Tác hại khôn lường của việc ăn quá mặn
Ăn quá mặn khiến da xuất hiện nhiều nếp nhăn, tàn nhang, tóc rụng hoặc khô cứng, mặt sưng phù…
1. Mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn hoặc biến sắc vàng
Lượng muối quá nhiều sẽ gián tiếp làm tăng lượng ion natri trong cơ thể, khiến các tế bào da mặt bị mất nước nhanh chóng, quá trình lão hóa da vì thế được đẩy nhanh hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến da xuất hiện nhiều nếp nhăn hoặc cả khuôn mặt sẽ biến sắc vàng nhợt nhạt, khó coi.
2. Kích thích những nốt tàn nhang, đốm nâu vàng mọc càng nhanh
Thói quen thích ăn mặn cộng thêm với những thực phẩm nhiều mỡ động vật hoặc đạm sẽ làm da của bạn trở nên xấu xí và già nua. Những nốt tàn nhang hoặc đốm nâu trên gò má sẽ có cơ hội mọc càng nhanh với mật độ dày đặc. Nguyên nhân là do chức năng đào thải của gan đã quá tải vì phải “xử lý” chất mặn, béo và đạm nói trên.
Do vậy, để có làn da tươi sáng và khỏe mạnh, bạn cần phải kiểm soát lượng muối đưa vào cơ thể hằng ngày. Lượng muối phù hợp là khoảng 6 gam mỗi ngày. Ngoài ra, việc uống nhiều nước cũng góp phần giúp thanh lọc các độc tố trên da, làm chậm quá trình lão hóa da, giúp da thêm hồng hào và khỏe đẹp.
3. Tóc rụng hàng loạt hoặc bị khô cứng
Việc dư thừa muối trong cơ thể do ăn quá mặn sẽ gây rối loạn quá trình trao đổi chất, chức năng của gan và thận bị suy giảm. Ngoài ra, nó còn cản trở sự hình thành protein nuôi dưỡng tóc, khiến tóc bị rụng nhiều và bị khô cứng hoặc có màu hanh vàng.
4. Mặt bị sưng phù
Video đang HOT
Việc ăn mặn thường xuyên có thể làm rối loạn quá trình chuyển hóa nước và các chất dinh dưỡng khiến các phân tử nước sẽ bị ứ đọng và tích tụ lại trên khuôn mặt. Từ đó gây ra hiện tượng sưng phù không những ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến bạn xấu xí.
Theo VNE
Tác hại của việc ăn mặn
Việc ăn mặn hàng ngày như một thói quen tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra hậu quả của nó vô cùng nghiêm trọng.
1. Cao huyết áp
Lượng muối cao có thể gây ra bệnh cao huyết áp, dẫn đến các cá nhân bị các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim và đột quỵ.
2. Bệnh tim mạch
Các nhà nghiên cứu cho biết sẽ tốt hơn cho cho những bệnh nhân cao huyết áp nếu họ cắt giảm lượng muối vào cơ thể hàng ngày, vì điều này làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch khoảng 25%. Sau 10 đến 15 năm, nguy cơ vì bệnh tim mạch giảm 20%.
3. Đột quỵ
Những người ít ăn mặn thường ít bị đột quỵ. Trong thực tế, các nghiên cứu cho rằng nếu bạn giảm một gam muối, khả năng làm giảm đột quỵ là 1/6.
4. Phì đại tâm thất trái hoặc bị tim to
Một số người không bị huyết áp cao, ngay cả khi họ ăn nhiều muối. Tuy nhiên, những người này có thể bị phì đại tâm thất trái, một yếu tố nguy cơ cao của bệnh tim mạch.
5. Duy trì dịch
Số lượng natri trong cơ thể xác định mức độ của chất dịch lỏng trong cơ thể chúng ta. Nếu bạn ăn quá nhiều muối, thận sẽ gặp khó khăn khi loại bỏ muối thừa và cơ thể bạn sẽ giữ lại các chất dịch lỏng, đôi khi tập trung xung quanh trái tim. Các bác sĩ khuyên ta nên giảm lượng muối trong điều trị phù nề.
6. Dạ dày và tá tràng bị loét
Muối tương tác với Helicobacter pylori (H pylori) và vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Vi khuẩn này thường được tìm thấy ở nhiều người, cả những người không có triệu chứng. Chúng là nguyên nhân gây ra 80-90% các vết loét tá tràng và dạ dày.
7. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày có liên quan với mức độ cao của muối.
8. Giảm Pepsin
Pepsin là một enzyme tiêu hóa. Ăn nhiều muối quá mức sẽ làm giảm lượng pepsin trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm tăng nồng độ axit và gây ra phân lỏng.
9. Vấn đề về tóc
Ăn muối nhiều có thể liên quan đến các vấn đề như bạc tóc và có thể dẫn đến rụng tóc (rụng tóc)
10. Tăng sự tiết mật
Ăn mặn làm tăng mức độ tiết mật. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề về da như khô da mặt, môi và đôi khi dẫn đến môi bị đau và chảy máu. Các bác sĩ khuyên những người có vấn đề về da nên ăn ít muối.
11. Loãng xương
Dư thừa muối ngăn cản sự hấp thu canxi trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến loãng xương và các vấn đề liên quan đến nó.
12. Tử vong
Dùng muối liều cao trong một thời gian ngắn có thể gây tử vong. Nếu người ta ăn một gam muối mỗi kg trọng lượng cơ thể trong thời gian ngắn, người ta có thể chết vì điều này.
Có thể nói ăn mặn là một "thói quen cố hữu" khó bỏ, bởi nó làm hài lòng khẩu vị trong mỗi bữa ăn. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe, đồng thời duy trì được cảm giác ngon miệng, cần tập ăn nhạt và thực hiện dần dần, không thể giảm đột ngột (trư các trường hợp bị các bệnh lý mà bác sỹ chỉ định phải ăn nhạt).
Theo Bác sĩ Trần Thị Minh Hạnh - Trưởng Phòng dinh dưỡng cộng đồng, Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM thì chúng ta nên bắt đầu giảm muối trong bừa ăn từng bước một bằng cách pha loãng nước chấm hoặc chọn nước chấm có công thức giảm muối, nêm thức ăn nhạt hơn thói quen ăn uống bình thường, nên chọn thực phẩm tươi sống để nấu thức ăn thay vì dùng thực phẩm chế biến sẵn để hạn chế dùng muối, không trữ các món mặn khô, mắm ở trong nhà.
Các chị em phụ nữ, người "cầm cân nảy mực" trong chuyện ăn uống của cả nhà nên linh động tìm hiểu các công thức nấu ăn lành mạnh, ít muối để bảo vệ sức khỏe gia đình. Tuy nhiên nó không đồng nghĩa với việc là loại bỏ hoàn toàn muối trong bữa ăn vì nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Hãy ăn một liều lượng phù hợp để bảo vệ sức khỏe là vốn quý nhất của chúng ta.
Theo VNE
Ngủ ngáy - Tác hại khôn lường Ngủ ngáy xảy ra ở mọi lứa tuổi và rất phổ biến. Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 40% dân số mắc chứng ngủ ngáy. Chúng ta thường bỏ qua hoặc cố gắng chịu đựng chứng bệnh này mà chưa thực sự quan tâm đúng mực tới các tác hại sức khỏe nghiêm trọng của nó. Nguyên nhân ngủ ngáy là...