Sau sinh vùng kín phụ nữ rất cần được chăm sóc
Cần chăm sóc ‘vùng kín’ sau sinh đúng cách để tránh các nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra.
1. Những thay đổi ở vùng chậu
Sẽ có những thay đổi đáng kể xảy ra trong khu vực này mà các bà mẹ trẻ nên lưu ý:
Các cơn quặn hậu sản
Thường biến mất 3, 4 ngày sau sinh, tuy nhiên trước đó các cơn co thắt thường mạnh và đau hơn cả lúc bình thường vì tử cung đang co xuống để lấy lại kích thước trước khi có thai. Rất có thể mẹ sẽ cảm thấy các cơn đau này xuất hiện khi cho bé bú, vì oxytocin liên hệ đến phản ứng ép sữa cũng gây ra các cơn co thắt tử cung. Dù sẽ đau đớn nhưng các mẹ đừng lo lắng quá, vì tử cung co thắt càng mạnh và nhanh chừng nào thì nguy cơ đối diện với khả năng xuất huyết hậu sản càng ít bấy nhiêu. Điều cần làm là nên nghỉ ngơi hợp lý và vệ sinh vùng kín thật tốt vì cùng với các cơn quặn hậu sản là việc chảy sản dịch sẽ được đề cập ngay trong phần 2 của bài viết này.
Cho bé bú mẹ ngay sau sinh sẽ giúp tử cung mau khôi phục lại kích thước ban đầu, dù sản phụ sẽ cảm thấy đau hơn do các cơn quặn hậu sản gia tăng
Đường ruột và bàng quang
Nhiễm trùng bàng quang và táo bón, trĩ là những nguy cơ thường xảy ra cho các bà mẹ sau sinh. Vì vậy, để ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, chị em nên đi đại tiện ngay khi có thể và không nên kiêng cữ thái quá, tăng cường chế độ ăn nhiều chất xơ như ăn các loại rau củ quả, trái cây, nhất là đu đủ, hồng, chuối và uống thật nhiều nước. Mặc dù giai đoạn này cơ thể sẽ đau nhức do vết thương sinh mổ hoặc cắt tầng sinh môn, nhưng các mẹ cũng nên cố gắng đứng dậy và đi bộ nhiều để giúp cho đường ruột và bàng quang làm việc lại bình thường.
Video đang HOT
Để ngăn ngừa viêm nhiễm bàng quang sau sinh, nhất là với những chị em bị cắt tầng sinh môn, nên vệ sinh sạch vùng kín mỗi khi tiêu tiểu với nước ấm và tuân thủ quy tắc làm sạch từ trước ra sau. Trong những ngày đầu sau sinh, nếu khi tiểu hơi bị gắt thì cũng không cần phải quá lo lắng các mẹ nhé. Đơn giản đó chỉ là do phần tầng sinh môn và các mô xung quanh bàng quang và lỗ tiểu còn hơi sưng. Nếu cảm thấy khó tiểu, hãy ngồi vào thau nước (ngâm mông) trong khi tiểu, và đừng lo lắng về việc nhiễm trùng vì nước tiểu thường vô trùng.
Cổ tử cung và âm đạo
Do căng giãn nhiều trong lúc chuyển dạ nên phải mất một tuần lễ để cổ tử cung thu hẹp và săn chắc lại một cách tự nhiên. Để hồi phục âm đạo nhanh chóng về kích thước cũ, các mẹ có thể tập các bài tập dành cho đáy chậu, như co lại rồi giãn ra các cơ âm đạo, hoặc bài tập dành cho cơ bụng sau sinh, nhưng chú ý chỉ nên tập khi đã hết sản dịch để tránh nguy cơ xuất huyết hậu sản các mẹ nhé.
2. Sản dịch
Là một chất nước chảy ra ngoài âm đạo từ tử cung đang trong giai đoạn phục hồi. Thời gian kéo dài của sản dịch tùy cơ địa mỗi sản phụ, thường khoảng 21 ngày sau sinh, đôi khi chỉ chừng 14 ngày, cũng có khi kéo dài đến 6 tuần lễ mới dứt. Trong 3 hoặc 4 ngày đầu sản dịch có màu đỏ tươi, sau đó lượng máu dần dần bớt đi và chuyển sang màu hồng, hoặc nâu khi nội mạc tử cung co lại. Cuối cùng là có màu hơi vàng hoặc không màu. Do việc tiết sản dịch sẽ làm cho vùng kín bị ẩm ướt, chưa kể nếu vết cắt tầng sinh môn chưa lành hẳn, thì nguy cơ nhiễm trùng vùng kín trong thời gian tiết sản dịch là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, chị em nên chú ý vệ sinh sạch sẽ và làm khô ráo khu vực này, nên dùng băng vệ sinh cho đến khi hết sản dịch và tuyệt đối không dùng gạc để thấm máu.
Để mau hết sản dịch, các mẹ nên cho bé bú mẹ thay vì dùng sữa ngoài. Đồng thời, nếu thấy sản dịch tiết ra có mùi hôi, hoặc nếu sản dịch có màu đỏ tươi trở lại cần phải đến bệnh viện để thăm khám kịp thời. Vì sản dịch có mùi hôi thường là dấu hiệu tử cung bị nhiễm trùng, trong khi đó, nếu sản dịch lại có màu đỏ tươi thường là do nơi nhau bám trước đây chưa lành hẳn, cũng có thể do các mẹ vận động quá mức.
3. Vết cắt tầng sinh môn
Tắm nước ấm với vòi sen sẽ giúp các mẹ làm dịu cơn đau nhức từ vết cắt tầng sinh môn
Do vết cắt tầng sinh môn thường nằm ở vị trí mà nước có thể đọng lại, do đó dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc làm vùng da non xung quanh vết cắt bị nhức do da khu vực này bị sưng lên khiến các đường chỉ khâu càng lúc càng xiết chặt hơn. Nếu quan sát thấy da bị thâm tím hoặc các đường chỉ khâu thực sự gây đau nhức, nên lót một chiếc gối bằng cao su khi ngồi, đồng thời giữ vệ sinh khu vực này thật kỹ. Tắm nước ấm hoặc vòi hoa sen, băng vết cắt trong giải băng vệ sinh, tập các bài tập cho vùng chậu có thể giúp chị em bớt đau cũng như giúp vết cắt mau lành. Tuy nhiên lưu ý không dùng thuốc sát trùng lúc tắm vì chúng có thể gây kích ứng da, đồng thời sau khi tắm nên dùng máy sấy tóc để làm khô toàn bộ vết cắt, thay vì dùng khăn lông vì có thể làm đau vết mổ chưa lành.
Các mẹ cũng sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu khi đi vệ sinh, vì nước tiểu có tính axit khá mạnh có thể chảy vào vết mổ làm da non bị ngứa. Nếu cảm thấy khó chịu, các mẹ đừng ngại đứng khi đi vệ sinh, đồng thời nên dùng thêm nước ấm dội vào để làm loãng axit trong nước tiểu và làm bớt ngứa. Cũng đừng quá lo nếu cảm thấy cơn đau nhức ở tầng sinh môn trở nặng hơn, vì đó là quy luật thông thường trước khi vết cắt này lành hẳn. Phần lớn các đường chỉ khâu tự hủy sẽ biến mất từ 5 -6 ngày sau khi sinh.
4. Vết mổ
Do người mẹ sinh mổ sẽ gặp nhiều bất lợi trong việc hồi phục sức khỏe hơn mẹ sinh thường, nên việc chăm sóc cơ thể và vết mổ sau sinh rất quan trọng. Các mẹ không nên nằm quá nhiều mà phải sớm thực hiện các hoạt động chân tay nhẹ nhàng. 24h sau khi sinh các mẹ có thể trở mình, ngồi dậy nhẹ nhàng để tăng cường hoạt động cho ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm để giảm nguy cơ tắc ruột. Đồng thời lưu ý các dịch tiết âm đạo, vì nếu tử cung co rút không tốt, khôi phục kém nước ối vỡ sẽ bị tích lại trong tử cung, bài tiết dẫn tới viêm nhiễm gây sốt hậu sản. Đồng thời, nếu vết mổ có màu hồng, sưng trương, gây đau cần có sự can thiệp sớm của y khoa vì lúc này vết mổ đã bị viêm nhiễm.
Các mẹ cũng nên chú ý vệ sinh sạch sẽ khu vực bụng nơi vết thương chưa lành và cả vùng kín còn tiết sản dịch, không tự ý bôi thuốc lên vết thương khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời không được cởi bỏ băng bó ở vết mổ cũng như không được băng vết mổ quá chặt. Nếu âm đạo chảy máu thành dòng hay đột nhiên chảy máu cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Các mẹ cũng có thể nằm nghiêng, kê gối cao sau lưng để giảm việc di động cơ thể, giúp vết mổ bớt đau hơn.
Theo VNE
Phòng the không an toàn
Chúng ta từng nghe nói nhiều về những ca "tai bay vạ gió" chết người xảy ra trong cuộc vui chăn chiếu, điển hình là "thượng mã phong"...
Sau là những ca "phạm phòng" do nhồi máu cơ tim, đột quỵ... Thực tế đây chỉ những "vụ lớn", phòng the còn là mảnh đất màu mỡ cho nhiều ca tai nạn nhỏ lẻ khác. Nhỏ nên đa phần chỉ làm "xanh mặt" nạn nhân nhưng cũng lắm khi chết như chơi.
Hạ đường huyết, không khó đoán đây là sự cố này xảy ra với những người hay để bụng đói lên giường, đặc biệt với các ông, những người "hao tài tổn lực" nhiều và cũng chúa chủ quan việc "có thực mới vực được đạo". Ông là ngà về nhà từ tiệc rượu vừa "cho chó ăn chè"đã xông thẳng lên giường, không đợi bà pha cho một ly chanh đường vừa giải rượu vừa cung cấp năng lượng nóng cho cuộc vui ngẫu hứng.
Ảnh minh họa
Vọp bẻ là sự cố phổ biến khác hay viếng thăm các ông trong cuộc yến oanh. "Chuột rút" không chỉ do đương sự bỏ qua khâu "làm nóng" hay mê mải với những "động tác khó" trên giường mà đôi khi vì mệt mỏi tích tụ, rối loạn điện giải hay đơn giản uống không đủ nước. Những cơn co cơ "ngoại biên" cùng lắm gây đau đớn, buộc chàng dừng cuộc vui là cùng, nguy là những cơn co thắt hô hấp, tim mạch rất dễ giữa đường gãy gánh.
Chăn gối đòi hỏi sự phong phú về tư thế và cột sống, cổ, chậu hông, gối, khuỷu là những vị trí "giơ đầu chịu báng" nặng nề nhất phụ vụ sự sáng tạo các các ông. Trật khớp, trượt đĩa đệm, khởi phát thần kinh tọa... là những cái tên hay được nhắc đến có bóng dáng phòng the. Các thầy chữa trật đả, bác sĩ chấn thương chỉnh hình, lâu lâu lại trổ tài với những bệnh nhân được đưa thẳng từ uyên ương phòng đến bệnh viện...
Xuất huyết, bục vỡ khối u bướu (đã biết hay tiềm ẩn) cũng hay mượn tay tình dục. Những khối u phần phụ của phụ nữ là ứng viên số một, kế đến là sỏi niệu, búi trĩ, polip, dị dạng mạch máu não...
Với sản phụ sau sinh, cường lực các cơn co cơ khoái cảm cộng với cơn thở gấp làm tăng áp suất thành bụng có thể hiệp đồng trong ngoài làm bục vết khâu tầng sinh môn, vết sinh mổ mới, họa hoằn còn làm rách cả vết sinh mổ cũ có thâm niên nhiều năm...
Hãn hữu nhưng đôi khi các bác sĩ nhãn khoa phải tiếp nhận những ca... bong võng mạc (cận thị nặng, tiến triển nhanh), tai biến tăng nhãn áp có bóng dáng của một trận yêu "long trời lở đất".
Tựu trung, tình dục đóng vai trò "ngòi nổ" các tai biến từ tư thế phá cách, cường lực cơ co thắt khoái cảm và tình trạng cường kích do huy động thần kinh, tuần hoàn, hô hấp... Một số do tương tác trực tiếp của hai cơ quan đích. Chẳng hạn, tân nương bị dị dạng, vách ngăn hay dính âm đạo bẩm sinh nhiều khả năng đối mặt với một chấn thương nặng ngay trong đêm động phòng, với pha tiếp cận đầu tiên với "phương tiện" của lang quân.
Nghe có vẻ bất an, nhưng may là xác suất những cú nạn tai "trên trời rớt xuống" này tương đối hiếm. Cơ bản, phòng the vẫn là nơi an toàn cho hầu hết đôi uyên ương, và hầu hết thời gian sử dụng nó. Do vậy, không cần lo xa nhưng tốt nhất đừng bỏ qua khi một, hai lần bị chúng viếng thăm. Chẳng hạn, ca vọp bẻ đầu tiên bị xem thường sẽ mở đường cho những cơn co cơ lành ít dữ nhiều khó đoán sau này.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Dịch vụ làm đẹp vùng bikini Gần đây tôi có nghe nói nhiều đến làm gọn lông vùng bikini cho phụ nữ, xin cho biết làm như vậy có những ưu điểm gì? (Ngọc Hiền) Dịch vụ làm đẹp vùng bikini có từ khá lâu và được lòng nhiều chị em, đặc biệt là những người có lông quá cứng và rậm rạp. Điều này gây những cản trở...