Thấy những dấu hiệu sau ở miệng, bạn phải tới bác sĩ ngay!
Theo các bác sĩ, ung thư vùng khoang miệng rất phổ biến và dễ nhầm lẫn, bỏ qua các dấu hiệu của bệnh sẽ dẫn tới mất thời gian vàng điều trị.
Ung thư khoang miệng
Nhầm với nhiệt miệng
Ông Nguyễn Văn Lực – 61 tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội vừa đến bệnh viện khám và được chẩn đoán ung thư lưỡi. Phần lưỡi xuất hiện một điểm gờ, có các vảy trắng nhưng ông Lực không thấy đau mà nghĩ do nóng, nhiệt miệng và không đến bệnh viện khám.
Khi dấu hiệu càng nặng, vết loét cứ to ra nhưng không liền lại, ăn uống cộm khó nuốt, ông Lực mới tới bệnh viện kiểm tra. Sinh thiết chẩn đoán ung thư lưỡi. Ông Lực kể, vết trắng sần có loét nhỏ xuất hiện cả năm nay, ông không nghĩ đó là bệnh ung thư tìm đến mình. Ông chủ quan không đến bác sĩ sớm.
Ông Lực có tiền sử hút ngày nửa bao thuốc từ hơn chục năm nay. Khi bác sĩ cho biết tác nhân gây ung thư do thuốc lá gây ra, ông Lực thấy tiếc nuối vì đã mang “thuốc độc” vào cơ thể.
Không giống với ông Lực, bà Đỗ Thị Bền – 58 tuổi, Nho Quan, Ninh Bình vùng miệng xuất hiện đốm đen, trắng hai năm nay ban đầu như nốt ruồi rồi dần to lên bằng đầu ngón tay út. Vết chàm không gây đau, không ra máu mà cứ to dần, có gờ nhưng bà Bền không đi khám ở bệnh viện.
Khoảng 2 tháng nay, vết lạ đó gây đau và bắt đầu loét. Bà Bền tới bệnh viện huyện khám được chẩn đoán viêm và được kê thuốc uống 15 ngày không có dấu hiệu đỡ. Bác sĩ khuyên bà nên tới cơ sở y tế lớn kiểm tra. Kết quả, tại bệnh viện bác sĩ chẩn đoán bà bị ung thư khoang miệng giai đoạn 2.
Các bác sĩ đã phát hiện khối u ở vùng má lên tới 3cm. Bà Bền được phẫu thuật cắt u và nạo vét hạch để triệt căn tế bào ung thư xung quanh. Cắt bỏ vùng má hàm và tái tạo lại khoang miệng.
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Thái (Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba), ung thư khoang miệng bệnh nhân rất dễ nhầm với các bệnh lý khác như viêm họng, nhiệt miệng dẫn tới bệnh nhân thường đi khám bệnh muộn.
Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư khoang miệng chưa rõ ràng do tác nhân nào. Tuy nhiên, bác sĩ Thái cho biết, các nghiên cứu báo cáo các chuyên gia đều chỉ ra rằng 75% các trường hợp ung thư khoang miệng bao gồm sàn miệng, lưỡi, môi, niêm mạc má đều có liên quan đến hút thuốc lá. Không chỉ hút thuốc lá chủ động mà ngay cả hút thuốc lá thụ động cũng tăng khả năng ung thư vùng mũi miệng.
Nếu những người hút thuốc lá lại thêm việc sử dụng nhiều bia rượu thì tăng khả năng ung thư khoang miệng lên rất nhiều.
Dấu hiệu ung thư khoang miệng
So với nhiều loại ung thư khác, ung thư khoang miệng dễ chẩn đoán và cho tiên lượng điều trị rất tốt ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân ung thư khoang miệng ở Việt Nam đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị kém hiệu quả.
Ở giai đoạn muộn, tổn thương trong miệng có thể lan rộng gây những cơn đau kéo dài, mất chức năng của miệng như ăn uống, nói chuyện, bị biến dạng khuôn mặt do phẫu thuật cắt u, thậm chí tử vong.
Video đang HOT
Theo số liệu WHO năm 2018, ung thư khoang miệng tại Việt Nam xếp thứ 18 trong số các loại ung thư phổ biến với gần 1.900 ca mắc mới, trong đó tỉ lệ tử vong chiếm khoảng 50%.
Khi thấy các dấu hiệu sau đây, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Viêm họng mãn tính
Viêm họng mãn tính là một trong những căn bệnh phổ biến và đặc biệt, đây có thể là dấu hiệu của một chứng bệnh nguy hiểm hơn, đó chính là căn bệnh ung thư khoang miệng.
Vì thế, khi bị viêm họng, nếu sử dụng mật ong, kẹo ngậm chanh hoặc nước muối loãng mà cơn đau không giảm, không dứt hẳn sau một thời gian dài sử dụng thì bạn nên đi khám nha sĩ ngay lập tức.
Đau lưỡi, khó nhai
Ngoài ra, hiện tượng đau lưỡi, hàm răng yếu và khó nhai thức ăn cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư này, các nha sĩ cảnh báo.
R máu bất thường trong khoang miệng
Việc ra máu có thể diễn ra tự nhiên, sau va chạm nhẹ, sau ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.
Vết loét hoặc vết chồi lâu lành
Nếu như bạn nhận ấy những vết loét trên khoang miệng lâu lành trên một tháng, xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng. Những vết loét này thường không đau, đụng nhẹ vào thấy hơi sượng cứng hoặc mất đi độ mềm mại. Đau thường xảy ra ở giai đoạn trễ hơn.
Nổi cục hạch vùng cổ không đau
Bệnh nhân phát hiện nổi u hạch ở vị trí thường gặp nhất như vùng dưới xương hàm và vùng dưới cằm. Đây chính là một dấu hiệu sờ thấy của căn bệnh ung thư khoang miệng.
Theo infonet
Xử lý nhanh nhiệt miệng ở trẻ em
Trẻ bị nhiệt miệng không phải bệnh nặng nhưng nó lại khiến trẻ vô cùng khó chịu vì đau mỗi khi ăn uống.
Vậy bố mẹ phải làm sao để xử lý tình trạng này một cách tận gốc và nhanh chóng nhất? Dưới đây chính là cách xử lý nhanh nhiệt miệng ở trẻ em mà bố mẹ cần biết.
Nhiệt miệng ở trẻ em là bệnh gì?
Nhiệt miệng ở trẻ em thực chất là một dạng bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo Đông y thì nhiệt miệng là do hỏa độc tức là do nhiệt độ từ các tác nhân bên ngoài tác động vào dẫn đến lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô, lưỡi đỏ và cộng với nước bọt sẽ gây viêm loét niêm mạc.
Biểu hiện khi trẻ bị nhiệt miệng là xuất hiện một vài đốm trắng 1 - 2 mm, to dần, hơi mọng nước tại niên mạc miệng. Vết loét sẽ to dần gây khó khăn cho việc ăn uống nếu không được chữa trị.
Nguyên nhân do đâu khiến trẻ bị nhiệt miệng?
Do trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ cay, nóng khiến trẻ bị nóng trong người dẫn đến viêm loét niêm mạc.
Do trẻ bị sâu răng hoăc viêm chân răng, viêm chóp răng hoặc viêm tủy... đều là những nguyên nhân gây nhiệt miệng cho trẻ.
Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm do căng thẳng, ăn uống thiếu chất, bệnh tật... khiến sức khỏe của trẻ bị suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh nhiệt miệng cho trẻ
Trẻ bị nhiễm các loại khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh sẽ làm mất cân bằng sinh học trong cơ thể dẫn đến bị nhiệt miệng.
Trẻ bị suy giảm chức năng gan khiến gan bị suy yếu hoặc bị tổn thương nên hoạt động bị giảm đi, dẫn đến không thể lọc hết độc tố có hại như asen, chì ra ngoài. Những độc tố này sẽ tích tụ ở niêm mạc lâu ngày gây ra viêm loét miệng.
Do trẻ bị vật cứng làm rách niêm mạc miệng như bàn chải đánh răng hay các vật nhọn khác đâm vào.
Do trẻ bị thiếu hụt sắt, vitamin B12, iron.
Do bé bị nhiễm khuẩn HSV, HHV và vi rút VZV, CMV...gây ra
Dấu hiệu cho thấy nhiệt miệng ở trẻ em
Trong miệng trẻ đột nhiên xuất hiện một vài đốm màu trắng, có kích thuốc ban đầu khoảng từ 1-2mm, lớn dần lên khoảng 8-10mm và vài ngày sau thì những đốm này vỡ bọc nước, gây viêm loét miệng.
Những vết loét xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng nên khi ăn mặn và cay sẽ gây ra đau rát cho vết loét, thậm chí là không thể ăn bất kỳ thứ gì cho đến khi triệu chứng giảm bớt. Và một số dấu hiệu trẻ bị nhiệt miệng khác như:
Trẻ khó chịu, quấy khóc và biếng ăn.
Miệng chảy nhiều nước dãi.
Nếu viêm loét nặng thì trẻ có thể bị sốt hoặc kèm nổi hạch ở cổ.
Trẻ bị sốt đột ngột.
Nướu răng có thể bị sưng và ra máu.
Phải làm gì để khắc phục tình trạng nhiệt miệng ở trẻ?
Hầu hết các trường hợp trẻ bị nhiệt miệng đều không quá gây nguy hiểm gì cho trẻ. Tuy nhiên, nhiệt miệng sẽ gây ra sự khó chịu và đau đớn cho trẻ. Chính vì thế, mẹ có thể áp dụng một số cách sau để có thể "đánh bay" nhiệt miệng của trẻ dễ dàng hơn:
Nhắc nhở trẻ súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng ít nhất 4 lần/ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn. Có thể cho trẻ súc miệng bằng nước củ cải ngày 3 lần để giúp giảm nhah các triệu chứng.
Cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, xay nhuyễn dễ nuốt mà không cân phải nhai kỹ như cháo, súp... Ngoài ra, thức ăn cho trẻ bị nhiệt miệng cần thanh đạm, không nên quá cay, quá mặn, quá nóng.
Cho trẻ uống nước nhiều hơn vì nếu trẻ bị mất nước thì chỉ càng khiến cho tình trạng lở loét miệng trở nên nghiêm trọng hơn mà thôi.
Sử dụng bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng. Một số bài thuốc bí truyền có tác dụng giải độc có tác dụng kéo dài thời gian tái phát bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát hoàn toàn. Trên thị trường có nhiều sản phẩm tác dụng không rõ rệt nhưng cũng có những sản phẩm hiệu quả vượt trội, những sản phẩm Đông y thế hệ 2 được sản xuất theo công thức gia truyền uy tín tại nhà máy chuẩn GMP-WHO.
Quỳnh Trang
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Nhiệt miệng, rụng tóc, mụn nhọt...là dấu hiệu bạn đang thiếu vitamin nghiêm trọng Vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, việc cơ thể thiếu bất kỳ một loại vitamin nào cũng có thể gây ra những hệ lụy liên quan đến sức khỏe. Vitamin là những chất hữu cơ rất cần thiết cho sự phát triển của con người. Tuy nhiên, cơ thể không có khả năng tổng hợp được vitamin...