Thái Nguyên: Số ca mắc bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng
Từ đầu năm đến nay, dù chỉ xuất hiện rải rác nhưng một số dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh có xu hướng gia tăng.
Cán bộ Trung tâm Y tế TP. Thái Nguyên phun khử khuẩn tại khu vực xuất hiện ca mắc bệnh bạch hầu – khu ký túc xá Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
Theo đó, số ca mắc sốt xuất huyết tăng khá cao, nhất là trong các tháng 7, 8 và 9, với 175 ca (tăng 121 ca so với cùng kỳ năm trước). Bệnh chân tay miệng có 294 ca mắc (tăng 181 ca so với cùng kỳ).
Ngoài ra, bệnh thủy đậu có gần 600 ca mắc (tăng 122 ca so với cùng kỳ); bệnh do liên cầu lợn có 4 ca (năm 2022 toàn tỉnh không có ca nào.).
Video đang HOT
Đặc biệt, sau nhiều năm “vắng bóng”, đầu tháng 9, tại TP. Thái Nguyên đã xuất hiện các ca mắc bệnh bạch hầu, trong đó có 1 trường hợp tử vong.
Ngay sau khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, lực lượng chức năng đã phối hợp giám sát chặt chẽ và xử lý kịp thời, không để phát sinh thành ổ dịch lớn, trên diện rộng.
Theo đánh giá của ngành Y tế, năm nay, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng, mưa nhiều, thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Bởi vậy, để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, người dân cần thường xuyên rửa tay; đeo khẩu trang khi có triệu chứng mắc các bệnh về đường hô hấp; thực hiện vệ sinh các bề mặt tiếp xúc, giữ nhà cửa thông thoáng…
Bộ Y tế xếp đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B
Bộ Y tế vừa có quyết định bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B - gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh.
Quyết định số 3044/QĐ-BYT của Bộ Y tế bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương ký ban hành ngày 9/11 căn cứ trên đề xuất của Cục Y tế Dự phòng. Các hoạt động phòng, chống bệnh được thực hiện theo quy định của luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và căn cứ vào tính chất nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ.
Bộ Y tế vừa có quyết định bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Tại nước ta, các bệnh truyền nhiễm được phân làm 3 nhóm. Trong đó, nhóm A là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh bao gồm các bệnh bại liệt, cúm gia cầm A(H5N1), bệnh đậu mùa, bệnh COVID-19, bệnh sốt vàng...
Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong gồm bệnh do virus Adeno, bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bạch hầu, cúm, bệnh dại, ho gà, lao phổi, sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, bệnh tay chân miệng, thủy đậu...
Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh (giang mai, lậu, bệnh sốt mò, sán lá gan, sốt xuất huyết do virus Hanta...).
Tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Việt Nam cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh về từ nước ngoài.
Đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là bệnh mới, ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu.
Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, kể từ đó bệnh đậu mùa khỉ ở người trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.
Năm 2003, đợt dịch đầu tiên bên ngoài châu Phi là ở Mỹ liên quan đến cầy thảo nguyên (chó đồng) đã dẫn đến hơn 70 ca mắc và sau đó bệnh đậu mùa khỉ được báo cáo rải rác.
Từ tháng 5 đến nay dịch có diễn biến bất thường, lan ra nhiều quốc gia. Thời gian ủ bệnh thường 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày. Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như bệnh đậu mùa.
Các triệu chứng thường thấy như là: sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.
Chủ động phòng, chống bệnh cúm mùa Thời tiết giao mùa, các tỉnh miền bắc những ngày gần đây có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa sáng và chiều, khiến nhiều người mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh cúm mùa. đưa trẻ đến khám và điều trị nội trú tại các bệnh viện do các bệnh về cúm mùa. Những ngày qua, Khoa Khám bệnh tại Bệnh...