Thi tốt nghiệp THPT – Vào guồng ôn tập: Chìa khóa dẫn lối thành công
Học trực tuyến cùng bạn bè, nắm chắc kiến thức sách giáo khoa hay tìm ra mục tiêu cụ thể để phấn đấu là “chìa khóa vàng” của các thủ khoa toàn quốc trong Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2020.
Thủ khoa khối C00 Nguyễn Thị Hương.
Luôn sát cánh cùng bạn bè
Trần Nguyễn Thanh Tùng, cựu học sinh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du, tỉnh Đắk Lắk, là thủ khoa khối A01 trong Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2020 với tổng điểm 29,5. Cụ thể, nam sinh đạt hai điểm 10 môn Toán và tiếng Anh, 9,5 môn Vật lý. Hiện Thanh Tùng là sinh viên năm nhất nhóm ngành Kinh tế – Quản trị, Trường Đại học Ngoại thương TP.HCM.
Chàng trai quê Đắk Lắk chia sẻ những ngày đầu lớp 10, em gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp học tập phù hợp. Em xác định, sách giáo khoa là kiến thức nền tảng cần có nếu muốn duy trì điểm số trên lớp và đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp. Như vậy, để nắm vững kiến thức sách giáo khoa, việc tự học rất quan trọng.
Thanh Tùng áp dụng phương pháp kết hợp giữa học kiến thức mới và ôn lại kiến thức cũ. Nhờ đó, em có thể trau dồi những điều chưa biết và hoàn thiện nền tảng có sẵn. Ban đầu, phương pháp học kết hợp mất khá nhiều thời gian vì người học phải liên kết nhiều kiến thức. Tuy nhiên, cách học này đã giúp Tùng xây dựng nền tảng tương đối vững chắc, hiểu sâu và nhớ lâu từng dạng bài. Khi bước vào giai đoạn ôn thi nước rút, em không mất quá nhiều thời gian để lược ôn chương trình phổ thông từ lớp 10 – 12.
Tùng bật mí: Thành tích em đạt được một phần nhờ học trực tuyến với bạn thân cùng lớp là Lý Phan Thùy Trang. Nhờ ưu điểm là thời gian linh hoạt, chúng em có thể trao đổi bài vở mọi lúc, mọi nơi.
Trong quá trình luyện đề gặp bài tập khó, Tùng và Trang cùng nhau tìm phương pháp giải và đối chiếu đáp án. Người giải đúng sẽ giải thích cách làm, phân tích thật kỹ lý do mắc lỗi của người giải sai. Nếu cùng giải đúng, hai bạn sẽ tham khảo cách làm của nhau để tìm ra cách làm nhanh, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn bảo đảm tính chính xác. Thời gian rảnh, các bạn cùng nhau thảo luận phương pháp giải từng dạng bài nâng cao môn Toán và Vật lý.
Video đang HOT
Trần Nguyễn Thanh Tùng (ngoài cùng bên phải), thủ khoa khối A1 năm 2020.
Vững kiến thức sách giáo khoa
Với thành tích học tập ấn tượng, Nguyễn Ngọc Khanh, cựu học sinh Trường Trung học phổ thông chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, là thủ khoa khối D01.
Tại Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2020, em đạt hai điểm 10 môn Toán và tiếng Anh, 9 điểm Văn. Nữ sinh chọn ngành Kế toán – Kiểm toán theo định hướng ACCA của Trường Đại học Ngoại thương dù đỗ ngành này theo phương thức xét tuyển điểm học bạ và chứng chỉ tiếng Anh.
Chia sẻ về bí quyết học tập, Khanh cho biết chọn ngành, trường đại học và phương thức xét tuyển qua học bạ từ năm lớp 11. Vì thế, em tập trung học theo sách giáo khoa để nắm chắc kiến thức, duy trì điểm học tập tốt. Trên lớp, em chăm chú nghe giảng, hiểu kỹ từng dạng bài trong sách giáo khoa lớp 11, 12. Sau đó, em thực hành làm bài tập trong sách giáo khoa, tài liệu thầy cô giao rồi chuyển sang luyện bài tập nâng cao và giải đề.
Khanh bày tỏ: Các bạn không nên chủ quan với kiến thức trong sách giáo khoa bởi đây là nền móng đầu tiên cho ngôi nhà kiến thức. Nếu cảm thấy kiến thức còn yếu, bị hổng, các bạn có thể tìm phương pháp học khác để trau dồi nhưng không nên bỏ bê việc học trên lớp.
Trong thời gian ôn luyện, khi cảm thấy bản thân đã tiến bộ, hãy chuyển sang những bộ sách bài tập nâng cao hoặc luyện đề. Việc đặt mục tiêu, thử làm bài tập ở nhiều trình độ khác nhau hết sức cần thiết để đạt kết quả cao trong học tập.
Nguyễn Ngọc Khanh là thủ khoa khối D01 năm 2020.
Thành công đến từ động lực
Nguyễn Thị Hương, cựu học sinh Trường Trung học phổ thông Mỹ Tho, tỉnh Nam Định, thủ khoa khối C00 khi đạt 9,5 Ngữ văn, 9,75 Lịch sử và 10 Địa lý, trong Kỳ thi tốt nghiệp năm 2020. Nhưng em đăng ký ngành Quan hệ công chúng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân theo tổ hợp C04 (Toán, Văn, Địa).
Năm lớp 10, Hương dự định theo khối A nhưng trường chưa phân ban nên em vẫn học đều các môn. Qua một năm, nhờ được truyền cảm hứng từ bài giảng sinh động của các cô giáo dạy môn Văn, Sử, Địa, Hương quyết định chuyển sang khối C.
Dù chọn khối thi muộn hơn các bạn, Hương không cảm thấy áp lực. Vốn yêu thích môn Toán, nữ sinh kỳ vọng có thể đạt thành tích cao ở khối C04. Những ước mong và hạn chế này được chuyển hóa thành động lực giúp Hương rèn thói quen học tập chăm chỉ, không xao nhãng.
Nói về phương pháp học, Hương kể thích sự sáng tạo, khoa học và kết nối. Sau khi nghe giảng trên lớp, em khái quát lại những ý chính, trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy. Khi học Địa lý, em hình dung các dãy núi, hệ thống sông ngòi hay bản đồ Việt Nam trong đầu để ghi nhớ theo hướng trực quan, sinh động. Với môn Sử, em kẻ bảng so sánh điểm giống và khác của những sự kiện có tính tương đồng như Chiến tranh Thế giới 1, 2.
Mỗi bạn có thể tìm ra phương pháp học riêng như tự học, học nhóm hoặc học thêm nhưng sẽ thiếu hiệu quả nếu các bạn không tìm ra động lực để phấn đấu. Động lực học giống như ngọn đèn hải đăng dẫn lối các bạn qua gian nan, thử thách trong quá trình ôn luyện. -
Thủ khoa khối C00 Nguyễn Thị Hương
40 trường thực hiện mô hình tiên tiến theo xu thế hội nhập tại TP.HCM
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, tính đến năm học 2020-2021, toàn ngành có 40 trường thực hiện mô hình trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại TP.HCM (gọi tắt là trường tiên tiến).
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn trong buổi báo cáo thực hiện dự án dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Ảnh minh hoạ
Mục tiêu của mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại TP.HCM (gọi tắt là trường tiên tiến) hướng đến giúp học sinh: Hứng thú học tập, chủ động, tích cực, sáng tạo, biết san sẻ, học hỏi lẫn nhau;
Được phát huy tối đa năng khiếu, được rèn luyện phẩm chất, trau dồi kỹ năng thực hành xã hội. Được tiếp cận với phương pháp GD hiện đại, được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến;
Được trang bị kỹ năng ngoại ngữ, tin học theo chuẩn quốc tế, nhưng vẫn mang bản sắc dân tộc.
Theo đó, khi xây dựng mô hình này, ngành GD-ĐT hướng đến ngôi trường có chất lượng tốt với mức học phí thấp hơn nhiều so với các trường quốc tế để học sinh Thành phố có thêm cơ hội hưởng thụ chất lượng giáo dục tiên tiến, làm mũi nhọn để các trường phấn đấu, phát triển. Năm 2005, Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3) được lựa chọn thực hiện thí điểm đầu tiên mô hình này.
Sau gần 10 năm thí điểm, Sở GD-ĐT đã tổ chức đánh giá, tổng kết và tham mưu cho UBND TP.HCM ra quyết định về tiêu chí trường mô hình tiên tiến vào năm 2014. Và kế tiếp là phê duyệt đề án xây dựng Trường THPT Lê Quý Đôn, Trường THPT Nguyễn Du, THPT Nguyễn Hiền thực hiện mô hình nói trên từ năm học 2015-2016.
Về mức thu, ở trường mô hình tiên tiến xác định gồm 3 khoản thu: Học phí theo quy định hiện hành; các khoản thu đề thực hiện mô hình trường tiên tiến là 1.5 triệu đồng/tháng/học sinh và các khoản thu thoả thuận khác (bán trú, xe đưa rước...) thực hiện theo các văn bản hướng dẫn liên ngành.
Danh sách 40 trường thực hiện theo mô hình tiên tiến tính đến năm học 2020-2021
Sau năm học 2015-2016, mới ban đầu chỉ có 3 trường THPT thực hiện mô hình nói trên, đến nay, số đơn vị xây dựng để thực hiện theo đề án này càng tăng. Tính đến năm học 2020-2021 có 40 trường, trong đó có 16 trường mầm non, 13 trường tiểu học, 8 trường THCS và 3 trường THPT.
Về số học sinh đang theo học mô hình trường tiên tiến là 4.915 học sinh ở bậc mầm non, 9.273 học sinh tiểu học, 6.000 học sinh THCS và 4.049 học sinh THPT.
Được biết, tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 10 trường ở các quận, huyện đăng kí thực hiện mô hình này ở thời gian tới.
Linh động phương án ôn tập cho học sinh cuối cấp Từ ngày 10/5, học sinh trên địa bàn TP.HCM tạm dừng đến trường và tiếp tục triển khai học trên internet để hoàn tất chương trình năm học. Giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10 dạy học trực tuyến. Ảnh minh hoạ NTCC Riêng học sinh lớp 9 và lớp 12, UBND TP.HCM cho phép nhà trường lựa chọn việc ôn tập...