Sài Gòn những ngày đầu hè, thanh nhiệt tức thì với 5 quán chè ngon nức tiếng, nhắc tên ai cũng biết
Chè Sài Gòn đa dạng, nhiều màu sắc nhưng hơn hết có chung một điểm đó chính là sự ngọt ngào và đơn thuần như chính cái nếp sống hào sảng của những con người gắn bó với vùng đất năng động này.
Giữa cái nếp sống thị thành vội vã, tất bật của con người Sài Gòn, câu chuyện ăn vặt dường như đã trở thành một trong những nét văn hoá đặc sắc, gắn chặt với nhịp sống đời thường. Thử hỏi một tín đồ ăn vặt ở Sài Gòn, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi được nghe liệt kê vanh vách vô vàn những món ăn như bánh tráng trộn, bò bía, gỏi cuốn…
Tuy nhiên, trong hằng hà sa số những món ăn hấp dẫn ấy, chè vẫn là cái tên được giới “hảo ngọt” đặc lên hàng đầu. Sài Gòn những ngày đầu hè hanh khô, nóng bức, được ngồi dưới hàng hiên mát rượu của một quán chè chiều, thưởng thức cái ngọt dịu và thanh mát của chén chè trên tay thì coi như mùa hè của bạn thật sự đã quá tuyệt vời. Cùng điểm qua một số cái tên mà giới “thạo chè” Sài Gòn vốn đã quen mặt.
Chè Hà Ký
Nhắc đến chè, người Sài Gòn vẫn thường nghĩ ngay đến quận 5 – nơi những con người gốc Hoa nhiều năm trước đã di dân đến, an cư để rồi thổi vào vùng đất ấy một nét văn hoá, ẩm thực đậm chất phương Bắc. Chè Hà Ký nổi tiếng với tuổi đời gần 40 năm là một trong những di sản “còn sống” của nền ẩm thực ấy.
(Ảnh Internet)
Thực khách đến quán lần đầu có thể ngạc nhiên khi từ tên gọi đến nguyên liệu của các món chè ở đầy đều đậm nét Trung Hoa. Có thể kể đến như: Đậu hũ hạnh nhân, chè táo đỏ nhãn nhục, chè bạch quả bo bo đậu hũ ky, chè trái dâu, chè tuyết nhĩ táo đỏ đu đủ tiềm, chè hột gà…
Bên cạnh sự đa dạng trong lựa chọn, sự đẹp mắt trong việc phối trộn màu sắc và trang trí món ăn, những món chè ở đây còn mang trong mình những công dụng nhất định đối với sức khỏe như chè đậu hũ hạnh nhân có tác dụng dưỡng da, bổ phổi; quy phục linh Quảng Châu mát gan, giải độc; táo đỏ đường phèn đu đủ tiềm tác dụng hạ nhiệt; chè bạch quả bổ thận…
(Ảnh: Nana)
Toạ lạc tại địa chỉ 138 Châu Văn Liêm, phường 11, Quận 5 quán chè Hà Ký có đến 34 loại chè và 18 người phục vụ. Chỉ cần 15.000 đến 40.000 đồng là bạn đã có thể có cho mình một món chè đẹp mắt, ngon miệng và bổ dưỡng tại đây.
Một quán chè khác cũng có tuổi đời khá lâu, hơn nữa thế kỷ, đó chính là chè Hiển Khánh, toạ lạc tại địa chỉ 718 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 1, Quận 3. Thời điểm ban đầu, thực đơn chỉ gói gọn trong 3 món chính: Thạch trắng cắt thành từng sợi nhỏ, chè đậu xanh, và chè kho ướp lạnh, đến thời điểm này, quán đã làm ra thêm 19 loại chè, bánh khác bao gồm cả yaourt và rau câu để phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng của thực khách.
Video đang HOT
(Ảnh Internet)
Tuy nhiên, điểm nhấn khiến chè Hiển Khánh trở nên đặc trưng và khác biệt chính là các loại thạch chè có nước đường thơm mùi hoa nhài tươi vô cùng ấn tượng. Chỉ cần mang theo bên mình từ 10.000 đến 30.000 và lui tới trong khung 14:30 đến 20:00 giờ là bạn đã có thể thưởng thức được một ly chè với nước đường thanh, thoang thoảng mùi hoa nhài tự nhiên, gợi nhớ một góc quê hương xứ Bắc của chủ nhân làm nên thương hiệu chè thạch Hiển Khánh đến với Sài Gòn.
(Ảnh Internet)
Chè Kỳ Đồng
Một quán chè khác cũng nằm trên địa phận quận 3 (16C Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3) và có tuổi đời lâu không kém đó chính là chè Kỳ Đồng. 37 năm là quãng thời gian để quán tạo nên thương hiệu với món chè thập cẩm đặc sắc mà thực khách khó tìm được ở một nơi nào khác.
(Ảnh: datrom)
Nước cốt dừa bí truyền làm nền, làm bật lên độ mềm vừa phải chứ không quá rục của đậu đen, tôn lên sự hoàn chỉnh của đậu xanh đánh khi ăn vào là tan ngay ở đầu lưỡi, thêm một chút giòn giòn của sợi phổ tai ngâm đủ giờ, cộng với vài thành phần khác được nấu nướng kỹ càng, chuẩn xác đã tạo nên ly chè thập cẩm Kỳ Đồng không khác gì một bức tranh nhiều màu sắc; kết hợp thêm với đá lạnh là đủ sức đánh tan cái nóng gay gắt ngày hè.
Trong một lần tâm sự về món chè “chủ lực” của quán, chú chủ quán Nguyễn Kiến Tường đã chia sẻ với mọi người rằng, chú làm nên nó nhờ một bí quyết gia truyền đến từ thế hệ cha mẹ, ông bà của chú ở Hà Nội.
(Ảnh Internet)
Giá thành tương đối mềm mại, chỉ dao động từ 15.000 đến 30.000, chè Kỳ Đồng được chọn làm địa điểm lui tới thường xuyên của dân văn phòng bởi khung giờ hoạt động khá rộng, từ 9:00 sáng đến tận 22:00 tối. Bên cạnh đó, quán còn bán thêm nhiều món mặn và ăn vặt khác để phục vụ cho nhu cầu ăn gọn vào buổi trưa của thực khách.
Chè “Chảnh”
Vừa mới nghe tên, chắc hẳn không ít thực khách khó tránh khỏi cảm giác tò mò, hiếu kỳ để rồi muốn thử một lần đến thưởng thức chè tại nơi đây. Không mấy đặc sắc như những địa điểm khác và danh sách chè cũng không đa dạng nhưng “Chảnh” vẫn xứng đáng là địa điểm “tạc ngang” của dân “hảo ngọt” Sài thành giữa những ngày hè nắng như đổ lửa.
(Ảnh Internet)
Điểm đặc biệt của quán đến từ người bán “chảnh level max” với gương mặt lạnh lùng, ít nói, ít cười, chỉ tập trung công việc “chuyên môn”. Bên cạnh đó, tuy không đa dạng về số lượng nhưng chè ở đây lại đạt điểm 10 về chất lượng khi nguyên liệu luôn tươi mới. Nước cốt dừa của xe “chè Chảnh” luôn được xếp vào hàng hảo hạng vì được làm thủ công hoàn toàn từ những thớ thịt dừa vừa già tới; nó vừa đủ thơm, vừa đủ béo nhưng không quá ngấy, không lấn át mùi vị từ các loại đậu.
(Ảnh Internet)
Xe chè “Chảnh” hiện đang toạ lạc tại số 142 đường Nguyễn Phi Khanh, phường Đa Kao, Quận 1. Bạn có thể ngẫu hứng tạc qua bất kỳ lúc nào bởi quán mở cửa xuyên suốt từ 9:00 giờ sáng đến 22:00 giờ tối.
Sẽ thật thiếu sót nếu cái tên chè Khánh Vy vắng mặt trong danh sách những điểm cần đến của tín đồ “hảo ngọt” Sài Gòn. Khác với những xe, quán chè khác, bán theo chén, theo ly, chè Khánh Vy bán nguyên mâm với 13 loại chè khác nhau để thực khách có thể nếm thử một cách thoải mái.
(Ảnh: Hhuong620)
Do vậy, bạn cũng nên cân nhắc một cách kỹ lưỡng bởi nếu đi một mình thì nguy cơ “bỏ mứa” là rất cao nhưng nếu gọi ít thì không thoả mãn sự hiếu kỳ. Thế nên, đa số thực khách có kinh nghiệm đều đến quán chè Khánh Vy cùng bạn bè hoặc gia đình của mình để có thể hưởng trọn hương vị của tất cả các loại chè nơi đây.
Một mâm chè đa dạng, nhiều màu sắc và mỗi chén chè lại mang một hương vị riêng biệt. Nếu chè mè đen thơm dậy mùi mè đen vừa rang tới, hòa quyện với bột sắn dây tạo nên một hỗn hợp vừa mịn, vừa sệt tan hoàn toàn trong khoang miệng; thì chè thưng lại mềm thơm vị của bột khoai và nước cốt dừa trộn lẫn, ăn thêm vài hạt sen, đậu phộng ninh nhừ chắc chắn không thể nào không thử nốt những món chè còn lại, vì món nào cũng ngon theo một cách rất riêng.
(Ảnh Internet)
Toạ lạc tại địa chỉ 242B Sư Vạn Hạnh, Phường 2, Quận 10 với giá thành dao động từ 5.000 đến 30.000 nghìn đồng, chè Khánh Vy có lẽ sẽ là một điểm đến đáng thử với những tín đồ của ngọt ở Sài Gòn.
Theo Helino
4 quán ăn trứ danh tồn tại hơn 30 năm ở Sài Gòn
Dù không phải là những hàng quán sang trọng, 4 địa chỉ này vẫn được nhiều thực khách lui tới mỗi ngày suốt hàng chục năm qua.
Bánh mì Hòa Mã: Tọa lạc trong một con hẻm giữa lòng Sài Gòn, xe bánh mì có tuổi đời gần 60 năm vẫn tấp nập khách ra vào. Tấm bảng hiệu cũng bị bay mực chữ và ngả ố màu thời gian. Cứ mỗi buổi sáng từ 6-10h, chủ quán cần mẫn chuẩn bị từng phần ăn phục vụ thực khách. Ảnh: @9493.corner.
Nguyên liệu ăn kèm bánh mì không có gì đặc biệt, cũng bao gồm trứng ốp la, pate gan, chả lụa, thịt... Nhưng thay vì tất cả được kẹp trong bánh mì, chủ quán chiên toàn bộ phần thức ăn trên chảo và mang ra cho khách khi còn nóng hổi. Một phần đầy đủ có giá 54.000 đồng. Địa chỉ: Cao Thắng, quận 3. Ảnh: @noyou116, Hoàng Việt Tourist.
Hủ tiếu Thanh Xuân: Quán hủ tiếu 75 năm tuổi nép mình ở đầu một ngỏ nhỏ. Dù nhiều cửa hàng lớn hay trung tâm thương mại sang trọng liên tục khai trương ở khu vực xung quanh. Quán ăn này vẫn tồn tại cùng năm tháng nhờ món hủ tiếu cua khô đặc sắc. Ảnh: @maryderoux, @anhluu32.
Chủ quán có công thức pha chế nước sốt vừa sệt, vừa dậy mùi thơm rất đặc biệt. Đây cũng chính là "linh hồn" của món ăn. Trước đây, sợi hủ tiếu được làm từ bột lọc trong và dai. Hiện, chủ quán đã thay bằng sợi hủ tiếu truyền thống để phù hợp với sở thích của số đông thực khách. Địa chỉ: Tôn Thất Thiệp, quận 1. Ảnh: @mr.meomeo.
Kem nhãn chú Tám: Quán kem này vẫn giữ được mùi vị thơm ngon đặc trưng xuyên suốt hơn 30 năm. Phần kem dẻo, ngọt, thoang thoảng hương vị của trái nhãn kết hợp cùng độ bùi của đậu phộng đã tạo nên món ăn tuy đơn giản nhưng cuốn hút vị giác từ muỗng đầu tiên. Ngoài kem nhãn, quán còn phục vụ nhiều loại kem khác như kem dâu, kem sầu riêng, kem bánh chuối... Địa chỉ: Trương Hán Siêu, quận 1. Ảnh: Địa điểm ăn uống, @andyvo20.
Chè Hà Ký: Tiệm chè người Hoa có xuất phát điểm từ một gánh chè nhỏ. Sau hơn 30 năm, gánh chè đã được nâng cấp thành căn tiệm khang trang. Bước vào đây, bạn như lạc vào trong thế giới của đồ ngọt. Tùy theo sở thích và thời tiết, bạn có thể chọn chè nóng hoặc chè lạnh. Ảnh: @kenguy0704.
Một số loại chè rất ngon và thanh đạm bạn có thể cân nhắc thưởng thức như sâm bổ lượng, hạnh nhân, khúc bạch, tuyết nhĩ táo đỏ, củ năng, mè đen... Bên cạnh đó, bạn có thể ăn kèm với vài món mặn như bánh tằm bì, bánh cuốn, bánh ướt... Địa chỉ: Châu Văn Liêm, quận 5. Ảnh: @khanhhiep.
Theo Zing
Lân la tìm đến những quán ăn trên đường Châu Văn Liêm vô cùng nổi tiếng trong giới sành ăn Sài Gòn Lưu ngay những địa chỉ quán dưới đây để hôm nào "lạc trôi" sang quận 5 khám phá nhé! Nằm gần khu Chợ Lớn, đường Châu Văn Liêm nổi bật với nhiều quán người Hoa được lòng thực khách. Bạn có thể tha hồ khám phá đủ loại sủi cảo, chè... món nào cũng đặc sắc, chuẩn vị bản xứ. Nếu còn phân...