Sinh viên sẽ nhẹ gánh lo với 2 năm kinh nghiệm khi ra trường
HUTECH sẽ tiếp tục rút ngắn thời gian đưa SV về DN trải nghiệm môi trường làm việc thực tiễn từ năm nhất để sớm hình thành tác phong và thái độ làm việc.
Ngày 30-7, trong khuôn khổ chương trình Đào tạo nguồn nhân lực gắn liền với nhu cầu của doanh nghiệp (DN) do Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) tổ chức, PGS.TS Phan Đình Nguyên, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, hiện nay sinh viên (SV) ra trường tìm việc làm thường được nhà tuyển dụng yêu cầu phải có hai năm kinh nghiệm.
Theo đó, từ năm hai nhà trường đưa SV đến các DN thực tập để SV tiếp cận môi trường, kĩ năng làm việc. Bước rút ngắn này được các DN đánh giá SV có tinh thần học hỏi và rèn luyện kĩ năng làm việc.
PGS.TS Phan Đình Nguyên cho biết, HUTECH sẽ tiếp tục rút ngắn thời gian đưa SV về DN trải nghiệm môi trường làm việc thực tiễn từ năm nhất để sớm hình thành tác phong và thái độ làm việc. Mặc dù có ý kiến SV năm nhất chưa hội tụ đủ kiến thức, kinh nghiệm để tiếp cận công việc nhưng việc này nhà trường nhận được phản hồi tốt.
Video đang HOT
Hoạt động hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ảnh: AN NHIÊN
Ngoài việc đưa SV đến thực tập tại các DN sớm, nhà trường còn mời các nhà quản lý, CEO đến chia sẻ những câu chuyện thành công lẫn thất bại của họ để SV hình dung con đường khởi nghiệp tự thân trong tương lai. Cùng đó, nhà trường cũng mời các DN mở các phiên phỏng vấn, tuyển dụng để SV nắm bắt những kiến thức, kĩ năng cần bổ sung khi tìm việc làm chính thức.
Để gắn kết hoạt động đào tạo nguồn nhân lực gắn liền với nhu cầu DN, dịp này, HUTECH đã kí kết hợp tác với gần 20 DN trong các lĩnh vực kiến trúc, mỹ thuật, kinh tế, xây dựng, ngân hàng, khách sạn…
Theo đó, phía nhà trường cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các DN. Đó là những nhân lực có khả năng thích ứng nhanh với công việc.
Ngược lại, phía DN tạo điều kiện, tiếp nhận SV của nhà trường tham quan nhà máy, thực tập tại DN và trải nghiệm môi trường làm việc thực tế để phát triển các kĩ năng làm việc hiệu quả.
Đồng thời, các DN đồng hành, phối hợp tổ chức các chương trình giao lưu, đối thoại CEO, nhà quản lý với SV, qua đó rèn luyện tư duy vượt khó, chinh phục bản thân và tự khẳng định mình. Phía nhà trường cũng mời DN cử các chuyên gia (đủ điều kiện) tham gia giảng dạy một số chương trình đào tạo phù hợp nhằm truyền tải kinh nghiệm, nâng cao chất lượng đào tạo…
Bộ Y tế: Phòng dịch COVID-19, lớp học không nên sử dụng điều hoà
Để chủ động phòng chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các trường học, ký túc xá triển khai tích cực các biện pháp chống dịch, đảm bảo điều kiện vệ sinh, không sử dụng điều hoà; theo dõi sức khoẻ thường xuyên của học sinh, học viên...
Phun thuốc khử khuẩn tại trường học phòng dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN
Để chuẩn bị cho việc đi học trở lại và chủ động phòng chống dịch COVID-19 trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các ký túc xá cho học sinh, sinh viên, học viên; Bộ Y tế vừa có công văn số 914/BYT-MT về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học, ký túc xá.
Theo đó Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Cụ thể, trước khi đến trường, ngay tại nhà, ký túc xá, học sinh, sinh viên, học viên cần tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khoẻ hàng ngày như: Súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên; giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã. Đối với trẻ em mầm non, học sinh, cha mẹ có trách nhiệm đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho trẻ ở nhà.
Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học, theo dõi sức khỏe, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Đối với sinh viên, học viên, giáo viên các trường cũng tự theo dõi sức khỏe hàng ngày; nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động nghỉ và đến cơ sở y tế để được khám, điều trị. Những người trong diện đang theo dõi cách ly y tế không được đến trường và cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Bộ Y tế cũng yêu cầu tại các trường học phải đảm bảo công tác vệ sinh như: Đồ ăn, nước uống hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm; học sinh dùng riêng cốc uống nước; dùng riêng khăn mặt và được giặt sạch với xà phòng sau mỗi ngày học. Trường học phải bố trí đầy đủ nơi rửa tay có xà phòng, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị vệ sinh. Đặc biệt, lớp học phải thông thoáng khí, không sử dụng điều hoà; giáo viên, cán bộ các trường phải được tập huấn đầy đủ công tác phòng dịch, cách phát hiện các triệu chứng của bệnh do virus SARS-CoV-2...
Trong thời gian ở trường, các cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại, học thêm. Đặc biệt, lễ chào cờ sẽ tổ chức tại lớp, bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp; hạn chế cho người bên ngoài ra vào trường học.... Nếu giáo viên phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đưa đến phòng y tế ngay để kiểm tra, theo dõi, cách ly và thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã, cơ quan quản lý và cha mẹ học sinh.
Đồng thời, Bộ Y tế đề nghị các trường học, ký túc xá tăng cường vệ sinh môi trường, khử khuẩn hàng ngày, vệ sinh xe đưa đón học sinh, bố trí chỗ để rác thải đảm bảo.
Tạ Nguyên
Theo Báo Tin tức
Hướng dẫn phòng tránh dịch corona cho học sinh Trước khi đến lớp, học sinh phải được đo thân nhiệt, nếu sốt thì chủ động ở nhà và thông báo cho nhà trường. Tạ Lư Theo VNE