Tập thể dục tại nhà, sao cho an toàn?
Mặc dù các phòng gym đã được phép mở cửa lại tại Việt Nam, nhưng việc tập trung đông người trong một không gian kín cũng khiến nhiều người ngần ngại và tiếp tục chọn tập tại nhà, thay vì đến phòng gym như trước đây.
Khi tập tại nhà, cần tuân thủ nguyên tắc từ ít tăng nhiều, từ đơn giản đến phối hợp phức tạp – SHUTTERSTOCK
Việc thực hiện các bài tập tại nhà cần được làm đúng để hạn chế thấp nhất những tổn thương có thể xảy ra.
Đừng quá vội vàng !
Theo bác sĩ Phạm Thế Hiển, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), việc tập thể dục tại nhà – đặc biệt là tập theo những bài trên mạng, không có giáo án tập luyện theo tiến độ, năng lực, khiến người tập vì vội vàng hoặc quá hăng say có thể dẫn tới các chấn thương như rách cơ, bong gân, căng giãn các dây chằng, thậm chí đứt dây chằng, bong điểm bám xương.
Khi tập luyện nếu thiếu các dụng cụ hỗ trợ như giày, thảm, quần áo có độ co giãn phù hợp, người tập có thể xuất hiện hiện tượng đau ở các đầu bám dây chằng. Không chỉ vậy, nếu môi trường tập tại nhà quá bí, độ ẩm cao, nhiệt độ nóng, sẽ khiến cơ thể người tập bị say nóng, biểu hiện bằng mệt mỏi kéo dài.
“Chấn thương không chỉ có khả năng xảy ra đối với người mới tập, người đã tập luyện nhuần nhuyễn vẫn có thể gặp các tổn thương do quá tải bài tập hay lặp đi lặp lại ở một khớp nhiều lần một động tác làm đứt các dây chằng, tổn thương hệ khớp, thậm chí gãy xương”, bác sĩ Hiển nói.
Khi gặp chấn thương thể thao, đầu tiên phải xác định có gãy xương, bong gân nặng hay chỉ bong gân nhẹ, từ đó sẽ có những cách xử trí khác nhau.
Video đang HOT
Xử trí khi chấn thương
Theo bác sĩ Hiển, khi người tập bị bong gân nhẹ, đau cơ, sưng nhẹ, mà vẫn có thể vận động được, lúc này nên hạn chế tập các bài tập ở vùng chấn thương ít nhất 3 tuần (ví dụ bị chấn thương ở vai thì nghỉ tập vai, chỉ tập bụng và chân), chườm lạnh (chườm với đá lạnh được bao bởi khăn mỏng, trong khoảng 20 phút, nghỉ 1 – 2 giờ), và băng cố định bằng loại băng thun (băng vừa tay không siết). Nếu bị ở chi dưới thì kê cao chân hơn ngực khi nằm, và ngang thắt lưng khi ngồi. Nếu bị ở tay thì để tay lên ngực khi nằm.
Khi bong gân nặng hoặc gãy xương, đặc biệt nếu đau nhiều, sưng to (chảy máu bên trong) và người tập không thể sử dụng vùng chi bị tổn thương để vận động thì người tập cần chườm lạnh, bất động chi bị tổn thương bằng 3 thanh nẹp và đến khám ngay tại bệnh viện gần nhà.Để hạn chế thấp nhất những chấn thương có thể xảy ra khi tập thể dục tại nhà, người tập cần bố trí nơi tập có môi trường thoáng khí, có không khí luân chuyển, không quá nóng, trần nhà cao trên 3 m. Ngoài ra, nên có dụng cụ hỗ trợ tùy môn tập như giày tập, thảm, quần áo gọn gàng, độ co giãn tốt.
Bên cạnh đó, người tập cần lên kế hoạch tập luyện khi mới bắt đầu, tập theo nguyên tắc từ ít tăng nhiều, từ đơn giản đến phối hợp phức tạp. Nếu đau sau tập kéo dài trên 2 giờ, có nghĩa bạn đã tập quá sức, cần giảm 30% khối lượng tập. Khi tập, cần bổ sung nước, đặc biệt nước có điện giải (các ion Na K , Cl-,…). Nên khởi động 10 phút trước khi tập tất cả các khớp, cơ.
Lựa chọn các môn thể thao phong phú, phối hợp nhiều bộ phận trong cơ thể để tránh các vận động lặp đi lặp lại quá nhiều ở cùng 1 bộ phận. Đặc biệt, người tập nên biết mình có bệnh lý mạn tính nào, kết cấu cơ thể mình có phù hợp với môn đang lựa chọn… Khi đó, người tập nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để tránh tổn thương đáng tiếc có thể xảy ra.
Để phát huy hết hiệu quả của việc tập thể dục tại nhà, giảm thiểu các triệu chứng nhức mỏi, uể oải khi làm việc hay khi sử dụng smartphone nhiều, theo bác sĩ Hiển, người tập nên hiểu rõ những động tác mình đang thực hành và biện pháp xử trí như kể trên để hạn chế thấp nhất tổn thương có thể xảy ra.
Đặc biệt, bác sĩ Phạm Thế Hiển khuyến cáo người tập không được xoa bóp, thoa dầu hay rượu vào chỗ đau, không tự ý bóp nắn vùng tổn thương vì sẽ làm chảy máu và tổn thương nhiều hơn.
5 điều cần lưu ý khi tập luyện tại nhà
Tập luyện ở nhà là giải pháp được nhiều người lựa chọn khi không có quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương cần lưu ý.
Không cần tới phòng gym hay các dụng cụ, chúng ta vẫn có thể thực hiện nhiều bài tập khác nhau ngay tại nhà. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc huấn luyện viên trước đó bởi việc tập luyện tại nhà một mình khi không có sự giám sát hay hướng dẫn tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ chấn thương.
Dưới đây là 5 khuyên đơn giản về việc tập luyện an toàn tại nhà của Hiệp hội Huấn luyện viên Điền kinh Quốc gia Mỹ.
Tập luyện tại nhà là điều nên làm nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương. Ảnh: Buisiness Insider
Lựa chọn không gian tập luyện
Hãy đảm bảo không gian tập luyện của bạn không có bất kỳ chướng ngại vật nào và đủ rộng cho nhiều bài tập khác nhau. Lựa chọn sử dụng những đôi giày phù hợp. Giày lười, dép quai hậu hay tất không có độ bám dính trên mặt sàn đều không được khuyên dùng.
Khởi động và giãn cơ trước và sau buổi tập
Với bất kỳ hoạt động thể chất nào, việc khởi động và giãn cơ phù hợp là vô cùng quan trọng để giảm nguy cơ chấn thương.
Khởi động: Dành 10-15 phút thực hiện các chuyển động nhẹ để bơm máu cũng như làm nóng các khớp và cơ bắp. Cường độ cao dần sẽ làm nhịp tim tăng lên và khiến bạn đổ mồ hôi. Tốt nhất, hãy khởi động bằng các bài như chạy tại chỗ, chạy cao gối, Jumping Jack hoặc đấm không khí.
Hãy để các bộ phận chuyển động hết phạm vi hoạt di chuyển của chúng, việc này sẽ giúp cơ bắp dẻo dai hơn, hỗ trợ tốt hơn các bài tập và đặc biệt là tránh chấn thương. Lưu ý, nếu có kế hoạch tập trung vào một nhóm cơ nhất định, bạn nên dành nhiều thời gian để làm nóng phần cơ đó hơn.
Giãn cơ trước và sau buổi tập để đảm bảo an toàn. Ảnh: Londoun Physical Therapy
Thả lỏng cơ thể: Sau khi tập luyện, hãy dành ít nhất 5-10 phút thả lỏng toàn thân, vận động nhẹ với cường độ thấp kéo dài để làm giảm đau nhức cơ bắp, nguy cơ cứng khớp và chấn thương trong tương lai. Thả lỏng cơ thể cũng để nhịp tim của bạn hạ dần an toàn. Đó là một phiên bản cường độ thấp hơn của các bài tập hoặc có thể làm tương tự như khi khởi động. Ví dụ đi bộ sau khi chạy, giảm dần tốc độ sau khi đi bộ, đấm bốc hay chạy cao gối.
Giãn cơ sau buổi tập: Hãy giãn toàn bộ cơ thể vì trong quá trình tập, bạn có thể đã phải sử dụng tất cả bộ phận. Các bài giãn cơ ở đầu buổi tập cũng có thể áp dụng sau khi tập.
Ngủ
Một giấc ngủ chất lượng là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến quá trình hồi phục, trao đổi chất, phát triển cơ bắp, kiểm soát cân nặng và cả sức khỏe tinh thần. Cách để cải thiện giấc ngủ là loại bỏ mọi yếu tố làm phiền bạn như thiết bị điện tử, ánh sáng và tiếng ồn trong tối thiểu 30 phút trước khi ngủ.
Bù nước
Uống nước trước, trong và sau bất cứ phương pháp tập luyện nào để tránh chuột rút, mệt mỏi và các vấn đề liên quan đến thần kinh. Nếu phải tập luyện với cường độ cao hoặc bạn đổ quá nhiều mồ hôi, hãy xem xét các loại đồ uống thể thao với nhiều chất điện giải. Tuy nhiên hãy cẩn thận, vì những loại đồ uống nà chứa khá nhiều đường. Ngoài ra, không khuyến khích sử dụng các loại nước uống tăng lực chứa caffein vì chúng có thể dẫn đến mất nước.
Dinh dưỡng
Chống lại các chấn thương bằng các vi chất thông qua ăn uống và cải thiện tâm lý. Vitamin C, vitamin D, canxi, sắt và chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc tránh chấn thương, hỗ trợ các hoạt động thể thao cũng như tăng cường sức khỏe.
Ở nhà cách ly xã hội: Làm sao để 'giữ miệng', không bị tăng cân quá đà Tranh thủ dành thời gian để vận động, luyện tập ở nhà; phải giữ được 'cái đầu lạnh' trước những cám dỗ của đồ ăn là cách để nhiều bạn trẻ thực hiện để không bị tăng cân quá đà trong thời gian ở nhà chống dịch. Ca sĩ Võ Hạ Trâm tận dụng các đồ vật trong nhà để làm dụng cụ...