Sự thật giật mình về “trái tim sự sống” của Sao Diêm Vương

Theo dõi VGT trên

Vùng đất mà các nhà khoa học nghi ngờ che giấu một đại dương ngầm có sự sống của Sao Diêm Vương đã được hình thành một cách tàn khốc.

“Trái tim sự sống” của Sao Diêm Vương chính là vùng đồng bằng băng giá rộng lớn, có hình trái tim gần như hoàn hảo trong các bức ảnh mà tàu New Horizons của NASA đã ghi lại từ năm 2015.

Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy cho thấy trái tim lạ lùng này đã được hình thành từ băng ni-tơ tích tụ sau một vụ va chạm lớn, chuyển động chậm.

Sự thật giật mình về trái tim sự sống của Sao Diêm Vương - Hình 1

Một vụ va chạm khốc liệt đã khiến Sao Diêm Vương có một cánh đồng băng hình trái tim? – Ảnh đồ họa: ĐẠI HỌC BERN

Công trình được dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu Martin Jutzi từ Đại học Bern ở Thụy Sĩ đã sử dụng một phương pháp mô phỏng gọi là thủy động lực học hạt mịn để kiểm tra các góc va chạm khác nhau và kích thước của vật va chạm vào khu vực gọi là Sputnik Planitia.

Sputnik Planitia là thùy phía Tây của cánh đồng băng giá hình trái tim, rộng khoảng 2.000 km 2, thấp hơn khoảng 4 km so với khu vực xung quanh.

Sự thật giật mình về trái tim sự sống của Sao Diêm Vương - Hình 2

Sao Diêm Vương với cấu trúc hình trái tim nổi bật ở một phía – Ảnh: NASA

Video đang HOT

Các tác giả nhận thấy hình dạng này có thể bắt nguồn từ một vụ va chạm xiên, từ đó tạo nên hình dạng chiếc đuôi thon dài của một nửa trái tim.

Vật thể dội vào Sputnik Planitia trong quá khứ là một tảng đá băng giá có đường kính lên tới 730 km.

Do lõi băng giá của Sao Diêm Vương, vụ va chạm không làm tan chảy và hóa lỏng các phần của hành tinh lùn như điều vẫn xảy ra trong các vụ va chạm ở các thiên thể khác có khí hậu ấm áp hơn.

Vật thể băng giá bí ẩn đó có thể đã bị san phẳng và phần còn lại có thể đang ẩn đâu đó dưới lớp băng ni-tơ mịn.

Ngoài ra, mô phỏng này của nhóm từ Đại học Bern đem đến một tin khá buồn cho các nhà sinh học thiên văn, khi cho rằng bên dưới Sputnik Planitia có khả năng không tồn tại đại dương ngầm.

Trước đó, một số nhóm khoa học gia cho rằng một khối nước lỏng khổng lồ đã giữa cho trái tim ở vị trí gần xích đạo thay vì di chuyển dần lên phía cực trong quá trình tiến hóa của thiên thể.

Luồng ý kiến này cho rằng đại dương ngầm giúp cánh đồng băng này nặng hơn, giúp nó giữ được vị trí gần xích đạo. Nếu chỉ là băng, trái tim này sẽ quá nhẹ và dễ dàng “trôi”.

Trong đó nổi bật nhất là công trình từ Đại học Hokkaido, Viện Công nghệ Tokyo, Đại học Tokushima, Đại học Osaka, Đại học Kobe (Nhật Bản) và Đại học California ở Santa Cruz (Mỹ).

Nhóm này cho rằng đại dương ngầm này còn có thể ở trạng thái lỏng vì tồn tại một lớp khí hydrat clathrate cách nhiệt giữa vỏ băng và đại dương. Do đó, họ tin rằng có khả năng sự sống tồn tại.

Tuy vậy, theo nhóm của Đại học Bern, lớp phủ nguyên thủy bị cày nát bởi va chạm thiên thạch của Sao Diêm Vương đã khiến trái tim đủ nặng để di chuyển về phía xích đạo mà không nhất thiết phải có đại dương dưới bề mặt.

Để có câu trả lời cuối cùng, cần đợi thêm các cơ quan vũ trụ quốc tế gửi thêm tàu vũ trụ đến Sao Diêm Vương.

T.uổi thơ dữ dội tạo nên 'trái tim băng giá' của sao Diêm Vương

Bí ẩn về việc bề mặt sao Diêm Vương có hình trái tim khổng lồ nằm phơi gần xích đạo cuối cùng đã được giải đáp.

Tuổi thơ dữ dội tạo nên trái tim băng giá của sao Diêm Vương - Hình 1

Sao Diêm vương có t.uổi thơ dữ dội mà dấu vết sót lại là trái tim băng giá

Đó là kết quả công trình nghiên cứu của một nhóm do các nhà vật lý thiên văn quốc tế Đại học Bern và các thành viên của Trung tâm Năng lực Nghiên cứu Quốc gia (NCCR) PlanetS khởi xướng. Nhóm nghiên cứu là những người đầu tiên tái tạo thành công khởi nguồn hình dạng bất thường bằng mô phỏng số.

Kể từ khi camera của tàu vũ trụ New Horizons của NASA phát hiện ra cấu trúc hình trái tim lớn trên bề mặt hành tinh lùn Pluto vào năm 2015, "trái tim" này đã khiến các nhà khoa học bối rối vì hình dạng, thành phần địa chất và độ cao độc đáo của nó. Các nhà khoa học từ Đại học Bern ở Thụy Sĩ và Đại học Arizona đã sử dụng mô phỏng số để điều tra nguồn gốc của Sputnik Planitia, phần hình giọt nước phía tây của "trái tim" trên sao Diêm Vương.

Theo nghiên cứu của họ, lịch sử ban đầu của sao Diêm Vương được đ.ánh dấu bằng một sự kiện thảm khốc hình thành nên thung lũng Sputnik Planitia. Đó một vụ va chạm giữa sao Diêm Vương với một vật thể cỡ tiểu hành tinh có đường kính khoảng 650 km, gần bằng kích thước chiều dọc bang Arizona. Phát hiện của nhóm, được công bố trên tạp chí Nature Astronomy, cũng cho thấy cấu trúc bên trong của sao Diêm Vương khác với những gì được giả định trước đây, bác bỏ ý tưởng hành tinh lùn này có đại dương dưới bề mặt.

Adeene Denton, một nhà khoa học hành tinh tại Phòng thí nghiệm Mặt trăng và Hành tinh UArizona, đồng tác giả của báo cáo, cho biết: "Sự hình thành của Sputnik Planitia cung cấp một lối vào quan trọng để khám phá thời kỳ sớm nhất trong lịch sử của sao Diêm Vương. Bằng cách mở rộng nghiên cứu khi tính đến các kịch bản hình thành bất thường hơn, các nhà khoa học đã nắm được một số khả năng hoàn toàn mới về quá trình tiến hóa của sao Diêm Vương, có thể áp dụng cho các vật thể khác trong Vành đai Kuiper".

Một trái tim bị chia cắt

"Trái tim" hay tên chính thức là Tombaugh Regio, đã thu hút sự chú ý của công chúng ngay khi được phát hiện. Trái tim đồng thời cũng ngay lập tức thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học vì nó được bao phủ bởi một loại vật liệu có suất phản chiếu cao, phản chiếu ánh sáng nhiều hơn môi trường xung quanh, tạo ra màu trắng hơn. Tuy nhiên, trái tim không được cấu thành một cách đồng nhất. Chẳng hạn, riêng thung lũng Sputnik Planitia có diện tích khoảng 2.000 x 1.250 km, tương đương 1/4 diện tích Châu Âu hoặc nước Mỹ, có độ cao thấp hơn hầu hết bề mặt của Sao Diêm Vương khoảng 4 km.

Tác giả chính của nghiên cứu, Harry Ballantyne, một cộng tác viên nghiên cứu tại Bern cho biết: "Trong khi phần lớn bề mặt của sao Diêm Vương bị băng metan và các dẫn xuất của nó bao phủ lớp vỏ băng nước, thì Sputnik Planitia chủ yếu chứa đầy băng nitơ, rất có thể đã tích tụ nhanh chóng sau vụ va chạm do độ cao thấp hơn". Phần phía đông của trái tim cũng được bao phủ bởi một lớp băng nitơ tương tự nhưng mỏng hơn nhiều, nguồn gốc của lớp băng này vẫn chưa được các nhà khoa học nắm rõ nhưng có lẽ có liên quan đến Sputnik Planitia ở phía tây trái tim.

Một vụ va chạm xiên thời sơ khai

Theo Martin Jutzi thuộc Đại học Bern, người khởi xướng nghiên cứu, hình dạng thon dài của Sputnik Planitia và vị trí của nó tại đường xích đạo sao Diêm vương cho thấy rõ ràng rằng vụ va chạm không phải là một cú đ.âm trực diện mà là một cú đ.âm xiên. Giống như một số nhóm nghiên cứu khác, nhóm tác giả ở Đại học Bern đã sử dụng phần mềm mô phỏng Thủy động lực học hạt mịn để tái tạo kỹ thuật số những tác động như vậy, thay đổi cả thành phần của sao Diêm Vương và vật va chạm của nó, cũng như vận tốc và góc va chạm. Những mô phỏng này đã xác nhận sự nghi ngờ của các nhà khoa học về độ xiên của góc va chạm và xác định thành phần của vật thể va chạm.

Ballantyne phân tích: "Lõi của sao Diêm Vương lạnh đến mức đá vẫn rất cứng và không tan chảy dù có sức nóng từ vụ va chạm, và nhờ vụ va chạm theo hướng xiên với vận tốc thấp nên lõi của vật thể va chạm không chìm vào lõi của sao Diêm Vương mà vẫn nguyên vẹn và để lại một vết xước trên bề mặt". Lực va chạm vừa đủ và vận tốc tương đối thấp trong mô phỏng đã cho ra kết quả như hiện tại: Nếu va chạm yếu hơn sẽ làm bề mặt còn sót được mài mịn qua thời gian chứ không giống hình dạng giọt nước kỳ dị mà tàu thăm dò New Horizons của NASA quan sát được trong chuyến bay ngang qua sao Diêm Vương vào năm 2015 .

Giáo sư Phòng thí nghiệm Mặt trăng và Hành tinh và đồng tác giả nghiên cứu Erik Asphaug, người đã cộng tác với nhóm nghiên cứu của nó, cho biết: "Chúng ta thường coi các vụ va chạm giữa các hành tinh là những sự kiện cực kỳ khốc liệt nên chỉ tập trung vào những thứ như năng lượng, động lượng hay mật độ và thường dễ bỏ qua các chi tiết khác". Các nhà khoa học Thụy Sĩ từ năm 2011 đã khám phá ý tưởng về các "mảnh ghép" hành tinh để giải thích, ví dụ, các đặc điểm ở mặt sau của Mặt trăng (vệ tinh của Trái đất). "Trong vùng xa hệ mặt trời, vận tốc (các thiên thể) chậm hơn rất nhiều so với ở gần mặt trời và băng rất rắn, vì vậy phải tính toán chính xác hơn nhiều", Asphaug lưu ý.

Không có đại dương dưới bề mặt trên sao Diêm Vương

Nghiên cứu hiện tại cũng làm sáng tỏ cấu trúc bên trong của sao Diêm Vương. Trên thực tế, trong lịch sử sơ khai hình thành sao Diêm Vương, nhiều khả năng đã xảy ra sự kiện như các nhà khoa học tại Đại học Bern mô phỏng. Tuy nhiên, điều này đặt ra một vấn đề: Một thung lũng khổng lồ như Sputnik Planitia được cho là sẽ từ từ trôi về phía cực của hành tinh lùn theo thời gian do các định luật vật lý. Đáng lẽ vì khối lượng của Sputnik Planitia nhỏ hơn xung quanh nên bị kéo lùi về cực theo hiệu ứng lực ly tâm. Tuy nhiên, nó vẫn ở gần xích đạo. Lời giải thích lý thuyết trước đây giả định có một đại dương nước lỏng dưới bề mặt, tương tự như một số hành tinh khác ở vùng ngoài hệ mặt trời. Theo giả thuyết này, lớp vỏ băng giá của Sao Diêm Vương sẽ mỏng hơn ở vùng Sputnik Planitia, khiến đại dương phình lên và do nước ở dạng lỏng đặc hơn băng, gây ra chênh lệch khối lượng dẫn đến sự di chuyển về phía xích đạo.

Theo các tác giả, nghiên cứu mới đưa ra một góc nhìn khác, chỉ ra các mô phỏng trong đó toàn bộ lớp phủ nguyên thủy của sao Diêm Vương bị xới bật do va chạm và khi vật liệu lõi của vật va chạm đạp vào lõi của sao Diêm Vương. Kết quả là nó tạo ra sự dư thừa khối lượng cục bộ có thể giải thích việc Sputnik Planitia di chuyển về phía xích đạo mà không có đại dương dưới bề mặt, hoặc cùng lắm là một đại dương rất mỏng.

Denton hiện đã bắt tay vào một dự án nghiên cứu để ước tính tốc độ di chuyển này. Ông cho biết giả thuyết mới và sáng tạo về nguồn gốc hình trái tim của sao Diêm Vương có thể giúp hiểu rõ hơn về lịch sử ra đời của hành tinh lùn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Lộ diện "hành tinh bất tử" Phượng Hoàng, già hơn Trái Đất
23:53:06 14/06/2024
Bí ẩn cách người xưa treo quan tài trên vách đá? Các chuyên gia treo giải 1,3 tỷ, cụ nông dân đã giải được câu đố!
23:52:17 14/06/2024
Mộ cổ 2.400 năm t.uổi bị đào bới, chuyên gia vừa khai quật đã mừng húm vì những thứ tên trộm bỏ qua
10:12:34 16/06/2024
Loài động vật tái xuất sau hơn 60 năm mất tích khiến chuyên gia khóc vì quá mừng
23:54:43 15/06/2024
Những loài động vật có khả năng dự đoán thời tiết, thiên tai
01:24:30 16/06/2024
Bị tấn công, Trái Đất từng "rơi" khỏi hệ Mặt Trời?
08:18:01 15/06/2024
Phát hiện "nguồn sống" g.ây s.ốc ở Sao Hỏa
07:21:14 15/06/2024
"Dạng sống thứ 3" của Trái Đất đang tạo ra năng lượng
08:04:20 15/06/2024

Tin đang nóng

Trang Trần nhận trợ cấp ở Mỹ, được chủ cho 1 tỷ mua xe hơi hậu bị đuổi việc
14:08:38 16/06/2024
Cuộc sống t.uổi xế chiều của con trai cố danh ca Hùng Cường sau nhiều biến cố
14:54:36 16/06/2024
Chồng Hằng Du Mục: Từng ôm thắm thiết Quang Linh vlog, giờ ghen với "em ruột"
15:35:13 16/06/2024
Sao Việt 16/6: Ông xã Thanh Hằng nhõng nhẽo vợ, MC Mai Ngọc bình yên sau ly hôn
14:27:44 16/06/2024
Review nóng tập 1 Anh Trai Say Hi: 3 tiếng rưỡi chưa bao giờ dài đến thế, Anh Tú tưởng nhạt lại gánh còng lưng!
15:54:21 16/06/2024
Lưu Diệc Phi thu hút trăm triệu lượt xem khi diện áo tắm, Trịnh Sảng bị gọi tên
15:52:51 16/06/2024
BigDaddy: "thầy ruột" Pháo, HIEUTHUHAI, "yêu lại" bạn gái cũ Soobin Hoàng Sơn
16:33:04 16/06/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Na Trát đọ sắc với mỹ nhân "đẹp chấn động thế gian", Quan Hiểu Đồng thần thái sau vụ mất mặt ở sự kiện
18:02:55 16/06/2024

Tin mới nhất

Lộ diện quái vật bay 100 triệu t.uổi, sải cánh gấp đôi đại bàng

09:50:25 15/06/2024
Giai đoạn đó, phần lớn khu vực Trung Tây bang Queensland chìm dưới nước, được bao phủ bởi một vùng biển nội địa rộng lớn.

Một cá thể rùa biển ở miền Trung đẻ liên tiếp 3 lần với hơn 300 trứng

18:09:33 14/06/2024
Sáng 14/6, Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) cho biết, vào lúc 23h45 ngày 13/6, cá thể rùa biển (vích) có chiều dài 0,94m, chiều ngang mai 0,86m, nặng hơn 90kg bò lên bờ đẻ được 99 q...

Phát hiện hóa thạch loài thằn lằn bay mới có t.uổi đời khoảng 100 triệu năm

11:12:00 14/06/2024
Với sải cánh dài khoảng 4,6m, Haliskia peterseni có thể là loài săn mồi đáng sợ vào khoảng 100 triệu năm trước, thời điểm phần lớn khu vực Trung Tây bang Queensland chìm dưới nước biển.

Đức: Phát hiện thành viên chưa từng biết của họ Người

23:32:46 13/06/2024
Theo Sci-News, dấu vết hóa thạch của một loài linh trưởng họ Người (họ Hominidae) chưa từng được biết đến vừa được phát hiện tại di chỉ Hammerschmiede ở bang Bavaria - Đức.

Sinh vật tưởng tuyệt chủng 25 năm bỗng 'quay lại': Bất ngờ chạm trán cá thể khổng lồ lúc nửa đêm

06:43:22 13/06/2024
Vì vậy, việc phát hiện ra loài này ở một quốc gia về cơ bản coi loài động vật có vú này đã tuyệt chủng có thể gia tăng các nỗ lực bảo tồn trong khu vực.

Top 7 loài lợn rừng 'mạnh mẽ' nhất trong tự nhiên!

01:55:38 12/06/2024
Lợn rừng là loài động vật hoang dã được tìm thấy trên khắp thế giới. Chúng có thể rất hung dữ và nguy hiểm, đặc biệt là khi bị thương hoặc cảm thấy bị đe dọa.

Tại sao sói, được biết đến là loài động vật vô cùng hung dữ lại tỏ ra sợ hãi khi tới gần lừa hoang?

01:46:23 12/06/2024
Sói xám (Canis lupus) là loài động vật ăn thịt đầu đàn nổi tiếng với bản tính hung dữ và khả năng săn mồi hiệu quả.

Nghiên cứu mới phát hiện loài voi gọi nhau bằng tên

15:04:01 11/06/2024
Voi sử dụng những âm thanh đặc biệt để đặt tên riêng cho đồng loại và gọi nhau bằng tên, một khả năng mà từ trước đến nay chỉ được biết đến ở con người. Phát hiện mới này vừa được công bố trên tạp chí Nature Ecology & Evolution.

Phát hiện bất ngờ về hiện tượng sương giá trên đỉnh núi lửa của Sao Hỏa

14:52:57 11/06/2024
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Geoscience ngày 10/6, các nhà khoa học đã phát hiện sương giá vào sáng sớm trên đỉnh của những ngọn núi lửa khổng lồ trên Sao Hỏa.

Lợn đất: Loài động vật kỳ lạ có tai thỏ và thân to, trông giống lợn nhưng không phải lợn

11:01:32 11/06/2024
Lợn đất (Aardvark) là một loài động vật có vú độc đáo với ngoại hình có phần kỳ lạ: tai thỏ, mõm dài giống heo, thân to và chiếc đuôi dài.

Hình ảnh "thủy quái" khổng lồ chưa từng thấy dạt bờ biển gây xôn xao Internet: Tiết lộ sự thật bất ngờ

20:53:10 10/06/2024
Sau khi bài viết và hình ảnh về bạch tuộc khổng lồ trở nên viral, nhiều cư dân mạng đã bất ngờ, đồng thời đặt ra nhiều nghi vấn vì những hình ảnh quá sắc nét và khó tin, cũng như có sự không đồng nhất về mặt hình dáng bạch tuộc.

Phát hiện con cá khổng lồ kỳ dị dài 2,2m có vây giống như chân rùa biển

20:39:21 10/06/2024
Thế giới đại dương sâu thẳm và mênh mông dường như vẫn là một bí ẩn với loài người nhỏ bé. Ngày 3/6 mới đây, một con cá biển khổng lồ có vẻ ngoài kỳ dị đã trôi dạt vào bờ biển ở thành phố Gearhart, bang Oregon, Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Ngôi sao ĐT Việt Nam nhận lót tay 24 tỷ đồng, vừa xây nhà bạc tỉ báo hiếu bố mẹ là ai?

Sao thể thao

19:16:19 16/06/2024
Phạm Tuấn Hải - ngôi sao đội tuyển Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua. Anh góp công trong trận thắng của Việt Nam trước Philippines và là tác giả duy nhất giúp Việt Nam có bàn trong trận thua Iraq

Ngôi làng bị cấm sinh trong làng, qua đời phải đưa đến nơi khác chôn cất

Netizen

18:36:34 16/06/2024
Ngôi làng Mafi Dove, ở miền Nam Ghana, là nơi sinh sống của khoảng 5.000 người. Điều đặc biệt là hầu như trong số đó không ai được sinh ra tại ngôi làng này và đến khi qua đời, họ được chôn cất ở 1 nơi khác.

3 công thức sinh tố từ nấm sữa kefir siêu dưỡng da trong ngày hè rực nắng, vừa trắng bật tông lại căng tràn sức sống

Ẩm thực

18:34:26 16/06/2024
Không chỉ là thức uống giải nhiệt lý tưởng, 3 công thức sinh tố kefir sau đây sẽ là cứu tinh cho làn da của bạn dưới cái nắng gay gắt, mang lại vẻ đẹp rạng ngời và tươi trẻ từ sâu bên trong.

Diễn biến mới vụ hơn 100 viên chức bị thu lại t.iền hỗ trợ chống dịch Covid-19

Tin nổi bật

18:31:56 16/06/2024
Cụ thể, Trung tâm Y tế huyện Con Cuông được UBND huyện cấp kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ tham gia chương trình tiêm chủng Covid-19 năm 2022 vào 2 đợt. Đợt 1 với số t.iền gần 595 triệu đồng và đợt 2 là hơn 1 tỷ đồng.

Hỏa hoạn làm 3 người c.hết ở Bắc Giang, lửa bùng phát từ nơi để xe đạp điện

Pháp luật

18:24:46 16/06/2024
Theo thông tin ban đầu, đám cháy xảy ra vào khoảng 3h40, ngày 16/6, tại số nhà 43, đường Hoàng Hoa Thám, phường Đa Mai, TP Bắc Giang, khiến 3 người t.ử v.ong.

Tử vi ngày mới 12 con giáp ngày 17/6/2024: Mão thuận lợi, Mùi chú trọng về kỹ năng mềm.

Trắc nghiệm

18:06:56 16/06/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất hôm nay ngày 17/6/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu,

VCT Pacific Stage 2: Crazyguy và các đồng đội thua trận mở màn

Mọt game

17:56:01 16/06/2024
Dù có màn trở lại mạnh mẽ tại ván 1, BLEED Esports của Ngô Crazyguy Công Anh vẫn nhận thất bại chung cuộc 1-2 trước Team Secret (TS), qua đó thua trận đầu tiên tại VCT Pacific Stage 2.

Angelababy để lộ thềm ngực gầy gò, sức khỏe khiến fan lo lắng

Sao châu á

17:52:59 16/06/2024
Từ khi vướng nghi vấn bị cấm sóng vì tới xem buổi diễn ở câu lạc bộ t.hoát y tại Paris (Pháp), nữ diễn viên Trung Quốc Angelababy gặp khó khăn trong sự nghiệp. Sức khỏe của cô cũng khiến fan lo lắng.

"Thánh sống" của màn ảnh Hàn từng "cưới" Song Hye Kyo, tái xuất ở phim 16+ cực kịch tính

Phim châu á

17:48:08 16/06/2024
Nam tài tử Hàn Quốc này có sự nghiệp cực kỳ vẻ vang và đang là cái tên được quan tâm ở thời điểm hiện tại nhờ bộ phim điện ảnh mới.

Thúy Ngân bị sốt, Jun Vũ người m.áu m.e khi dầm mưa 10 tiếng quay phim

Hậu trường phim

17:41:06 16/06/2024
Cùng dầm mưa với Thúy Ngân và Jun Phạm hơn 10 tiếng đồng hồ, Jun Vũ khẳng định vai Quỳnh Châu là vai khách mời khó nhất trong 7 năm chưa cưới sẽ chia tay .

Quyền Linh xót xa kỹ sư điện đi hỏi cưới bị nhà người yêu đuổi về

Tv show

17:38:23 16/06/2024
Kỹ sư điện 31 t.uổi đến Bạn muốn hẹn hò tìm bạn gái, trải lòng về quá khứ từng bị nhà bạn gái coi thường khiến Quyền Linh không khỏi xót xa.