Sau 4 ngày lớp 12 Hà Nội học trực tiếp, học sinh vui, cha mẹ vẫn lo ngay ngáy
Sau 4 ngày Hà Nội cho phép học sinh khối 12 được trở lại trường học, hầu hết các em đều vui mừng khi gặp lại thầy cô, bạn bè.
Thế nhưng, cha mẹ các em vẫn lo ngay ngáy khi dịch bệnh căng thẳng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Từ ngày 6/12, theo quyết định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, học sinh khối 12 được học trực tiếp trước, thực hiện theo nguyên tắc: 50% học sinh đến trường vào thứ hai, tư, sáu; 50% còn lại đi học vào thứ ba, năm, bảy. Những ngày không học trực tiếp, các em học online. Các trường: THPT, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp thuộc địa bàn có cấp độ dịch 1 hoặc 2 được phép mở cửa.
Theo khảo sát của PV, sau 4 ngày học trực tiếp tại trường, mối bận tâm lớn nhất của phụ huynh có con em đang theo học lớp 12 là sự an toàn trong dịch bệnh. Còn với các bạn học sinh trong độ tuổi này là sự phấn khởi, hào hứng và xem việc học trực tiếp có ý nghĩa quan trọng đối với việc thi cử cuối cấp sắp tới.
Học sinh khối 12 Hà Nội được đi học trực tiếp từ ngày 6/12.
“Dù dịch bệnh vẫn phức tạp, nhưng học trực tiếp vẫn thích hơn”
Nếu như những ngày chưa có dịch, sau khi kết thúc 5 tiết học trên trường, Trịnh Bảo Khánh, lớp 12A1 trường THPT Lê Lợi, Hà Đông sẽ nén lại trường thêm 15 phút để trao đổi kiến thức sau buổi học cùng cô giáo bộ môn và các bạn. Thế nhưng, từ sau khi dịch bệnh bùng phát, Bảo Khánh chỉ biết cặm cụi về thẳng nhà sau khi học xong để cố gắng hạn chế tiếp xúc cũng như không tập trung đông người.
Thời gian học online dài đằng đẵng hơn 7 tháng vì dịch bệnh phức tạp, nay được quay trở lại trường, với bảo Bảo Khánh, mọi thứ vô cùng lạ lẫm.
“Sau một thời gian dài ở nhà học trực tuyến, đến hôm nay đã 3 ngày học ở lớp rồi mà em vẫn chưa quen với không khí, cách sinh hoạt tại trường, mong hết tuần này em sẽ dần thích nghi”, Khánh cho biết.
Với Trịnh Bảo Khánh việc quay trở lại lớp còn nhiều bỡ ngỡ bởi hơn 7 tháng học online, nhưng em sẽ dần thích nghi.
Video đang HOT
Mặc dù khá lo lắng vì dịch bệnh, nhưng việc học trực tiếp sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn, đặc biệt là học sinh cuối cấp khi thời gian thi cử đang rút ngắn dần.
“Đi học trong điều kiện dịch bệnh này với em khá là vất vả, bởi phải đeo khẩu trang suốt 5 tiết trong lớp học khiến em khá mệt mỏi. Mặc dù vậy, em và các bạn trong lớp luôn cố gắng, đảm bảo tốt nhất việc phòng, chống dịch Covid-19 để việc học không bị gián đoạn thêm lần nữa. Dù sao chúng em cũng đã là học sinh cuối cấp, đi học trực tiếp như vậy sẽ giúp em tiếp thu được nhiều kiến thức hơn”, Khánh chia sẻ.
Với em Phạm Ngọc Quyết, lớp 12A6 – trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, dù dịch bệnh phức tạp nhưng việc học trực tiếp rất quan trọng và không thể thay thế được.
“Theo em, việc học trực tuyến ở nhà cũng chỉ là giải pháp thay thế tạm thời, học trực tiếp sẽ giúp em dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn, còn học học online đôi khi khiến em không tập trung, việc học thì bị gián đoạn do đường truyền internet kém, nghe cô giảng bập bõm, câu được, câu không”, Quyết cho biết.
Sau 4 ngày đi học ở trường, Quyết cũng như các bạn khác luôn được bố mẹ nhắc nhở cẩn thận về việc đeo khẩu trang mọi lúc, mọi nơi. Tại các trường học, công tác phòng, chống dịch cũng luôn được đặt lên hàng đầu.
“Hàng ngày, nhà trường đều bố trí thầy cô đo thân nhiệt và sát khuẩn cho học sinh trước khi vào lớp. Ngoài ra, tại mỗi lớp còn trang bị đầy đủ các thiết bị y tế như khẩu trang và nước rửa tay. Học sinh chúng em, sau khi kết thúc buổi học, sẽ có trách nhiệm dọn dẹp và vệ sinh lớp học thường xuyên”, Quyết chia sẻ thêm.
Phụ huynh luôn trong tâm thế bất an, lo lắng
Ngồi chờ đón con ở cổng trường THPT Lê Quý Đôn, anh Phạm Đình Quý (phố Xốm, Ba La, Hà Đông) không lúc nào rời mắt khỏi cổng trường để tìm và đón con thật nhanh. Từ ngày Hà Nội cho phép lớp 12 được học tại trường là những ngày cả gia đình anh thấp thỏm lo âu.
Hằng ngày, anh Phạm Đình Quý đều sắp xếp thời gian đến trường đón con để con không la cà, đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
“Việc cho con đi học lúc dịch bệnh vẫn căng thẳng, tôi cảm thấy không đảm bảo an toàn cho các con. Tôi hiểu, việc học online không thể nào so sánh với học trực tiếp được, thế nhưng phương án tốt nhất hiện tại vẫn nên tiếp tục cho con học trực tuyến, đến khi nào các cháu tiêm đủ 2 mũi thì mới tới trường”, anh Quý chia sẻ.
Từ ngày con trở lại trường học, ngày nào anh Quý cũng sắp xếp công việc đưa con con trai đến trường và về nhà. Theo anh Quý, trước đây cháu vẫn đạp xe đi học, nhưng với tình hình dịch bệnh như hiện nay, việc đón con là rất cần thiết. Ngoài ra, anh cũng thường xuyên nhắc nhở con không được la cà, luôn đeo khẩu trang, mang nước uống riêng không dùng chung, tránh tập trung đông người khi ở lớp.
Sau 4 ngày con được đến trường học trực tiếp để tiếp tục chương trình học của năm cuối cấp, với chị Hoàng Thùy Anh (Ba Đình, Hà Nội), niềm vui và lo lắng đan xen. Chị vui vì con được tiếp thu kiến thức trực tiếp, điều này hiệu quả hơn nhiều so với học trực tuyến; Vui vì con được tiếp tục những tháng ngày tươi đẹp cùng thầy cô, bạn bè dưới mái trường trong năm học cuối cùng của tuổi học trò.
Dịch bệnh bùng phát, các bậc phụ huynh luôn cố gắng đón con thay vì để con tự đi về nhà như trước.
Tuy vậy, chị Thùy Anh cũng cảm thấy khá lo lắng về tình hình dịch bệnh, bởi các ca mắc Covid-19 vẫn tăng cao trong những ngày gần đây. Con đã lớn, có ý thức hơn trong việc phòng, chống dịch; nhà trường và thầy cô cũng liên tục nhắc nhở học sinh thực hiện 5K khi đến trường, nhưng chị vẫn lo, chẳng may có một bạn trong lớp mắc bệnh và đang ủ bệnh thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ học tập của cả lớp.
Cũng có tâm lý chung như chị Thùy Anh, chị Nguyễn Bích Đào (Hàng Than, Hoàn Kiếm) chia sẻ, từ khi bắt đầu đi học trực tiếp tại trường, chị thấy tâm trạng con vui vẻ hơn rất nhiều, con hào hứng học hơn. Con vui thì chị cũng cảm thấy vui chung. Nhưng như nhiều bậc phụ huynh khác, chị vẫn rất lo lắng trước những diễn biến của dịch Covid-19.
“Con đi học trực tiếp tôi rất lo. Để đảm bảo an toàn cho con, ở nhà tôi sắm riêng cho con nhiệt kế, đo thân nhiệt trước khi đi học và sau khi đi học về. Bên cạnh đó, liên tục nhắc nhở con thực hiện tốt 5K, tan học phải về nhà ngay, không được đi chơi, không ăn uống ngoài hàng quán. Ở nhà, tôi cũng rất chú trọng đến việc bồi bổ để tăng sức đề kháng cho con. Chỉ mong các con được bình yên, khỏe mạnh để hoàn thành tốt chương trình học cuối cấp, chuẩn bị cho kỳ thi Đại học tới đây”, chị Đào cho hay./.
Hà Nội: Vẫn có phụ huynh e dè khi cho con em đến trường học trực tiếp
Dù học sinh đã được tiêm phòng vaccine COVID-19, nhưng nhiều phụ huynh khối 12 vẫn có tâm lý e dè khi cho con em mình tới trường học trực tiếp.
Đây là chia sẻ của lãnh đạo một số trường THPT ở Hà Nội.
Trao đổi với PLO, thầy Lê Đại Hải, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (Tây Hồ - Hà Nội) thông tin, nhà trường có khoảng gần 700 học sinh khối 12, nhà trường đã sắp xếp, bố trí cho 50% học trực tiếp và 50% học trực tuyến theo hướng dẫn chung.
Hai ngày nay, học sinh và giáo viên đều rất hứng thú khi được quay trở lại trường sau 7 tháng phải tạm dừng vì dịch COVID-19.
Cô Nguyễn Thị Hồng Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Đoàn Kết (Hai Bà Trưng - Hà Nội) chia sẻ, trường có hơn 711 học sinh lớp 12, phân làm 16 lớp, mỗi buổi có 1/2 số học sinh đi học: 8 lớp sẽ học trực tiếp vào thứ hai, tư, sáu; 8 lớp còn lại sẽ học vào thứ ba, năm, bảy.
"90% học sinh đều đến trường, những trường hợp không đi học trực tiếp do bị ốm thông thường, trong vùng phong tỏa hoặc cách ly y tế.
Cũng có trường hợp, phụ huynh chưa thật sự yên tâm khi cho con trở lại trường trong giai đoạn này. Nhà trường vẫn động viên và phân tích cho phụ huynh và học sinh hiểu.
Quan trọng làm sao tạo được sự an toàn nhất cho học sinh và thầy cô giáo khi đến trường, có như vậy phụ huynh mới tin tưởng và yên tâm"- cô Hải nói.
Tương tự, thầy Nguyễn Duy Chung, Hiệu trưởng Trường THPT Mê Linh (Mê Linh, TP Hà Nội) cho biết, sau hai ngày đi học trở lại, bước đầu học sinh đã đi vào nề nếp. Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, TP Hà Nội, nhà trường đã chia 50% lớp 12 học theo đan xen vào các thứ khác nhau.
Mỗi buổi chỉ có 5 lớp học trực tiếp và phân ra 5 tầng khác nhau, mọi hoạt động của mỗi tầng đều riêng biệt, để đảm bảo cho công tác phòng chống dịch bệnh Theo thầy Chung, trường có kết nối mạng internet, để học sinh học trực tuyến có thể học đồng bộ với các em đang ngồi học trực tiếp ở trên lớp.
Hình ảnh học sinh lớp 12 đi học trở lại hôm 6-12 ở Hà Nội. Ảnh PH
Hiện nay, 90% học sinh khối 12 của nhà trường đã được tiêm phòng vaccine COVID-19, chỉ còn lại số ít các trường hợp có bệnh lý nền, một số khác vẫn đang nằm tại các khu phong tỏa cách ly, địa phương đang tìm giải pháp để các em sớm được tiêm.
"Lúc đầu, tâm lý của phụ huynh khá e dè khi cho con em mình tới trường học trực tiếp do lo ngại dịch bệnh. Nhà trường đã tiến hành họp phụ huynh, phân tích, tuyên truyền để phụ huynh và học sinh hiểu về chặng đường khó khăn của khối 12 sắp tới, việc đi học trực tiếp của các em là rất cần thiết.
Dịch bệnh không biết khi nào mới hết, nhưng mọi hoạt động vẫn phải diễn ra hàng ngày, trong đó đó có việc dạy và học. Vì thế, chúng ta cần có tâm lý sống chung với dịch, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, để từng bước đẩy lùi nó ra khỏi cộng đồng"- thầy Chung nói.
Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội cho phép các trường THPT, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp thuộc địa bàn có cấp độ dịch 1 hoặc 2 mở cửa.
Trừ học sinh khối 9 tại 18 huyện, thị ngoại thành tiếp tục học trực tiếp, các khối còn lại học trực tuyến, trẻ mầm non nghỉ học tại nhà. Để đảm bảo an toàn, Sở yêu cầu khi tổ chức học trực tiếp, giáo viên chưa tiêm đủ hai mũi vaccine COVID-19 chỉ dạy trực tuyến.
Các trường phải đạt tiêu chí phòng chống dịch theo hướng dẫn liên ngành, đồng thời không tổ chức ăn bán trú, căng-tin ăn uống trong trường. Học sinh tự mang theo nước uống cá nhân, chỉ tổ chức dạy học trực tiếp một buổi/ngày.
Trong quá trình mở cửa, nếu phát hiện các vấn đề về dịch tễ, không đảm bảo an toàn thì Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 cấp huyện, thị sẽ xem xét, yêu cầu dừng việc học.
Trường học nỗ lực thích ứng để mở cửa Thách thức với thầy cô tăng lên gấp bội: đảm bảo chống dịch, dạy kết hợp online và trực tiếp, đối mặt với khả năng có F0 ngay trong lớp học. Tại Hà Nội, gần 4.000 học sinh lớp 9 huyện Ba Vì đã đi học trực tiếp. Sau một tuần, trường vẫn hoạt động ổn định trong bối cảnh thêm 9 ca...