành nhưng viêm quá nhiều hoặc viêm mạn tính lại phá hủy. Bổ sung omega-3 được cho là giúp giảm viêm mạn tính. Vì viêm là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng nên tình trạng viêm giảm sẽ có khả năng làm giảm đau lưng.
Acid béo omega 3 giúp cơ thể ngăn ngừa tổn thương sụn và đĩa đệm do viêm gây ra. Những acid béo này cũng có thể giúp sửa chữa những tổn thương đã xảy ra. Thực phẩm giàu acid béo omega-3 bao gồm dầu hạt cải, hạt chia, hạt lanh, cá hồi, quả óc chó. Acid béo omega-3 có nồng độ cao trong dầu cá, đây là thành phần tuyệt vời để chống viêm.
Nucleotide
Mỗi tế bào trong cơ thể con người đều chứa các phân tử gọi là nucleotide, giúp tạo nên và duy trì DNA và RNA. Sản xuất DNA và RNA là cần thiết để sửa chữa, tái sinh tế bào.
Khi cơ thể đang phải đối mặt với một tình trạng căng thẳng về sức khỏe, chẳng hạn như vấn đề ở lưng dưới hoặc cổ, nó cần nhiều nucleotide hơn bình thường. Cơ thể thường xuyên sản xuất và tái chế các nucleotide ngoài việc hấp thụ chúng qua thức ăn.
Vì tất cả các tế bào đều chứa nucleotide nên tất cả các nguồn thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật và động vật đều chứa nucleotide.
Chất chống oxy hóa
Vitamin C giúp cơ thể hình thành collagen, có tác dụng liên kết và hỗ trợ các mô.
Bổ sung chất chống oxy hóa trong khi chữa lành chấn thương đĩa đệm là điều quan trọng. Chất chống oxy hóa giúp tăng sản xuất collagen của cơ thể. Thực phẩm là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt bao gồm atisô, quả mâm xôi, quả việt quất, sô cô la đen, đậu thận, quả hồ đào.
Các nguồn chống oxy hóa tuyệt vời khác là trà xanh, tỏi và ớt cayenne.
Lưu huỳnh
Lưu huỳnh tăng tốc sản xuất collagen và protein, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu lưu huỳnh khi ăn theo chế độ ăn uống phù hợp trong quá trình chữa lành chấn thương đĩa đệm.
Thực phẩm giàu lưu huỳnh là khoáng chất thiết yếu hỗ trợ sản xuất collagen. Nó có thể được tìm thấy trong các loại rau họ cải, rau arugula, sữa, trứng, các loại đậu.
Loại nhóm thực phẩm đầu tiên chứa hàm lượng lưu huỳnh cao là allium. Alliums bao gồm hẹ, tỏi, tỏi tây, hành tây, hẹ tây. Nhóm thực phẩm thứ hai là các loại rau họ cải. Đó là bông cải xanh, cải bruxen, bắp cải, súp lơ trắng, rau cải rổ, cải xoăn, cải xoong. Cuối cùng, thực phẩm động vật như nước hầm xương, thịt bò ăn cỏ, trứng hữu cơ và cá đánh bắt tự nhiên chứa hàm lượng lưu huỳnh cao.
Các thực phẩm giàu lưu huỳnh giúp tăng tốc sản xuất collagen và protein.
3. Những thực phẩm nên tránh nếu bị thoát vị đĩa đệm
Tránh ăn đường
Ăn quá nhiều đường có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và đau khi thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Vì vậy, để giảm đau nên giảm lượng đường ăn vào, hãy tránh xa soda, đồ nướng, ngũ cốc có đường, kẹo. Thay vào đó, hãy chọn chất làm ngọt tự nhiên như mật ong hoặc xi-rô cây phong.
Nói không với thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như khoai tây chiên, súp đóng hộp, pizza đông lạnh, những thực phẩm này vốn không tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người, chứ đừng nói đến những người bị thoát vị đĩa đệm. Những thực phẩm này chứa hàm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cao, có thể làm tăng tình trạng viêm, gây đau. Vì vậy, hãy ăn các loại thực phẩm nguyên chất như trái cây, rau, thịt nạc.
Hạn chế ăn natri
Natri cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và dẫn đến đau, đó là lý do nên giảm lượng muối ăn vào. Tránh các thực phẩm có hàm lượng natri cao như khoai tây chiên, thực phẩm đóng hộp, đông lạnh. Thay vào đó, hãy chuẩn bị bữa ăn cho mình bằng nguyên liệu tươi và lượng muối tối thiểu.
Tránh ăn đồ chiên, cay
Thực phẩm chiên, cay cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và ảnh hưởng đến chứng thoát vị đĩa đệm. Nên hạn chế những thực phẩm như gà rán, cà ri cay trong chế độ ăn. Hãy thử nướng thức ăn thay vì chiên và chọn các loại gia vị nhẹ hơn để tạo hương vị cho món ăn, như nghệ, thì là.
Bạn trẻ đau thắt lưng vùng thấp, bác sĩ chỉ cách phòng ngừa
Đau lưng vùng thấp hay còn gọi là đau cột sống thắt lưng là hội chứng đau khu trú ở vùng lưng từ đốt sống L1 đến nếp lằn mông ở một hoặc cả hai bên của cơ thể.
Tê bì từ đùi xuống cẳng chân, anh N.V.T (20 tuổi, ngụ TP.HCM) cảm giác đau khi đi lại. Sau thăm khám, kết quả chụp X-quang, cho thấy anh V.T bị đau lưng thấp do thoát vị đĩa đệm L4-5.
Khối thoát vị chèn rễ thần kinh của bệnh nhân 20 tuổi. (Ảnh: BSCC)
Tương tự anh V.T, chị M.T.H (25 tuổi, ngụ Bình Thuận), làm công việc văn phòng cũng được chẩn đoán đau lưng thấp do thoát vị đĩa đệm L4-5 sau khi chụp X-quang, MRI cột sống.
Qua khai thác bệnh sử, chị T.H cho biết mình làm công việc văn phòng đã 3 năm, thường xuyên ngồi làm việc, ít vận động. Vừa rồi, sau khi bê thùng nước thì cảm thấy nhói vùng lưng lan xuống hai chân, tình trạng đau ngày càng tăng.
Liên quan đến bệnh đau thắt lưng vùng thấp, BS.CKII Kiều Mạnh Hà, Chủ nhiệm khoa Thần Kinh, Bệnh viện Quân y 7A, TP.HCM, nhận định, hiện nay, đau thắt lưng không chỉ là vấn đề sức khỏe của riêng người lớn tuổi mà còn là triệu chứng thường gặp ở giới trẻ, đặc biệt là trong nhóm tuổi từ 25 - 30 tuổi.
"Do cậy sức còn trẻ nên nhiều bệnh nhân còn khá thờ ơ với triệu chứng đau mỏi cột sống. Chỉ đến khi cơn đau xuất hiện trầm trọng và kéo dài, người bệnh mới vội vàng tìm kiếm phương pháp điều trị. Bên cạnh đó, một phần do tính chất công việc thường xuyên ngồi lâu, ít vận động hoặc lao động sai tư thế, nhiều bạn trẻ hằng ngày đã vô tình gây ra các áp lực lên cột sống, khiến cột sống bị chấn thương hoặc thoái hóa sớm", BS Hà nói.
Theo BS Hà, triệu chứng đau thắt lưng ở người trẻ thường xuất hiện dưới dạng đau cấp hoặc mãn tính. Theo đó, đau lưng cấp là cơn đau xuất hiện đột ngột, từ 2,3 ngày đến vài tuần và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu ban đầu báo hiệu cấu trúc cơ khớp cột sống đang bị quá tải hoặc có sự sai lệch. Nếu không tích cực điều trị, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Còn đặc trưng đau lưng mãn tính với các cơn đau âm ỉ kéo dài từ 3 tháng trở lên, khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển và không thể đứng thẳng lưng. Nếu bệnh đã bước vào giai đoạn mãn tính thì quá trình điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn.
Nguyên nhân đau lưng thường gặp làm việc lâu với tư thế ít thay đổi, ngồi cong lưng khiến cho các dây chằng, đĩa đệm cột sống bị chèn ép, cơ bắp bị co cứng, cản trở tuần hoàn máu, từ đó dẫn đến các cơn đau nhức mỏi. Xoay vặn cột sống đột ngột, mang vác vật nặng sai tư thế có thể làm nhóm cơ và dây chằng ở lưng bị căng quá mức.
Đồng thời, các hoạt động trong sinh hoạt tưởng rất đơn giản như bê nhấc xe máy, xách xô nước, khuân vác vali,... lại có thể gia tăng áp lực khá lớn lên cột sống, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa cột sống.
"Đau thắt lưng là triệu chứng báo hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, người trẻ dù có sức khỏe đến đâu cũng phải cảnh giác với các triệu chứng đau lưng xuất hiện đột ngột. Bên cạnh đó, người bệnh không nên lạm dụng các thuốc giảm đau, chống viêm hoặc sử dụng các thuốc đắp dán không rõ nguồn gốc. Tốt nhất, bệnh nhân nên đến gặp các bác sỹ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh để bệnh diễn tiến nặng hơn, sẽ rất khó điều trị", BS Hà lưu ý.
BS.CKII Kiều Mạnh Hà đang thăm khám cho bệnh nhân.
Có nhiều phương pháp để điều trị đau thắt lưng vùng thấp như tiêm ngoại màng cứng dưới hướng dẫn siêu âm, X-quang hoặc CT scanner. Ngoài ra có thể sử dụng sóng cao tần (RFA) dưới hướng dẫn bằng Siêu âm, X-quang hoặc CT scanner; phong bế thần kinh dưới sự hướng dẫn của CT scanner.
Bên cạnh đó, còn có các phương pháp điều trị khác như kéo giãn cột sống là phương pháp dùng lực cơ học tác động theo chiều dọc của cột sống nhằm làm giãn nở khoảng cách giữa các khoang đốt sống để đem lại hiệu quả điều trị.
Có nhiều trường hợp được chỉ định thực hiện phẫu thuật lưng, tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm, thường gặp trong trường hợp thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là nếu có đau liên tục và chèn ép dây thần kinh có thể dẫn đến yếu cơ.
"Sức khỏe xương khớp là yếu tố quan trọng mà tất cả mọi người nên quan tâm, kể cả những người trẻ tuổi. Nếu gặp các vấn đề như tê mỏi, đau nhức vùng cột sống lưng thì nên nhanh chóng liên hệ với cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán và điều trị sớm", BS Hà nhấn mạnh.
Các phương pháp trị thoát vị đĩa đệm Thoát vị đĩa đệm thường gặp sau các chấn thương hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách... Bệnh không được điều trị đúng cánh sẽ để lại những ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân. 1. Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào? Tùy theo tính chất tổn thương, vị trí của thoát vị...