Sặc hạt điều, bé trai ở Hà Nội suýt mất mạng
Bệnh viện Nhi Trung ương vừa cấp cứu thành công cho trường hợp bé trai N.T.T. ở Hà Nội bị sặc hạt điều nguy kịch tính mạng.
Gia đình cho biết, khi đang nằm chơi với bố mẹ, bé T. đột ngột ho sặc sụa, tím tái, khó thở. Bé được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng rồi chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng suy hô hấp phải thở máy.
Tại khoa Điều trị tích cực nội khoa, qua thăm khám và khai thác tiền sử, các bác sĩ nhận thấy trẻ có hội chứng xâm nhập, phổi trái kém thông khí hơn, kèm tình trạng ứ CO2, trên phim chụp x-quang phổi cho thấy hình ảnh ứ khí phổi trái.
Nghĩ đến khả năng trẻ bị dị vật đường thở các bác sĩ đã hội chẩn liên khoa điều trị tích cực và nội soi hô hấp để đưa ra hướng xử trí cho bệnh nhi. Bệnh nhi được nội soi phế quản.
Trong quá trình làm thủ thuật các bác sĩ phát hiện miếng hạt điều nhỏ ở cuối phế quản gốc trái và đã được gắp ra thành công.
Video đang HOT
Các bác sĩ đang nội soi phế quản cho bệnh nhi.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, dị vật hạt điều không chỉ gây tắc nghẽn đường thở, giảm thông khí ứ CO2, giảm oxy máu mà còn chứa tinh dầu gây viêm phổi do hóa chất. “Với trường hợp bệnh nhi T., chúng tôi đã điều trị viêm phổi, nhiễm trùng và chống phù nề đường thở cho cháu bé. Hai ngày sau tình trạng trẻ ổn định, được cai máy thở. Hiện tại cháu đã hồi phục gần như hoàn toàn”, bác sĩ Tuấn cho biết.
Bác sĩ Tuấn khuyến cáo, các dị vật với kích thước lớn có thể gây suy hô hấp cấp, thiếu oxy não. Dị vật kích thước nhỏ khi xâm nhập vào cơ thể nếu không được phát hiện và gắp bỏ có thể gây viêm phổi tái diễn nhiều lần.
Do đó, để đề phòng các tai nạn cho trẻ em trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trẻ bị dị vật đường thở, các bác sĩ khuyến cáo, bên cạnh việc thường xuyên quan sát trẻ, cha mẹ cần chú ý, không đeo trên người trẻ các vòng hạt, vật sắc nhọn (kim băng, ghim..), không cho trẻ tự ăn các hạt, hoa quả có hạt (cần loại bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn), không cho trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ cầm chơi các đồ chơi hình thù tròn nhỏ vì trẻ có thể đưa vào miệng gây dị vật đường thở.
Với trẻ lớn hơn trong độ tuổi mẫu giáo, gia đình và cô giáo cần giáo dục, hướng dẫn trẻ không chạy nhảy, vận động mạnh trong khi ăn uống để tránh sặc thức ăn vào đường thở có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Sử dụng thuốc nam trong điều trị bệnh tai hại khôn lường, nhất là ở trẻ nhỏ
Thời gian qua đã không ít trường hợp trẻ nhỏ phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch bởi cha mẹ đã tự ý dùng thuốc nam điều trị bệnh.
Thời gian qua đã không ít trường hợp trẻ nhỏ phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch bởi cha mẹ đã tự ý dùng thuốc nam điều trị bệnh cho con, trong đó có bệnh thận. Đây là một thực trạng đáng báo động bởi không chỉ một vài trường hợp mà có rất nhiều bệnh nhi lâm vào tình trạng nguy kịch chỉ vì thiếu hiểu biết của cha mẹ.
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian gần đây, bệnh viện liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ mắc bệnh thận nặng nhưng bỏ điều trị để sử dụng thuốc Nam. Kết quả là các bệnh nhi đều phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc nam điều trị bệnh cho trẻ. Ảnh: Lao Động
Điển hình như trường hợp của cháu N.V.T (12 tuổi, Sóc sơn, Hà Nội) đã sống chung với căn bệnh thận hư từ năm lên 7 tuổi. Khi được các bác sĩ điều trị, cháu bé đáp ứng thuốc rất tốt. Tuy nhiên, gần đây, bố mẹ cháu nghe người hàng xóm mách mua thuốc Nam ở Thái Bình uống là chữa được bệnh.
Trẻ uống thuốc khoảng 1 tuần thì tình trạng phù tăng lên nhanh chóng, cháu mệt mỏi. Gia đình đưa con vào trong tình trạng rất nặng. Tại bệnh viện bệnh nhân phải lọc máu do suy thận kèm tình trạng phù nặng không đáp ứng điều trị kèm theo nhiễm trùng (viêm mô tế bào, viêm phúc mạc) do biến chứng của hội chứng thận hư.
Giống như trường hợp của cháu T, bệnh nhi N.N.Q (15 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội) được chẩn đoán suy thận mạn. Cháu được chỉ định điều trị thận thay thế bằng lọc máu hoặc lọc màng bụng. Tuy nhiên, gia đình đã bỏ điều trị cho trẻ, uống thuốc Nam. 2 tuần sau trẻ vào viện trong tình trạng rối loạn điện giải nặng (Kali máu 7,2 mmol/l), thiếu máu nặng, khó thở, nhịp tim chậm. Rất may, sau khi được các bác sĩ bệnh viện điều trị tích cực, hiện tình trạng của trẻ đã ổn định hơn.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không may mắn như trường hợp cháu Q, bệnh nhi K.T.B.N (5 tuổi, ở Hải Phòng) đã được chẩn đoán hội chứng thận hư kháng thuốc từ lúc 2 tuổi. 3 năm chiến đấu với bệnh thận là số lần ra vào viện liên tục do bệnh tái phát. Sốt ruột trước tình trạng của con, gia đình nghe người quen mách cho trẻ dùng thuốc Nam. Việc gia đình tự ý điều trị cho trẻ dẫn dến tình trạng suy thận của trẻ tiến triển nặng hơn.
Theo các bác sĩ, suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và (kéo theo) sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hooc - môn do thận sản xuất.
Người bệnh bị suy thận thường có triệu chứng đau đầu do cao huyết áp, phù mặt hoặc tay chân hoặc bụng hoặc tất cả do ứ nước trong cơ thể, mệt mỏi, đắng miệng, chán ăn, buồn nôn, mờ mắt, đau đầu, giảm tập trung và giảm ham muốn tình dục, chóng mặt, da xanh, móng tay chân và niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu, ngoài ra còn có thể thấy môi thâm, răng xỉn, đau xương và răng, và chảy máu chân răng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới suy thận như: viêm cầu thận, thận đa nang, thận đái đường, viêm thận kẽ, tăng huyết áp...
Bác sĩ khuyến cáo, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Gia đình cần tìm hiểu những thông tin về thuốc cũng như tình trạng bệnh để tránh làm bệnh nặng lên và có những biến chứng nguy hiểm khi sử dụng thuốc không đúng.
Ngộ độc thủy ngân không chỉ từ nhiệt kế Vỡ nhiệt kế, nuốt thủy ngân là một trong những tai nạn được ghi nhận nhiều tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội). Theo các bác sĩ, nếu xử trí, sơ cứu sai cách, có thể gây ra hậu quả nặng nề. Bác sĩ Phạm Thị Thanh Tâm đang thăm khám cho một bệnh nhi nhiễm độc thủy ngân Bỗng dưng ngộ...