Tampon tan trong nước giúp phòng ngừa HIV ở phụ nữ
Một loại tampon mới có thể sớm mang đến cho phụ nữ một biện pháp bảo vệ chống lại HIV nhanh chóng hơn.
Loại tăm bông này khi được đưa vào âm đạo sẽ tạo thành lớp màng giúp làm chậm lại sự xâm nhập của vi rút
Những phụ nữ có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV ở Mỹ hiện được kê đơn các thuốc dùng hằng ngày, thường là theo đường uống, để phòng ngừa vi rút.
Nhưng một loạt các biện pháp bảo vệ tại chỗ, bao gồm gel và màng film có thể đưa vào trong âm đạo trước khi quan hệ, cũng đang được phát triển.
Nhóm các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Washington, Mỹ nhận xét rằng những sản phẩm mới này chưa phát huy hiệu quả tốt trên lâm sàng do khó sử dụng.
Và do đó họ đã chế tạo ra một loại sợi tơ tan trong nước, có thể “dệt” thành kiểu giống như tampon đưa vào trong âm đạo. Loại tampon này có thể giải phóng thuốc tại chỗ, giúp bảo vệ phụ nữ khỏi tiếp xúc với vi rút nhanh hơn.
Phương pháp của họ là đưa thuốc vào những sợi tơ tan nhanh khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt. Nhờ đó có thể đưa thuốc với liều cao hơn là khi dùng gel hoặc kem.
Video đang HOT
Phát hiện dựa trên kết quả nghiên cứu trước đây thấy rằng vải dệt bằng điện từ loại sợi này có thể tan ra để giải phóng thuốc. Vật liệu giữ được nồng độ thuốc gấp 10 lần những gel chống HIV mới được phát triển gần đây.
Hiện nay ở Mỹ có nhiều loại thuốc uống dành cho những người bị xem là có nguy cơ cao nhiễm HIV, đồng thời cũng có rất nhiều thuốc dùng tại chỗ ở dạng gel và film đang bắt đầu được phát triển.
Chúng được đưa vào trong âm đạo trước khi giao hợp, cho phép thuốc tan ra và ngấm vào mô xung quanh. Song những chất diệt trùng này phải được dùng với liều lớn vài phút trước khi quan hệ.
Nhưng cho đến nay các thuốc dùng tại chỗ chưa phát huy tác dụng tốt trong các thử nghiệm lâm sàng, một phần là do việc sử dụng không dễ dàng.
Các thuốc ở dạng film phải mất ít nhất 15 phút để tan hoàn toàn trong cơ thể, trong khi lượng gel phải vừa đủ nhiều để đưa được đủ liều thuốc nhưng lại phải vừa đủ ít để không bị chảy ra ngoài.
“Hiệu quả của thuốc kháng HIV tại chỗ phụ thuộc một phần vào liều cao vừa đủ và giải phóng nhanh,” các tác giả nghiên cứu cho biết.
“Chúng tôi đã đạt được lượng thuốc cao hơn trong vật liệu mới, nhờ đó bạn không cần phải đưa một lượng “vải”lớn vào trong người để nhận được đủ thuốc.”
Nhóm nghiên cứu cho biết loại sợi mềm, tan trong nước này có thể cuộn lại thành dạng giống như tampon hoặc giống như hình vòng ngăn âm đạo, tương tự loại được dùng để tránh thai.
Vật liệu có thể thích hợp với nhiều loại thuốc kháng HIV khác nhau và nhóm nghiên cứu đang thử nghiệm hiệu quả của nhiều loại thuốc khác.
Theo Dân trí
Bấm lỗ tai để lại sẹo lồi khủng
Vì bấm lỗ tai ở nơi không đảm bảo vệ sinh mà nam thanh niên phải sống chung với cục sẹo lồi "khủng" ở dái tai trong suốt 3 năm.
Bấm lỗ tai không vệ sinh để lại sẹo khủng
Ngày 8/8, BS Nguyễn Phước Hiền, khoa Tai mũi họng BV Nguyễn Tri Phương cho biết, gần đây khoa tiếp nhận nhiều trường hợp thanh niên nam nữ đến BV để xử lý sẹo lồi ở dái tai.
Đa số các em đang là học sinh, sinh viên, do ham mê phong trào đeo khuyên tai nhưng thực hiện bấm lỗ tai bằng dụng cụ kém vệ sinh ở tiệm vàng, cửa hàng phụ kiện, bấm lỗ tai dạo... dẫn đến nhiễm trùng, viêm sụn vành tai, sẹo lồi...
Dụng cụ bấm lỗ tai cũng dễ dàng tìm thấy ở một số cửa hàng, siêu thị làm tăng thêm nguy cơ về các bệnh truyền nhiễm qua đường máu (HIV, viêm gan...), nhiễm trùng máu, uốn ván... nếu dụng cụ không tiệt trùng, tái sử dụng nhiều lần.
BS Nguyễn Phước Hiền cho biết: "Sẹo lồi thường do cơ địa mỗi người nhưng nếu các vết thương xâm lấn được chống nhiễm trùng thì quá trình lành vết thương sẽ tốt hơn, hạn chế được sẹo lồi. Việc bấm lỗ tai ở những nơi vệ sinh kém khiến cho sẹo lồi to hơn, khó xử lý hơn. Nếu các em đeo khuyên làm bằng chất liệu không an toàn và dễ gây dị ứng sẽ càng làm cho tình trạng sẹo tệ hơn".
Sẹo lồi ở dái tai em N.H.B (trái) và một bệnh nhân nữ khác do bấm lỗ tai Đáng chú ý là trường hợp bệnh nhân nam N.H.B (19 tuổi, ở Q. Gò Vấp). Năm 16 tuổi B. đến tiệm vàng bấm lỗ tai để đeo khuyên, bị sẹo lồi. B. đã xử lý sẹo lồi 2 lần ở thẩm mỹ viện nhưng sẹo vẫn tái phát, ngày càng to cho đến khi kích thước bằng quả chanh (4x3cm) mới tìm đến khoa Tai mũi họng.
Tại khoa Tai mũi họng, BV Nguyễn Tri Phương, bệnh nhân B. được phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi với phương pháp điều trị phẫu thuật 1 lần, hạn chế tái phát. Qua 1 tháng, vết thương của B. đã lành tốt, trút bỏ được nỗi mặc cảm suốt 3 năm qua vì cục sẹo lồi ở dái tai.
Qua các trường hợp trên, BS Nguyễn Phước Hiền khuyên các bạn thanh niên có cơ địa sẹo lồi không nên xỏ lỗ tai hay các phẫu thuật thẩm mỹ xâm lấn. Nếu nhất thiết phải làm phẫu thuật thì nên đến bệnh viện hay các cơ sở y tế uy tín để thực hiện, tránh việc tiền mất tật mang.
"Nguy hiểm hơn nữa là các em có thể bị viêm sụn vành tai. Nếu phát hiện và điều trị sớm thường điều trị có kết quả tốt nhưng nhiều người chủ quan không điều trị để đến mức viêm hoại tử sụn làm biến dạng vành tai, gây hậu quả đáng tiếc. Việc điều trị phục hồi khó khăn và rất khó lấy lại hình dáng vành tai như ban đầu", BS Hiền cho biết.
Theo Dân trí
Người Việt Nam đầu tiên nhiễm HIV giờ sống như thế nào? Nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời thì tuổi thọ của người nhiễm HIV được kéo dài hơn nữa. Trên thế giới nhiều người nhiễm HIV được phát hiện trong thập niên 80 hiện vẫn đang sống. Tuổi thọ của những người nhiễm HIV có thể được kéo dài. Ảnh minh họa Mẫu máu có HIV dương tính được phát hiện...