Sự thật tác dụng thần kỳ của tỏi đen
Toi đen được cho là loại thực phẩm thần kỳ có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt là ung thư. Điều này có đúng không, ăn toi đen thê nao cho đung cach?
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen là được làm từ tỏi trắng, trải qua quá trình nung nóng và lên men từ 30-60 ngày ở nhiệt độ 60 độ C- 90 độ C, gây lên phản ứng Mallard khiến cho tép tỏi từ màu trắng chuyển sang màu đen.
Khi quá trình từ tỏi trắng lên men thành tỏi đen, thì các thành phần dinh dưỡng trong tỏi như acid amin, nguyên tố vi lượng, Polyphenol tăng lên nhiều lần so vởi tỏi trắng. Trong quá trình lên men xuất hiện nhiều thành phần mới S-allyl-L-cystein (SAC), S-allyl mercapto cystein (SMAC) rất tốt cho sức khỏe.
Anh minh hoa
Tác dụng của tỏi đen đôi với sức khoẻ
Tỏi đen được chứng minh có nhiều tác dụng đối với sức khỏe trong dó loại thực phẩm này còn được nhắc đến như một vị thuốc của nhiều loại bệnh.
Tỏi đen giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh tật
Tỏi đen có tính oxy hóa rất cao giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn hại do các gốc tự do mang lại, chống khỏi bệnh tật, làm chậm lại quá trình lão hóa của cơ thể. Chính vì thế tỏi đen được biết đến là “thần dược” hỗ trợ điều trị các bệnh do các gốc tự do gây ra như: bệnh tim, viêm khớp, bệnh Alzheimer.
Phòng chống và điều trị ung thư
Video đang HOT
Trong tỏi đen có hợp chất sulfur hữu cơ, dẫn chất của tetrahydro carboline có hoạt tính mạnh dọn gốc tự do và ức chế quá trình lipid hóa cao. Dịch chiết từ tỏi đen còn có tác dụng kháng lại các tế bào khối u, giúp phòng trống và kìm hãm sự phát triển tế bào ung thư hiệu quả. Cơ chế tác dụng của tỏi đen là thông qua con đường kích thích miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của các tế bào khối u.
Đặc biệt, tỏi đen giàu hàm lượng hoạt chất SAC, làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường – những dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của ung thư ruột kết.
Anh minh hoa
Bảo vệ các tế bào gan
Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học đại học dược Chungbuk (Hàn Quốc) cho thấy, tỏi đen có tác dụng rất tốt trong việc ức chế gây tăng cao men gan (AST và ALT). Đặc biệt, khi dùng tỏi đen điều trị cho các bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ hay gặp phải những vấn đề tổn thương về gan khác thì hiệu quả đưa lại rất cao.
Hỗ trợ điều trị huyết áp cao và các bệnh về tim mạch
Các hợp chất Polyphenol, Ajoene và S-allyl-L-cysteine trong tỏi đen có khả năng loại trừ gốc tự do trong huyết tương đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị tăng huyết áp.
Phòng ngừa, hỗ trợ bệnh tiểu đường
Không chỉ có tác dụng hạ đường huyết và cholesterrol máu, tỏi đen còn cải thiện tính nhạy với insulin và rối loạn lipid máu. Với tính năng chống oxy hóa mạnh, tỏi đen được biết đến là nguyên liệu ngăn chặn hiệu quả các biến chứng do tiểu đường gây ra.
Bên canh đo, toi đen con co tác dụng hỗ trợ lớn cho các người mắc các vấn đề trên khi đang điều trị bằng thuốc tây y, giúp người bệnh hồi phục nhanh sức khỏe khi đang sử dụng thuốc, tránh mệt mỏi, đào thải các chất độc trong cơ thể.
Anh minh hoa
Cách chế biến và sử dụng tỏi đen
Khác với tỏi tươi mùi nồng khó chịu, thì tỏi đen rất sử dụng. Tỏi đen có thể ăn trực tiếp, ngâm rượu hoặc ép lấy nước.
Ngâm rượu: Tỏi đen ngâm rượu: Ngâm tỏi đen với rượu, tốt nhất là nếp nguyên chất không có cồn. Uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.
Ép lấy nước: Mỗi lần ép cho 3-5 nhánh tỏi thêm một chút nước ấm vào ép cùng, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh. Uống nước tỏi đen hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe đấy.
Tỏi đen nguyên củ, bóc vỏ ăn trực tiếp. Khi ăn, nên nhai kỹ, các thành phần của tỏi sẽ phát huy công dụng tốt hơn. Liều lượng từ một đến 3 củ mỗi ngày.
Có thể xắt thành lát nếu ăn chưa quen.
Bật mí cho mẹ bầu thực đơn ăn uống ít vào mẹ mà con vẫn tăng cân đều đủ chuẩn, sau sinh mẹ không phải vất vả giảm cân
Dưới đây là cách ăn uống khoa học theo từng giai đoạn của thai kỳ để "vào con không vào mẹ".
Ăn uống thế nào trong thai kỳ để vào con không vào mẹ là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu đau đầu. Bởi nếu mẹ tẩm bổ quá nhiều trong thời gian mang thai thì sau sinh lại phải vất vả giảm cân.
Do đó mẹ hãy tham khảo thực đơn cho từng giai đoạn dưới đây để biết cách ăn uống cho phù hợp.
1) Từ tuần 1 đến tuần 13
Trong giai đoạn này, thai nhi chủ yếu hình thành hệ thần kinh, chưa có nhu cầu tăng trưởng. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, kích thước của thai nhi bằng hạt đỗ, đến tháng 4 sẽ phát triển to bằng quả xoài .
Thực đơn: Trong giai đoạn này, điều quan trọng là mẹ bầu không nên ăn uống lung tung để tăng cân mà nên bổ sung một số vitamin và dưỡng chất cần thiết như axit folic, khoảng 0,4mg mỗi ngày. Bên cạnh đó mẹ hãy bổ sung vitamin và các nguyên tố vi lượng bằng cách ăn nhiều rau củ quả.
2) Từ tuần 14 đến tuần 27
Giai đoạn này thai nhi phát triển nhanh, sau khi mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu phải chú ý bổ sung canxi và protein hàng ngày vì giai đoạn này liên quan đến việc hình thành hệ xương của trẻ .
Thực đơn: Mẹ bầu nên tiêu thụ ít nhất 1000mg canxi mỗi ngày, nên ăn nhiều thịt, trứng, sữa và các chế phẩm từ đậu nành. Bạn có thể uống 400-500ml sữa mỗi ngày hoặc 500ml sữa đậu nành.
3) Từ tuần 28 đến lúc sinh
Sau 28 tuần thai đã cơ bản hoàn thiện quá trình phát triển xương, lúc này bé bắt đầu bồi đắp da thịt. Do đó mẹ bầu cần ăn nhiều tinh bột, protein.
Thực đơn: Mẹ bầu nên bổ sung một số protein chất lượng cao. Thức ăn chủ yếu hàng ngày nên bao gồm rau 400-500g, thịt 200g, sữa 400-500g, 1 quả trứng và một ít hạt.
Bạn cũng có thể ăn cá, tôm hoặc gan động vật một hoặc hai lần/tuần để bổ sung các nguyên tố vi lượng.
Ăn trứng gà xong tuyệt đối không tráng miệng bằng loại quả này Có một số thực phẩm nếu ăn cùng trứng không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của những món ăn mà còn sinh ra bệnh tật. Trong 100 gam có protein 13,6 gam; lipid 29,8 gam; 134 mg canxi; sắt 7.0 mg; kẽm 3.7 mg; folat 146 mg; vitamin A 960 g; cholesterol 2000mg và có rất nhiều các vitamin và khoáng...