Tác dụng phòng bệnh mãn tính và ung thư của rau, củ, quả
Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều rau, củ, quả có tác dụng phòng bệnh mãn tính và ung thư.
Nghiên cứu của Đại học Adelaide được coi là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới tìm hiểu về mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và 11 bệnh mãn tính, bao gồm thiếu máu, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, tiểu đường, viêm khớp, viêm gan, bệnh tim mạch vành, hen suyễn, đột quỵ, gãy xương và ung thư. Kết luận mà các nhà khoa học rút ra là ăn nhiều hoa quả tươi, rau và ngũ cốc nguyên hạt giúp ngăn chặn sự phát triển của các bệnh mãn tính.
Nghiên cứu, thực hiện cùng với các trường đại học và tổ chức y tế ở Trung Quốc và Canada, được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ.
Ảnh minh họa
Từ trước đến nay, chế độ ăn uống tốt và phòng chống dịch bệnh được coi là có mối liên kết mật thiết với nhau. Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về mối liên kết giữa dinh dưỡng và sự phát triển của nhiều bệnh mãn tính. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu hơn 1000 người Trung Quốc trong khoảng thời gian 5 năm.
Tiến sĩ Zumin Shi, đồng tác giả của cuộc nghiên cứu cho biết, những người tham gia nghiên cứu và ăn trung bình 57 gram trái cây mỗi ngày – một lượng tương đối nhỏ so với tiêu chuẩn Úc đã không phát triển bất cứ căn bệnh mãn tính nào trong thời gian nghiên cứu.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra tác dụng của việc ăn trái cây và rau trong việc làm giảm tỉ lệ ung thư.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu tại Viện Ung Thư Roswell Park tại Buffalo, New York tiến hành khảo sát 275 người đã từng mắc ung thư bàng quang và 825 người không mắc ung thư. Họ tập trung chủ yếu khảo sát nhóm người sử dụng các cây họ cải như xúp lơ và rau cải bắp. Những loại rau này rất giàu isothiocyanates, một loại hợp chất có thể giảm nguy cơ ung thư.
Kết quả đối với những người không hút thuốc quả thực rất ấn tượng. Những người ăn ít hơn 3 khẩu phần rau cải sống mỗi tháng có nguy cơ thuộc nhóm ung thư bàng quang cao hơn những người ăn nhiều hơn 3 khẩu phần rau mỗi tháng. Đối với cả những người hút và không hút thuốc, những người chỉ ăn tối thiếu 3 khẩu phần rau sống giảm 40% nguy cơ mắc bệnh. Nhưng tác dụng tương tự của rau đã được nấu chín không được phát hiện. Tiến sĩ Li Tang, trưởng nhóm nghiên cứu đã nói: “Nấu chín đồ ăn làm giảm 60-90% lượng ITCs (isothiocyanates)”.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu khác của nhóm trường Đại Học Bang Ohio đã thực hiên cho bệnh nhân mắc chứng bệnh thực quản Barrett (bệnh có thể dẫn đến ung thư thực quản) ăn quả mâm xôi đen.
Laura Kresty và đồng nghiệp tại bang Ohio đã cho những người mắc chứng bệnh này ăn quả mâm xôi đen đã sấy khô hàng ngày trong suốt 6 tháng: nữ 32 gam, và đối với nam là 45 gam. Họ tiến hành kiểm tra nước tiểu qua nồng độ của hai hợp chất – 8-isoprostane và GSTpi – từ đây có thể biết liệu căn bênh ung thư có đang hoành hành trong cơ thể.
Kresty nói: 58% bệnh nhân giảm đáng kể lượng 8-isoprostane, nghĩa là ít nguy hiểm hơn, còn 37% có tỉ lệ GSTpi cao hơn. Hợp chất này thường có tỉ lệ thấp ở những bệnh nhân mắc chứng Barrett trong khi nó lại có khả năng chống lại những tác nhân gây ung thư.
Theo Trí Thức Trẻ
Mang 7 bệnh sau không được uống bia
Bên cạnh những tác dụng của bia như có tính kháng viêm, giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành... thì bia lại không phải là loại đồ uống phù hợp với những người mắc bệnh dưới đây.
Uống bia có thể giúp ngăn ngừa việc hình thành các cục máu đông có thể gây tắc động mạch ở tim, cổ và não, nguyên nhân chính gây ra tình trạng đột quỵ của người. Trong bia có nhiều chất giúp phân giải các chất béo trong cơ thể và giúp bộ máy tiêu hoá làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng uống được bia.
Người bị viêm dạ dày mạn tính
Sau khi vào cơ thể, bia sẽ gây chướng bụng trên, khiến bệnh nhân có cảm giác chán ăn. Hậu quả là bệnh viêm dạ dày càng nặng thêm.
Người bị viêm gan
Sau khi vào cơ thể, chất cồn trong bia phải trải qua quá trình lọc và chuyển hóa ở gan. Các độc tố của bia sẽ tích tụ ở gan và làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.
Người bị loét dạ dày và tá tràng
Những người này thường có nhiều axit dạ dày. Trong bia có nhiều CO2, khi vào cơ thể sẽ làm tăng axit dạ dày, gây đau bụng do vết loét kịch phát, thậm chí còn gây thủng ở nơi loét, đe dọa tính mạng.
Người đang uống thuốc
Bia có thể kết hợp với nhiều loại thuốc, gây tác dụng phụ, đặc biệt là với các loại thuốc kháng sinh, an thần, hạ huyết áp, chống tiểu đường và chống đông máu.
Người bị bệnh rối loạn mỡ máu
Uống bia nhiều làm cho tình trạng nhiễm mỡ máu nhanh chóng tăng lên sẽ thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch, đặc biệt là động mạch vành và động mạch não dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mặt khác bia cũng gây ra tăng huyết áp ở những người có sẵn bệnh.
Người đang bị sỏi tiết niệu
Trong mạch nha để làm bia có chứa một số thành phần như kali và các muối kháng, có thể làm cho hạt sỏi bị to lên nhanh chóng. Do đó, bệnh nhân bị sỏi trong hệ tiết niệu nên uống ít hoặc không uống bia.
Bệnh gout
Các nhà khoa học thuộc Đại học Sức khỏe cộng đồng Harvard tại Boston (Mỹ) đã tìm hiểu mối liên quan giữa việc uống bia, rượu mạnh và rượu vang với nồng độ axit uric trong máu trên 14.809 người có độ tuổi thấp nhất là 20. Kết quả cho thấy nồng độ axit uric trong máu ở những người thường xuyên uống bia là lớn nhất, sau đó là những người uống nhiều rượu mạnh.
Theo Trí Thức Trẻ
6 "bài thuốc" từ thiên nhiên sẵn có trong bếp nhà bạn Một số thực phẩm được coi là "bài thuốc" tự nhiên có tác dụng phòng, chữa bệnh tốt vì chúng có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh mãn tính. Thực phẩm luôn là phương thuốc tự nhiên tốt nhất, không chỉ bởi giá trị vitamin và khoáng chất dồi dào, mà còn ở khả năng hỗ trợ hệ miễn...