Rau cải siêu bổ dưỡng nhưng một số người nên tránh
Các loại rau cải luôn được ưa chuộng nhờ hàm lượng chất xơ cao, thành phần chống oxy hóa dồi dào ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch.
Thưa bác sĩ, hằng ngày tôi hay ăn rau cải như cải thảo, cải thìa, cải xanh, bắp cải. Ăn rau cải quá nhiều có tốt hay không? Những ai cần hạn chế ăn loại rau này? (Minh Phương – Thanh Xuân, Hà Nội)
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Trưởng khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Hà Nội) tư vấn:
Các loại thức ăn hằng ngày có thể trở thành thuốc hỗ trợ bạn phòng và chữa bệnh. Trong đó nhóm rau cải được nhiều người yêu thích và có giá trị lớn về dinh dưỡng như protein, tinh bột, chất xơ, đường, vitamin A, vitamin B6 (pyridoxine), vitamin C, vitamin E, vitamin K, đồng.
Tác dụng của rau cải
- Trong các loại rau cải có nhiều chất chống oxy hóa đặc biệt là Isothiocyanates ngăn chặn oxy hóa tế bào, giảm viêm, ức chế quá trình hình thành ung thư.
Hiện có nhiều nghiên cứu về việc ăn các loại rau họ cải có khả năng dự phòng ung thư phổi, đại trực tràng, khoang miệng. Trong đó, loại rau cải tốt nhất là bắp cải, súp lơ, cải thìa, mâm xôi.
Rau cải có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa: GT
- Rau cải còn giúp giảm cholesterol trong máu, phòng bệnh tim mạch. Cholesterol là nguyên nhân gây ra các bệnh mạch vành, rối loạn mỡ máu dẫn tới các bệnh lý nhồi máu cơ tim, đột quỵ não.
Video đang HOT
- Rau cải giàu carotenoid làm giảm rối loạn thị lực do tuổi tác. Beta carotenoid trong rau cải sẽ tổng hợp thành vitamin A bổ sung cho tình trạng thiếu vitamin A gây quáng gà, mờ mắt. Vì vậy, người từ 37 tuổi trở lên nên bổ sung thêm nhiều rau cải trong thực đơn hằng tuần.
- Hàm lượng chất xơ rất cao trong rau cải giúp bạn có cảm giác no lâu. Các vitamin C, K, kali, sắt có trong rau bổ sung đủ chất, bạn không cần phải sử dụng tới các vitamin tổng hợp, thực phẩm chức năng bổ sung vi chất.
Những ai không nên ăn rau cải?
Một số loại rau cải ngăn ngừa cơ thể hấp thụ i-ốt. I-ốt là nguyên liệu tổng hợp hormone tuyến giáp. Vì vậy, người bị suy tuyến giáp, suy giáp một phần cần kiêng rau cải.
Trong khi đó, người bị cường giáp, hormone tăng cao. Ăn rau cải sẽ ức chế tổng hợp hormone tuyến giáp. Những người có nhân xơ tuyến giáp, nang giáp, chức năng tuyến giáp bình thường có thể ăn rau cải.
Rau cải giàu axit oxalic. Nếu cơ thể dư thừa oxalic sẽ tạo nên sỏi thận. Vì vậy, những người bị bệnh lý sỏi thận, sỏi tiết niệu được khuyến cáo thận trọng khi sử dụng các loại rau cải.
Người đầy bụng, khó tiêu không nên ăn rau cải vì nhiều chất xơ càng tăng tình trạng khó chịu ở cơ quan tiêu hóa.
Khi mua rau cải, bạn nên chọn loại tươi mới, nguồn gốc rõ ràng. Hạn chế ăn rau cải trái mùa vì nguy cơ tồn dư hàm lượng thuốc trừ sâu.
Thực phẩm mùa hè giúp giảm nguy cơ ung thư
Mặc dù không có loại thực phẩm nào có thể ngăn ngừa ung thư nhưng một số loại thực phẩm có chứa các hợp chất có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
Theo NDTV, giảm nguy cơ ung thư liên quan đến việc áp dụng lối sống lành mạnh, bao gồm tiêu thụ nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Mặc dù không có loại thực phẩm nào có thể ngăn ngừa ung thư nhưng một số loại thực phẩm có chứa các hợp chất có thể giúp giảm nguy cơ.
Tỏi có chứa các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ như allicin, có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau. Ảnh: Pexels
Dưới đây là 8 thực phẩm mùa hè có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư:
Quả mọng
Các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất,... rất giàu chất chống oxy hóa như flavonoid và anthocyanin, giúp trung hòa các gốc tự do và giảm viêm, từ đó có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư. Thưởng thức quả mọng tươi như một món ăn nhẹ, thêm chúng vào sữa chua, bột yến mạch hoặc salad hoặc trộn chúng vào sinh tố để có một món ăn ngon và bổ dưỡng.
Cà chua
Cà chua chứa nhiều lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp bảo vệ chống lại một số loại ung thư, bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt.
Rau họ cải
Các loại rau họ cải có chứa các hợp chất lưu huỳnh và chất chống oxy hóa như sulforaphane và indole-3-carbinol, được chứng minh là có đặc tính chống ung thư bằng cách thúc đẩy quá trình giải độc và giảm viêm.
Rau lá xanh
Rau lá xanh rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, lá xanh giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể và có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư do đặc tính chống viêm và giải độc của chúng.
Trái cây có múi
Các loại trái cây có múi như cam và chanh có nhiều vitamin C và flavonoid, trái cây có múi có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư dạ dày và thực quản.
Tỏi
Tỏi chứa các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ như allicin, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau, bao gồm ung thư dạ dày, đại trực tràng và tuyến tiền liệt.
Gừng
Gừng chứa gingerol, một hợp chất hoạt tính sinh học có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư buồng trứng và ung thư đại trực tràng.
Dưa hấu
Dưa hấu như cà chua rất giàu lycopene và các chất chống oxy hóa khác, dưa hấu có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt.
Việc kết hợp những thực phẩm chống ung thư này vào chế độ ăn uống của bạn như một phần của kế hoạch bữa ăn cân bằng và đa dạng, cùng với các lựa chọn lối sống lành mạnh khác như tập thể dục thường xuyên, cung cấp đủ nước, tránh hút thuốc và uống quá nhiều rượu, có thể góp phần giảm nguy cơ ung thư.
Loại hạt béo ngậy mệnh danh insulin tự nhiên, là 'thuốc dưỡng tim', giảm viêm Loại hạt này mang đến nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời có hàm lượng đường thấp, phù hợp cả với những người mắc bệnh tiểu đường. Đậu phộng (lạc) là loại hạt quen thuộc với nhiều người, nhiều gia đình. Đây là loại ăn có vị bùi, béo ngậy, dễ chế biến thành các món ăn khác nhau nên...