Tác dụng đủ bề của loại quả vị chát, từng bị ‘ghẻ lạnh’
Quả sung có nhiều tác dụng với sức khỏe đặc biệt là trị táo bón, hỗ trợ cơ quan tiêu hóa và tim mạch hoạt động trơn tru.
Tôi rất thích ăn các món như cà muối, sung muối. Tuy nhiên, tôi đọc trên mạng khuyên không nên ăn cà vì gây đau nhức xương khớp. Vậy có nên ăn sung muối không? Tác dụng của loại quả này với sức khỏe như thế nào? (Nguyễn Thị Oanh – Chương Mỹ, Hà Nội).
Lương y Đỗ Minh Tuấn – Hội Đông y Hà Nội tư vấn:
Quả sung từng bị “ghẻ lạnh” không ai dùng do có vị chát nhưng gần đây, các nhà chuyên môn phát hiện loại quả này có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Món sung muối chua không gây đau xương khớp như cà muối. Ngoài ra, bạn có thể chế biến thêm món sung hầm thịt, sung kho vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe.
Trong quả sung chứa nhiều chất xơ, vitamin A, B, sắt, magie, phốt pho, axit hữu cơ. Theo Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.
Sung muối tốt cho sức khỏe. Ảnh: PV.
Dưới đây là một số tác dụng của quả sung:
1. Phòng ngừa bệnh nhồi má.u cơ tim
Sung tươi hoặc khô đều chứa phenol, Omega-3 và Omega-6. Những axit béo này làm giảm nguy cơ bệnh nhồi má.u cơ tim. Lá sung có ảnh hưởng đáng kể đến mức triglycerides trong hệ tim mạch của chúng ta.
Video đang HOT
2. Tác dụng bổ thận, cường dương
Theo Đông y, quả sung có tác dụng bổ thận và cường dương. Các nghiên cứu cho thấy quả sung có thể hỗ trợ tăng cường chức năng thận, cải thiện các vấn đề về sinh lý như yế.u sin.h l.ý, liệt dương ở nam giới.
3. Trị táo bón
Quả sung có khả năng nhuận tràng, làm mềm phân và kích thích nhu động ruột, rất hữu ích trong việc chữa táo bón. Bạn có thể sử dụng cả sung tươi hoặc khô để làm tăng hiệu quả điều trị táo bón mạn tính.
4. Chữa viêm, sưng tấy
Với tính chất chống viêm, quả sung còn được sử dụng để chữa trị các bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm khớp, sưng tấy hoặc các vết thương ngoài da. Người ta cũng có thể dùng quả tươi hoặc sắc thành nước uống để làm dịu tình trạng viêm.
5. Hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa
Loại quả này còn có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chức năng dạ dày và đường ruột. Ăn sung có thể kích thích sự tiết dịch tiêu hóa, cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn, đặc biệt đối với những người có hệ tiêu hóa yếu.
6. Cải thiện tuần hoàn má.u
Quả sung cũng được cho có khả năng tăng cường tuần hoàn má.u, giảm các triệu chứng tắc nghẽn mạch má.u, giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Điều này cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ thống tuần hoàn má.u.
7. Chữa ho, viêm họng
Trong Đông y, quả sung được dùng để chữa trị ho khan, ho có đờm hoặc viêm họng. Các thành phần trong sung giúp làm dịu cổ họng, giảm viêm và hỗ trợ thanh nhiệt, tiêu đờm.
8. Chữa bệnh hen suyễn
Quả sung có tác dụng trong việc giảm bớt các triệu chứng của hen suyễn nhờ khả năng làm dịu viêm và hỗ trợ cải thiện chức năng hô hấp.
9. Tác dụng làm đẹp
Loại quả này có tác dụng làm sạch da, giảm các vết nám, tàn nhang và giúp da sáng đẹp hơn. Người ta có thể sử dụng nước quả sung tươi để rửa mặt hoặc kết hợp với các thảo dược khác để làm mặt nạ dưỡng da.
10. Giải độc, thanh nhiệt
Quả sung có tính hàn, giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, mát gan, giải độc. Đây là lý do quả sung thường được sử dụng trong các bài thuố.c để trị chứng nóng trong người, mụn nhọt, viêm họng, hoặc những vấn đề do nhiệt trong cơ thể gây ra.
Gia tăng bệnh sởi ở người lớn
Chiều 10/12, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng tăng tại nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.
Thời tiết ở miền Bắc chuyển mùa cũng là nguyên nhân khiến các ca mắc sởi gia tăng. Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều ca mắc sởi là người lớn với những biến chứng nguy hiểm.
Đó là bệnh nhân nữ T.H.B (37 tuổ.i, ở Nam Định), sốt ở nhà 3 ngày kèm theo phát ban đỏ mọc từ mặt, cổ sau lan ra toàn thân, kèm đau rát họng, đau bụng, tiêu chảy, khó thở. Bệnh nhân được chẩn đoán sốt phát ban/giảm bạch cầu, tăng men gan, viêm phổi ở bệnh viện địa phương, sau điều trị kháng sinh không đỡ đã chuyển Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, sau khi xét nghiệm bệnh nhân được chẩn đoán sởi có biến chứng viêm phổi. Hiện tại, sau 3 ngày điều trị bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.
Bệnh nhân nam N.V.A (38 tuổ.i), tiề.n sử khỏe mạnh sống ở thành phố Thanh Hóa bị sốt nóng liên tục 5 ngày, kèm theo đau họng, viêm đường hô hấp trên. Sau 3 ngày bệnh nhân nổi ban, lúc đầu ban mọc ở mặt sau lan ra toàn thân kèm ngứa ngáy khó chịu, những ngày sau đau bụng, đi ngoài phân lỏng 4-5 lần/ngày. Sau khi nhập bệnh viện tỉnh với chẩn đoán sốt phát ban, điều trị không thấy đỡ, bệnh nhân ho nhiều nên được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai. Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, các bác sĩ sau khi thăm khám phát hiện bệnh nhân có hội chứng phát ban nghi sởi, kèm hội chứng viêm long đường hô hấp trên, khám họng thấy có hạt Koplik là những chấm trắng vùng niêm mạc má phải, thêm các dấu hiệu mắt đỏ cộm, sưng nề mi mắt. Bệnh nhân được xét nghiệm khẳng định là nhiễm virus sởi. Sau 5 ngày được điều trị tích cực tại đây, bệnh nhân đã khỏi và được xuất viện không có biến chứng.
Một bệnh nhân khác vừa nhập viện tên V.T.T (21 tuổ.i) là sinh viên ở Đống Đa, Hà Nội. Cách vào viện 3 ngày bệnh nhân xuất hiện sốt, kèm theo nổi ban đầu tiên ở mặt, sau gáy, sau đó lan ra toàn thân, kèm theo ho, chảy nước mắt, nước mũi. Bệnh nhân đi khám được chẩn đoán là dị ứng, sau khi được xét nghiệm sởi dương tính thì được chuyển về Trung tâm Bệnh Nhiệt đới.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính và nguy hiểm, lây qua đường hô hấp do virus họ Paramyxoviridae gây nên.
Virus sởi rất dễ lây theo đường không khí hoặc giọt bắ.n, đối tượng cảm thụ là tr.ẻ e.m chưa được tiêm phòng hoặc người lớn khi lượng kháng thể trong má.u suy giảm. Sởi ở người lớn hay tr.ẻ e.m đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm đường phổi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, bội nhiễm gây viêm tai giữa, viêm ruột và các loại nhiễ.m trùn.g khác ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Có không ít người lớn chủ quan cho rằng bệnh sởi chỉ có ở tr.ẻ e.m, nên không đi khám và điều trị. Với phụ nữ có thai, bệnh sởi cũng có tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và có ảnh hưởng tới thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN
Ngày 27/8 vừa qua, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định số 3547/QĐ-UBND về công bố dịch sởi - bệnh truyền nhiễm nhóm B và Kế hoạch số 4959/KH-UBND về Chủ động ứng phó dịch bệnh Sởi trên địa bàn Thành phố năm 2024. Nhiều địa phương trong cả nước cũng có những ca bệnh sởi trong cộng đồng. Bộ Y tế đã có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi, các nhân viên y tế cần chú ý đến các đặc điểm của bệnh sởi để xét nghiệm chẩn đoán và cách ly, điều trị kịp thời, tránh bỏ sót và phát hiện muộn, từ đó nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Bệnh sởi cũng như một số bệnh truyền nhiễm khác như bạch hầu, ho gà, uốn ván... có thể phòng ngừa an toàn bằng biện pháp tiêm chủng. Vaccine sởi hiện nay dành cho người lớn là vaccine 3 trong 1 MMR (sởi - quai bị - rubella) sẽ giúp phòng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng. Bên cạnh đó, cần giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, nâng cao sức khỏe để tăng sức đề kháng và đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
Người bị đau nhức xương khớp không nên ăn măng, tại sao? Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt là những người bị viêm khớp, thoái hóa khớp, bệnh gout... Để hạn chế cơn đau, cải thiện chất lượng cuộc sống, ngoài điều trị y khoa, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm viêm và hạn chế cơn đau. Măng tre, đặc...