Siêu âm 2D hay 4D tốt hơn cho bà bầu?
Thưa bác sĩ, tôi mang thai, muốn chọn siêu âm 4D vì nghĩ hình ảnh và chất lượng tốt hơn siêu âm 2D, có đúng không? (Hoa)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Trong siêu âm thai, 2D là kỹ thuật ra đời sớm nhất được đa số bác sĩ thực hiện để theo dõi sự phát triển của thai và đánh giá các dị tật.
Siêu âm 3D là công nghệ tạo hình ảnh dưới dạng không gian 3 chiều. Còn siêu âm 4D là siêu âm 3D theo thời gian thực (3D real-time). Trong kiểu siêu âm này, dữ liệu hình ảnh được quét và máy sẽ tái tạo ảnh liên tục để cho ra hình ảnh 3D chuyển động như trong thực tế.
Video đang HOT
Siêu âm 2D tiện lợi và có thể thực hiện được trong mọi trường hợp trong khi siêu âm 3D, 4D đòi hỏi thai phải nằm ở tư thế thuận lợi, nếu không sẽ không chụp được. Đặc biệt, trong các tuần đầu của thai kỳ thì siêu âm 3D, 4D không thể đánh giá hình thái thai tốt bằng 2D.
Tuy nhiên, hình ảnh 2D khá chuyên môn và không phải ai cũng hiểu được còn siêu âm 3D, 4D cho ra hình ảnh ba chiều dễ hiểu hơn. Đây là lý do siêu âm 3D, 4D ra đời.
Bên cạnh đó, siêu âm 3D, 4D giúp các mẹ có trải nghiệm siêu âm thú vị khi được nhìn thấy con mình cười, ngáp, mút tay, đạp chân… rất sinh động. Siêu âm thai không chỉ là một thăm khám y tế đơn thuần, nó là thời điểm mẹ được gặp con và nhìn con phát triển từng ngày. Do đó, mẹ bầu cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để lựa chọn hình thức siêu âm thai phù hợp, an toàn và tiết kiệm.
Hiện nay, các máy siêu âm đa phần đều được tích hợp đầy đủ các chức năng 2D, Doppler, 3D, 4D trong cùng một thiết bị và bổ sung nhiều công nghệ tạo ảnh tiên tiến khác. Việc phối hợp nhiều kỹ thuật giúp nhận định bệnh lý chuẩn xác hơn. Chất lượng hình ảnh cũng càng ngày càng được cải tiến giúp cho bác sĩ có thể làm việc tốt hơn.
Bác sĩ CK1 Nguyễn Hoàng Sơn
Phòng siêu âm, Bệnh viện Vinmec
Theo VNE
Bà bầu siêu âm nhiều có gây hại cho thai nhi?
Việc các sản phụ đi siêu âm quá nhiều là không cần thiết và gây lãng phí về tài chính cho thai phụ.
- Tôi đang mang bầu và khá lo lắng nên rất thường xuyên đi siêu âm. Nhìn thấy em bé đang cử động trên màn hình khiến tôi yên tâm hơn. Nhưng liệu việc siêu âm quá nhiều có ảnh hưởng tới em bé? Sóng siêu âm có độc hại hay gây dị tật cho em bé không? Tôi nên làm thế nào để bảo vệ con mình? (Trần Linh Chi, 24 tuổi, ở Hà Nội).
Chưa có nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng về việc sóng siêu âm gây ảnh hưởng xấu hay gây dị tật đến thai. Ảnh: PV.
BS Đinh Thúy Linh, Phó giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh và Sàng lọc sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội:
- Đến thời điểm hiện nay, chưa có nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng về việc sóng siêu âm gây ảnh hưởng xấu hay gây dị tật đến thai. Tuy nhiên, việc các sản phụ đi siêu âm quá nhiều là không cần thiết và gây lãng phí về tài chính cho thai phụ.
Do đó, các thai phụ nên đi khám thai, siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ, đặc biệt không nên bỏ qua 3 thời điểm vàng trong siêu âm để phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi, để được sự tư vấn từ bác sĩ và có kế hoạch quản lý thai nghén phù hợp.
Theo đó, 3 thời điểm vàng để siêu âm hiện nay là ở tuổi thai: 12-14 tuần (12 tuần), 21-24 tuần (22 tuần) và 28-32 tuần (32 tuần). Quá trình siêu âm tại mỗi thời điểm khác nhau, sẽ có giá trị khác nhau trong việc chẩn đoán các bất thường của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ.
Ở tuổi thai 12-14 tuần, việc siêu âm sẽ giúp phát hiện sớm các dị tật lớn ở thai nhi như các bất thường về hệ thần kinh trung ương (thai vô sọ, não lộn ngoài) hay các bất thường khác như thoát vị rốn, khe hở thành bụng, một số dị tật về chân, tay.
Ngoài ra, việc đo khoảng sáng sau gáy tại thời điểm này kết hợp với xét nghiệm sàng lọc Double test có ý nghĩa rất quan trọng trong sàng lọc một số hội chứng rối loạn di truyền hay gặp như: Hội chứng Down, Hội chứng Edwards, Hội chứng Patau.
Siêu âm ở tuổi thai 21-24 tuần là lần siêu âm giúp phát hiện hầu hết bất thường hình thái ở thai nhi, trong đấy có các bệnh lý tim bẩm sinh.
Lần siêu âm lúc thai được 28-32 tuần là lúc đánh giá sự phát triển của thai trong tử cung, đồng thời cũng là thời điểm khảo sát tiếp một số bất thường ở khác ở thai nhi.
Theo Zing
Dùng chung một thứ với mẹ, bé gái 12 tuổi mắc bệnh viêm vùng chậu phải phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng Tiểu Tô có biểu hiện sốt cao 38 độ C, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn kéo dài khoảng nửa tháng. Tại bệnh viện, kết quả kiểm tra phát hiện Tiểu Tô bị viêm vùng chậu. Tiểu Tô (12 tuổi) sống tại Chiết Giang, Trung Quốc. Khoảng 2 năm trước, Tiểu Tô có kinh nguyệt lần đầu. Dạo gần đây, Tiểu Tô có...