Thấy con ho sặc sụa , mặt chuyển tím tái, bố mẹ vội sơ cứu bằng cách vỗ vào ngực. Trẻ dừng được cơn ho, nhưng tới đêm lại xuất hiện thở rít bất thường .
Khi đang ngồi chơi trong nhà, bé N.V.A., (18 tháng tuổi, Hà Nội) bất ngờ ho sặc sụa , mặt chuyển tím tái. Trong lúc hoảng hốt, bố mẹ A. sơ cứu bằng cách vỗ vào ngực. Vài phút sau, trẻ hết cơn ho và trở lại trạng thái bình thường.
Tuy nhiên tới khi ngủ, con lại xuất hiện tình trạng khò khè, thở rít bất thường . Gia đình lo lắng nên đã đưa con đến bệnh viện gần nhà để thăm khám. Nghi trẻ có dị vật đường thở, các bác sĩ lập tức chuyển bệnh nhi sang Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.
PGS.TS Lương Thị Minh Hương , Khoa Nội soi, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, qua khai thác bệnh sử, bệnh nhi có các triệu chứng của hội chứng xâm nhập như: ho sặc sụa , tím tái, trợn mắt mũi sau đó trở lại bình thường.
Tiến hành nghe phổi thấy rì rào phế nang một bên giảm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị dị vật đường thở. Cháu bé nhanh chóng được gây mê và tiến hành nội soi, kết quả phát hiện có hạt lạc nằm ở thùy giữa phế quản bên phải.
“Dị vật là hạt lạc luộc, rất bở nên quá trình gắp ra rất nhiều khó khăn. Hạt lạc bị vỡ ra khi gắp, do đó chúng tôi phải lấy rất nhiều lần mới hết được dị vật trong đường thở của cháu bé”, PGS Hương chia sẻ.
Hạt lạc là dị vật rất thường gặp trong các ca hóc dị vật đường thở – Hình minh họa: daraz.pk
PGS Hương phân tích, thanh quản có 4 chức năng: thở, phát âm, nuốt và bảo vệ đường thở dưới. Khi hóc dị vật, bệnh nhân thường sẽ ho sặc sụa – là phản xạ bảo vệ đường thở dưới của thanh quản. Nhờ phản xạ này, đa số dị vật được đẩy ra ngoài.
Thế nhưng, cũng có một số trường hợp dị vật vẫn bị rơi vào đường thở dưới, có thể mắc lại tại thanh quản, khí quản hoặc phế quản. Ở trường hợp bệnh nhi N.V.A., hạt lạc sau cơn ho đã chui xuống phế quản.
Dị vật khi rơi xuống phế quản không gây nhiều triệu chứng. Tuy nhiên, sau một thời gian (có thể là vài ngày), bệnh nhân sẽ xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng như ho, sốt, thở khò khè.
PGS Hương thông tin, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương thường xuyên tiếp nhận các cháu bé bị hóc dị vật đường thở như bệnh nhi A.
Đối tượng hay gặp nhất là trẻ từ 1-3 tuổi. Ở lứa tuổi này, trẻ đã có thể tự di chuyển được, bố mẹ cũng ít chú ý hơn trong chăm sóc. Khi trẻ nhặt được vật gì đó cho vào miệng rồi bị giật mình, khóc hay ho sẽ khiến dị vật lọt vào đường thở.
“Hóc dị vật đường thở cực kỳ nguy hiểm. Nếu dị vật bít tắc đường thở, trẻ có thể tử vong chỉ trong vòng 5 phút” , nữ chuyên gia này nhấn mạnh.
Đề phòng hóc dị vật đường thở ở trẻ nhỏ, các bác sĩ khuyến cáo gia đình không nên để các vật nhỏ mà trẻ có thể cho vào miệng ở xung quanh hoặc trong tầm với của con. Cho trẻ chơi đồ chơi đúng theo khuyến cáo về lứa tuổi của nhà sản xuất. Tránh các đồ chơi có chi tiết nhỏ.
Không để trẻ dưới 5 tuổi ăn/tiếp cận các loại hạt, quả nhỏ như: hạt lạc, hạt na, hạt dưa, hạt hồng xiêm. Không nên bắt ép trẻ ăn khi đang khóc hoặc để trẻ cười đùa trong khi ăn uống.
Khi có dấu hiệu hội chứng xâm nhập (cơn ho sặc sụa, tím tái, sau đó trẻ có thể không có dấu hiệu gì đặc biệt), nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Suýt tử vong vì hóc thịt vịt
Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam vừa tiếp nhận và xử lý kịp thời một trường hợp bệnh nhân nữ, 54 tuổi, bị dị vật đường thở, nguy cơ tử vong cao.
Miếng thịt vịt được gắp ra thành công (Ảnh: BVCC).
Trưa cùng ngày nhập viện, bệnh nhân ăn thịt vịt và bị sặc, một miếng thịt vịt đã rơi vào họng. Sau đó, gia đình vội vàng đưa bệnh nhân vào trạm y tế địa phương rồi chuyển thẳng vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam.
Sau khi được chuyển vào Khoa Nội Tổng hợp, các bác sĩ đã lập tức kích hoạt quy trình báo động đỏ tiến hành nội soi phế quản lấy dị vật cấp cứu trong thời gian rất ngắn.
Bệnh nhân được ê kíp can thiệp gắp thành công nguyên một miếng thịt vịt kích thước 7x4 cm. Sau khi can thiệp xong, bệnh nhân hết tình trạng khó thở. Điều rất may mắn ở bệnh nhân này là mặc dù dị vật rất lớn nhưng không gây tắc hoàn toàn đường thở.
Qua ca cấp cứu này các bác sĩ khuyến cáo mọi người, nhất là trẻ em và người cao tuổi, phải rất cẩn thận trong quá trình ăn uống. Cần ăn chậm, nhai kỷ, tránh cười đùa trong lúc ăn uống để tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Khi xảy ra sự cố cần phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng giải quyết kịp thời.
Tai nạn trên... bàn ăn Đôi khi câu chuyện vui trên bàn ăn có thể kết thúc bằng một chuyến đi đến... bệnh viện Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi Đồng Thành phố (TP HCM) ,trong dịp cuối năm thường hay xảy ra tình trạng dị ứng thức ăn, vì những buổi tiệc thường có các món...
Tin mới nhất
Uống sinh tố trái cây theo cách này không tốt cho sức khỏe
05:59:58 26/02/2021
Chuyên gia dinh dưỡng thực vật người Mỹ Stephanie Mantilla cho biết, một trong những thành phần bổ sung không tốt nhất cho sinh tố là nước ép trái cây.
'Dưỡng chất vàng cho não bộ của trẻ', bố mẹ nên bổ sung cho con trước 3 tuổi
05:57:30 26/02/2021
Cá hồi, mỡ cá hồi rất dồi dào Omega 3, 6, 9, đặc biệt là DHA, EPA - những dưỡng chất vốn được mệnh danh là dưỡng chất vàng cho não bộ của trẻ.
Nghiên cứu mới 'giải oan' cho thuốc statin
05:56:42 26/02/2021
Một báo cáo nghiên cứu mới được công bố cho biết thuốc statin trên thực tế không hề có tác dụng phụ gây gây đau cơ.
Mật độ virus - yếu tố quyết định tốc độ lây lan SARS-CoV-2
05:56:07 26/02/2021
Một nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà khoa học Anh và Tây Ban Nha cho thấy: Mật độ virus lớn chính là yếu tố quyết định nguy cơ làm gia tăng tốc độ và hiệu quả lây truyền SARS-CoV-2.
Hệ lụy nguy hiểm của bệnh lậu
23:06:34 25/02/2021
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea, song cầu trong tế bào. Vi khuẩn lậu có thể sinh sôi nảy nở nhanh trong môi trường nóng và ẩm ướt của đường sinh sản như cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và cả đường tiết niệu (niệu đạo).
Ăn gỏi: Thói quen nguy hiểm!
22:12:23 25/02/2021
Nhiều người Việt thích ăn các món gỏi, tái hay tiết - huyết động vật mà không biết nguy cơ nhiễm bệnh từ các món ăn này là rất cao.
Những điều bạn có thể nhận biết thông qua dịch tiết âm đạo
22:09:08 25/02/2021
Những thay đổi về màu, mùi và lượng dịch tiết âm đạo, hay khí hư, có thể nói lên nhiều điều về sức khỏe của bạn.
Ra dịch nhầy giữa chu kỳ kinh nguyệt có đáng lo?
22:07:41 25/02/2021
Khí hư hay còn gọi là dịch âm đạo thông thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng gà và không có mùi hôi tanh. Vào mỗi thời điểm khác nhau của chu kỳ, số lượng cũng như tính chất dịch nhầy tiết ra sẽ khác nhau.
Cảnh giác với cong vẹo cột sống ở trẻ
22:03:04 25/02/2021
Cong vẹo cột sống thường gặp ở trẻ 12-15 tuổi. Nếu cong vẹo cột sống mức nhẹ thường ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Luyện tập thể thao mùa Covid
22:01:26 25/02/2021
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, việc tập thể dục thường xuyên, đúng cách, tích cực vận động cơ thể có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe thể lực lẫn sức khỏe tinh thần, phòng tránh dịch COVID-19.
Nguyên nhân gây viêm môi
21:58:31 25/02/2021
Viêm môi là một bệnh khá thường gặp trong bệnh lý ngoài da, giới hạn trong viền môi hoặc lan qua viền môi, diễn biến cấp hoặc mạn tính.
Nhận biết những dấu hiệu đáng sợ của phình mạch não
21:56:47 25/02/2021
Phình động mạch não gặp nhiều ở nữ hơn nam, tuổi hay gặp nhất là 40-60. Phình động mạch não hiếm khi gặp ở trẻ em.
Thiếu vitamin D gia tăng nguy cơ nhiễm virus
21:52:46 25/02/2021
Trong một nghiên cứu mới đây được thực hiện ở Armenia, các nhà khoa học đã phát hiện những người có lượng vitamin D thấp là đối tượng dễ bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus hơn và có nguy cơ nhập viện do bệnh tình xấu đi cao hơn bình thường kh...
Thuốc trị huyết áp có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm
21:48:32 25/02/2021
Nhiều người lo ngại rằng, ở những người tăng huyết áp bị trầm cảm, thuốc trị huyết áp sẽ làm trầm trọng trầm cảm ở người bệnh.
Bị “bóng đè” khi ngủ, dùng thuốc gì?
21:45:03 25/02/2021
Bóng đè là một rối loạn giấc ngủ, tên khoa học là chứng tê liệt khi ngủ. Khi gặp hiện tượng này thường xuyên người bệnh nên được tư vấn và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
Vẫn biết ốc rất ngon nhưng những người này tuyệt đối không nên ăn kẻo rước họa vào thân
21:43:12 25/02/2021
Ốc là một loại hải sản có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai ăn ốc cũng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số người không nên ăn ốc, các bạn nên tham khảo để phòng tránh nhé.
Ăn bí đỏ nhớ kỹ 7 điều này kẻo rước thêm bệnh vào người
21:40:40 25/02/2021
Ăn bí đỏ sai cách vừa không thu được lợi ích về dinh dưỡng vừa có thể gây hại đến sức khỏe.
3 dấu hiệu ở miệng giúp "tiên đoán" ung thư gan
21:37:25 25/02/2021
Nếu miệng bạn xuất hiện 3 triệu chứng này, đã đến lúc bạn cần quan tâm hơn tới sức khỏe lá gan “quý như vàng” của cơ thể.
9 mẹo giúp bạn ăn ít mà không cảm thấy đói
21:34:23 25/02/2021
Với 9 mẹo đơn giản dưới đây, việc ăn kiêng và hạn chế phần lớn đồ ăn sẽ trở nên dễ dàng hơn với người luôn thèm ăn và đang mong muốn giảm cân nhanh chóng.
Cách giúp bạn tỉnh táo sau một đêm mất ngủ
21:32:42 25/02/2021
Một đêm mất ngủ có thể khiến bạn mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, mất tập trung và khó làm việc hiệu quả suốt ngày dài.
Bổ sung protein vô tội vạ sau khi tập gym, chàng trai bị viêm thận, 3 nhóm người cần đặc biệt lưu ý
21:28:53 25/02/2021
Protein là chất rất quan trọng cần bổ sung khi tập gym hoặc vận động nhiều. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức, nó sẽ cực kỳ gây hại cho thận.
Gan xấu thì chân sẽ xuất hiện 3 vấn đề bất thường, nếu không có thì xin chúc mừng vì gan bạn vẫn ổn
21:26:28 25/02/2021
Gan là cơ quan hoạt động âm thầm trong cơ thể nên nhiều người không hề biết rõ tình trạng sức khỏe của cơ quan này lúc nào thì ổn, lúc nào thì không ổn. Dưới đây chính là 3 dấu hiệu ở bàn chân giúp bạn nhận biết cơ quan gan của mình.
Nỗi ám ảnh khi ngủ bị giật mình, nguyên nhân và cách khắc phục
19:46:03 25/02/2021
Giật mình khi ngủ là triệu chứng hoàn toàn bình thường, có đến 70% dân số thế giới từng gặp phải hiện tượng này.
Ngồi xuống đứng lên bị xây xẩm chóng mặt, cảnh báo mắc bệnh gì?
19:44:59 25/02/2021
Hầu hết trong chúng ta đều có ít nhất một lần gặp phải tình trạng đang nằm ngồi dậy, hoặc ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt, chóng mặt.
Uống nhiều trà hoa cúc có tốt không?
19:43:50 25/02/2021
Uống nhiều trà hoa cúc có tốt không?
Hà Tĩnh: 8 người nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn thịt bò thui
19:39:08 25/02/2021
8 người trong 2 gia đình ở thôn Khánh Sơn, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) có triệu chứng đau bụng, nôn, đi ngoài... phải điều trị với nghi vấn bị ngộ độc thực phẩm.
Trứng vịt lộn quá nhiều dinh dưỡng, lạm dụng có thể gây hại
17:02:35 25/02/2021
Từ lâu, trứng vịt lộn đã được coi là món ăn ngon, thuốc bổ quý. Tuy nhiên, việc ăn nhiều trứng vịt lộn, có thể sẽ khiến cho nguy cơ mắc các bệnh vàng da, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ... cao hơn.
Ăn ít để "rèn" dạ dày có thực sự giúp giảm cân?
17:02:32 25/02/2021
Quan niệm nhịn ăn, ăn ít liên tục trong một thời gian dài để giảm cân có thể dẫn tới tác dụng ngược là tăng cân, tăng tốc độ lão hóa và ảnh hưởng đến hormone, gây viêm loét dạ dày và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Cứu sống bệnh nhi 8 tuổi đa chấn thương, tróc da diện rộng do tai nạn giao thông
16:10:09 25/02/2021
Bệnh viện Nhi đồng thành phố (thành phố Hồ Chí Minh) vừa kết thúc 3 tháng điều trị thành công cho bệnh nhi 8 tuổi bị tai nạn giao thông đa chấn thương, tróc da diện rộng bằng phương pháp phẫu thuật ghép da.