Răng số 8 biến chứng có thể là vấn đề của … ung thư
Theo thống kê của Tổ chức chăm sóc răng miệng Hoa Kỳ, 85% răng số 8 ( răng khôn) phải nhổ bỏ thay vì được tồn tại suốt cuộc đời. Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng tai chô nguy hiểm, thậm chí nguy hiêm tinh mang cua bẹnh nhan.
Vị trí của răng số 8 và hình ảnh mọc lệch thường gặp.
Theo BS CK2 Nguyễn Huy Kỳ, răng số 8 mọc khi xương hàm đã phát triển gần như hoàn thiện, ít tăng trưởng về kích thước, niêm mạc, mô mềm phủ trên bề mặt dày và chắc khiến cho răng rất dễ mọc lệch, mọc ngầm, kéo theo những nguy cơ gặp tai biến nguy hiểm. Bởi vậy, việc hiểu biết về nguy cơ, biến chứng do răng khôn gây ra là rất cần thiết trong việc dự phòng, tiên lượng các bệnh răng miệng.
Từng tiếp nhận và xử lý nhiều ca bệnh nhân đến nhổ răng khôn trong tình trạng sưng tấy, phù nề, răng, nướu nhiễm trùng nghiêm trọng, BS CK2 Nguyễn Huy Kỳ cho biết, răng số 8 thường có hiện tượng mọc lệch, mọc ngầm, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng tai chô nguy hiểm nhu viêm mô tế bào, viem quanh than rang, sau mạt xa rang sô 7, nang xuong ham…, cũng như biên chưng toan than nhu khit ham, nạng co thê nhiêm trung mau nguy hiêm tinh mang cua bẹnh nhan.
Bác sỹ CK2 Nguyễn Huy Kỳ được nhiều bệnh nhân gọi vui là “phù thủy răng số 8″.
Video đang HOT
BS CK2 Nguyễn Huy Kỳ cho biết, trường hợp bệnh nhân có răng số 8 mọc sai vị trí nhưng không được xử lý kịp thời dẫn đến các nguy cơ sau:
Nhiễm trùng tại chỗ
Đây là biến chứng đứng đầu danh sách tai biến thường gặp khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Bởi sự tích tụ thức ăn quanh chân răng mọc lệch dẫn đến viêm nhiễm các tổ chức xung quanh thân răng. Tình trạng viêm nhiễm ban đầu khiến bệnh nhân thấy đau, hôi miệng, sưng tấy, phù nề, có mủ chảy ra, thậm chí lẫn cả máu.
Trong một số trường hợp không chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lan rộng sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, xuống cổ, gây viêm xương, viêm màng trong tim, nhiễm trùng máu,… nguy hiểm đến tính mạng.
Răng khôn mọc lệch là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ mất chân răng, mất xương răng ở các răng lân cận. Trong quá trình ăn uống, thức ăn bị giắt ở khoảng hở giữa răng khôn và thân răng số 7. Lâu ngày tích tụ gây nhiễm trùng, làm sâu răng số 7, lâu ngày chèn ép, đâm thủng thân răng hoặc chân, gây mất thân, chân răng, thậm chí tiêu xương ở mặt xa của răng số 7. Trong khi đó, răng số 7 là răng hàm lớn thứ hai giữ chức năng ăn nhai quan trọng nhất trên cung hàm.
“Nhiều trường hợp chỉ đến gặp bác sĩ khi răng số 7 đã hỏng hoàn toàn và không thể cứu chữa. Do quá trình tổn thương diễn ra âm thầm nhiều năm, đến khi phát hiện ra thì đã muộn. Khi đó, quá trình chữa trị của bệnh nhân vừa đau đớn, tốn kém lại mất nhiều thời gian hơn.” Bác sĩ Kỳ chia sẻ.
Nguy cơ ung thư xương hàm
Không chỉ gây đau đớn, nhiễm trùng và biến chứng tại chỗ, răng số 8 còn có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề về sau. Tình huống xấu nhất xảy ra khi bệnh nhân dù đau đớn, viêm nhiễm nhưng chủ quan không đi khám, khi tới nha khoa thì phát hiện ra những khối u đã bắt đầu hình thành trong xương hàm, dẫn đến ung thư xương hàm.
Lý giải điều này, bác sĩ Kỳ cho hay, những nhiễm trùng quanh thân răng, những tổ chức của túi răng còn sót lại trong quá trình mọc lên không hoàn chỉnh của răng khôn là nguyên nhân chính tạo điều kiện hình thành nên những khối u xương hàm, u nang thân răng. Trường hợp các khối u xương hàm điều trị ở giai đoạn muộn có thể bị cắt bỏ một phần xương hàm, gây ảnh hưởng trầm trọng tới chức năng và thẩm mỹ của người bệnh.
Gây rối loạn phản xạ và mất cảm giác
Rất nhiều người sợ rằng nhổ răng khôn sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh, nên thà chịu “sống chung với lũ” chứ không dám nhổ răng khôn. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ vô cùng sai lầm. Răng khôn mọc lệch ngầm không được nhổ kịp thời cũng sẽ gây chèn ép lên dây thần kinh. Các vùng lân cận từ đó bị ảnh hưởng nặng nề, gây mất hoặc giảm cảm giác ở vùng môi, da, niêm mạc và răng ở nửa cung hàm.
Được nhiều bệnh nhân gọi vui là “phù thủy răng số 8″, BSCK2 Nguyễn Huy Kỳ cho rằng, một trong những sai lầm của người Việt là chỉ đến khám nha sĩ khi có vấn đề về răng miệng chứ không coi đây là phần việc chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Để tránh những vấn đề về răng miệng nói chung, răng số 8 nói riêng, mỗi người nên dành thời gian định kỳ “đến thăm” nha sĩ để có những lời khuyên kịp thời, chăm sóc tốt hơn cho “góc con người” và bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Bảo Minh
Theo giaoducthoidai
Khi nào nên nhổ răng khôn?
Tôi rất sợ đau nên cứ chần chừ. Vì sao phải nhổ răng khôn? Có cách nào khắc phục để không phải nhổ răng không?
Thực chất răng khôn là tên gọi được dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, hay gọi là răng số 8. Chiếc răng này thường mọc ở người trưởng thành 16-30 tuổi. Do răng khôn mọc sau cùng mà vòm miệng và cung hàm thường không có đủ chỗ để chúng mọc bình thường.
Do đó, răng khôn mọc lệch, xô lẫn nhau, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến sưng, đau đớn, không thể nhai thức ăn. Có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không can thiệp kịp thời, khiến phần nướu răng sưng tấy, dễ tích đọng thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu...
Nếu tình trạng viêm nhiễm do răng khôn kéo dài mà không khám hay can thiệp kịp thời sẽ gây phá hủy xương xung quanh chiếc răng này, điều tệ hại hơn là dễ làm xô cả hàm răng còn lại.
Do vậy khi thăm khám thấy răng khôn mọc lệch xiên vào răng số 7, gây đau đớn, bác sĩ sẽ có chỉ định cho người bệnh nhổ răng khôn. Việc nhổ răng khôn là bắt buộc và không có biện pháp thay thế. Vì vậy bạn nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
Theo BS. Trọng Nghĩa/SKĐS
Có nên nhổ hết "răng khôn"? Anh Phạm Huy Hà (ngụ tỉnh Ninh Bình) hỏi: Tôi 34 tuổi, cách đây 2 tuần "răng khôn" hàm dưới bên phải của tôi bị đau. Tôi đi khám và được tư vấn nhổ luôn chiếc "răng khôn" bên trái (dù chưa đau). Nên hay không? Ảnh minh họa Bác sĩ Nguyễn Quý Thắng, Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương, trả lời:...