Sai lầm dẫn đến đau cơ khi tập luyện
Nhiều bạn trẻ tập sai kỹ thuật, không đủ sức nhưng vẫn cố gắng dẫn đến chấn thương nguy hiểm, thậm chí không thể tiếp tục tập luyện.
Luôn khởi động làm nóng cơ thể và các khớp – Ảnh: Internet
Dưới đây là nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức cơ bắp khi luyện tập thể thao:
Không khởi động trước khi tập luyện thể thao
Đây là một trong những nguyên nhân lớn nhất dễ dẫn đến đau cơ khi tập luyện thể thao. Nhất là những người không thường xuyên chơi thể thao, rèn luyện giữ gìn sức khỏe. Họ thường tập luyện thể thao theo ngẫu hứng nên không coi trọng việc khởi động trước khi tập luyện và đôi khi tập quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, các cơ-xương-khớp bị co giãn đột ngột gây nên hiện tượng đau nhức cơ. Ngay cả những người khỏe mạnh nhất cũng có thể bị đau cơ khi chơi thể thao nếu chủ quan không khởi động kỹ, đúng cách.
Thực hiện bài tập thể dục sai tư thế
Có người tự tập theo các clip hướng dẫn trên mạng, có người hỏi qua bạn bè, đồng nghiệp cách tập luyện và tự thực hiện các bài tập thể dục. Vì vậy, hầu hết sẽ mắc phải các sai lầm trong quá trình tự tập luyện thể thao bởi sai động tác, sai tư thế dẫn tới bị đau nhức cơ bắp.
Video đang HOT
Để có một phương pháp tập luyện thể thao đúng đắn cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn nên tập luyện cùng huấn luyện viên cá nhân, họ sẽ giúp bạn có được mục tiêu, kiến thức tập luyện khoa học cùng các bài tập phù hợp với từng người.
Tập luyện quá sức
Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau cơ khi tập luyện thể thao. Một số trường hợp là do không hoạt động thể chất thường xuyên dẫn tới việc khi bắt đầu tập luyện thể thao nhiều hơn khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, cơ bắp đau nhức hơn bình thường.
Một số khác có tập luyện thể thao thường xuyên nhưng lại tập quá sức, vượt quá ngưỡng cho phép dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiển như: căng cơ, gãy xương, mệt mỏi, chán ăn… Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng chỉ nên hoạt động thể chất tối đa là 60 phút/ngày.
Phương pháp tập tránh chấn thương
- Không nóng vội tập luyện, tập đúng phương pháp, kỹ thuật dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên.
- Luôn khởi động làm nóng cơ thể và các khớp.
- Kiểm soát lượng tạ phù hợp với bản thân.
- Xác định mục đích tập để thay đổi vóc dáng hay tập sức mạnh chinh phục mức tạ.
- Xây dựng lịch tập cân bằng với sức khỏe, vào ngày cuối tuần hãy nghỉ ngơi và thư giãn sau một tuần làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
- Khi tập luyện thể thao, bạn cần chú ý lắng nghe cơ thể. Nếu bị đau nhức khớp hay cơ bắp cần nhanh chóng chấm dứt buổi tập để nghỉ ngơi tránh chấn thương xảy ra nghiêm trọng hơn.
Quỳnh Anh
Theo motthegioi
Những sự thật về tình trạng đau đầu ở trẻ em
Đau đầu thường xảy ra ở người lớn nhưng ngay cả trẻ em đôi khi cũng bị đau đầu. Khoảng 15-20% trẻ em từ 5-14 tuổi có xu hướng cảm thấy đau đầu. Dưới đây là một số sự thật về đau đầu ở trẻ:
Một số nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ gồm khóc nhiều, mất nước, bỏ bữa, bỏ ăn, căng thẳng hoặc căng cơ.
Đau đầu có thể là đau đầu nguyên phát hoặc thứ phát. Đau đầu thứ phát chỉ là triệu chứng của một số bệnh khác trong khi đau đầu nguyên phát là đau đầu không có bất cứ nguyên nhân y tế nào khác.
Ảnh minh họa: Internet
Đau nửa đầu là một loại đau đầu chính. Ngay cả những cơn nhức đầu xảy ra do căng thẳng cũng được coi là những loại đau đầu chính. Đau đầu do căng thẳng thường dẫn đến đau ở đầu và thái dương.
Ít nhất 10% trẻ bị đau nửa đầu. Loại đau đầu này gây nên cảm giác đau nặng và có thể gây rắc rối cho trẻ trong nhiều giờ. Thậm chí trẻ có thể bị nôn.
Đau đầu thứ phát có thể là kết quả của nhiễm trùng, lo âu, trầm cảm, vấn đề xoang hoặc đau nhẹ ở những khu vực như cổ hoặc đầu.
Những cơn đau đầu từng chuỗi có thể xuát hiện ở trẻ 10 tuổi trở lên. Những cơn đau đầu này thậm chí có thể kéo dài 7 ngày hoặc hơn. Đau có thể xuất hiện đằng sau mắt. Tiếp theo có thể là bị đỏ mắt và chảy nước mắt. Mắt và trán thậm chí có thể sưng lên.
Đau đầu thường xuyên cũng có thể do khối u. Vì vậy nếu trẻ than phiền về tình trạng đau đầu liên tục, tốt nhất hãy đưa trẻ đi khám để phát hiện bệnh kịp thời.
Theo phunusuckhoe
Nguyên nhân gây chuột rút sau khi quan hệ Nam giới bị căng cơ, viêm ruột, đường tiết niệu hoặc bệnh tình dục; nữ do u xơ, u năng, viêm âm đạo hoặc tử cung nghiêng. Cả phụ nữ và đàn ông đều có thể bị chuột rút sau khi quan hệ tình dục, theo Medical New Today. Song, nguyên nhân khác nhau ở hai giới. Nam giới Sự căng cơ Tương...