Quảng Nam: Đẩy mạnh thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn
Trong 9 tháng đầu năm 2018, lực lượng chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã tổ chức 524 đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đã xử lý nhiều cơ sở vi phạm.
Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Văn – Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam – trong 9 tháng đầu năm 2018, số cơ sở được thanh tra, kiểm tra ATTP trên địa bàn là 12.756/18.429 cơ sở, chiếm tỷ lệ 69,22%.
Công tác thanh kiểm tra VSATTP ở các cơ sở sản xuất, các chợ được lãnh đạo ngành y tế Quảng Nam quan tâm
Trong đó, tập trung thanh tra, kiểm tra liên ngành các cơ sở sản xuất, kinh doanh chả, cơ sở chăn nuôi, các lò mổ thịt tập trung, kinh doanh tạp hóa, các chợ đầu mối, các chợ trung tâm tại các huyện, thành phố, các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hậu kiểm các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai …
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng cũng phát hiện 1.927/12.756 cơ sở vi phạm (chiếm tỷ lệ 15,11%); trong đó 142/12.756 cơ sở bị xử lý (tỷ lệ 1,11%). Có 75/12.756 cơ sở bị phạt tiền so với số cơ sở được thanh tra, kiểm tra (tỷ lệ 0,59%) với tổng số tiền phạt trong 9 tháng đầu năm 2018 hơn 143 triệu đồng.
Theo Bác sĩ Văn, qua thanh tra, các cơ sở thực phẩm đã thực hiện đúng các quy định về ATTP như đã có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm; nguồn nước dùng để chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh; thực hành vệ sinh cá nhân tốt; có thiết bị, dụng cụ chế biến đảm bảo hợp vệ sinh và riêng biệt đối với thức ăn sống và chín, có các hóa đơn, hợp đồng chứng minh nguồn gốc nguyên liệu…
Tuy nhiên, một số cơ sở thực ph ẩm thực hiện chưa đúng các quy định về an toàn thực phẩm như bảo quản thực phẩm chưa đúng theo quy định; nội dung ghi nhãn không đúng theo quy định; không đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm …
Ngoài ra, các Đoàn thanh tra, kiểm tra đã tiến hành test nhanh 1.072 mẫu thực phẩm bao gồm hàn the trong mẫu chả heo, chả bò đã qua xử lý nhiệt; thuốc trừ sâu trong rau; độ tươi trong thịt, phoóc-môn trong mẫu mì, bún, mì sợi; độ ôi khét của dầu mỡ…
Kết quả có 167 mẫu/1.072 mẫu không đạt, chiếm tỷ lệ là 15,78%. Các Đoàn thanh tra, kiểm tra đã tiến hành lấy 76 mẫu thực phẩm kiểm nghiệm. Kết quả có 16 mẫu không đạt, chiếm tỷ lệ 21,05%.
Video đang HOT
Một nạn nhân cấp cứu trong vụ ngộ độc rượu ở huyện Nam Giang
Về tình hình ngộ độc thực phẩm trên địa bàn, theo Bác sĩ Nguyễn Cam – Chi Cục trưởng Chi Cục An toàn về sinh thực phẩm Quảng Nam – cho biết, trong 9 tháng năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xảy ra 2 vụ ngộ thực phẩm với 19 người mắc, 6 người không qua khỏi, 1 người di chứng mù mắt.
Cụ thể, 1 vụ ngộ độc thực phẩm tại thôn Pà Păng (xã Cà Dy, huyện Nam Giang) với 16 người mắc, 4 người qua đời, 1 người bị di chứng mù mắt. Nguyên nhân của vụ ngộ độc thực phẩm nghi do rượu có chứa Methanol.
Một vụ ngộ độc thực phẩm tại thôn 1 (xã Trà Don, huyện Nam Trà My) với 3 người mắc, 2 người tử vong. Nguyên nhân của vụ ngộ độc thực phẩm do độc chất Koumine, Gelsemine.
Theo Bác sĩ Cam, trong 9 tháng đầu năm 2018, Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các địa phương thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm phục vụ 10 sự kiện, lễ hội trên địa tỉnh với tổng số lượng suất ăn trong các đợt phục vụ là 6.479 suất ăn.
Tại các sự kiện này không có sự cố ngộ độc thực phẩm xảy ra. Thực hiện việc lấy mẫu và lưu mẫu trong quá trong quá trình giám sát an toàn thực phẩm phục vụ các lễ hội, sự kiện chính trị, tiến hành phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm khi có yêu cầu.
Công Bính
Theo Dân trí
Bình Định: Bảo đảm vệ sinh ATTP là nhiệm vụ thường xuyên
Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Định đối với các cơ quan chuyên ngành trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), đặc biệt là trong các dịp Lễ hội, Tết cổ truyền, Tết Trung thu...
Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được các ngành chức năng tỉnh Bình Định chỉ đạo thanh, kiểm tra thường xuyên.
Thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm
Thực hiện "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2018; đặc biệt là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong các dịp lễ, tết, UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo Sở Y tế - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo liên ngành tỉnh về VSATTP đã và đang thực hiện các kế hoạch thanh tra, kiểm tra, tình hình vi phạm và xử lý vi phạm những cơ sở.
Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bình Định, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã thành lập 408 đoàn thanh tra, kiểm qua. Qua kiểm tra, trong 4.537 cơ sở thì có 4.093 cơ sở đảm bảo các điều kiện ATTP theo quy định, chiếm 92,2%. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thường xuyên vệ sinh cơ sở, người lao động khám sức khỏe định kỳ; nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm trong sản xuất chế biến thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
Lực lượng Quản lý thị trường Bình Định thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, bên cạnh các cơ sở chấp hành các quy định về ATTP thì vẫn có còn các cơ sở chưa thực hiện theo đúng quy định. Các cơ sở vi phạm chủ yếu về điều kiện vệ sinh cơ sở, điều kiện trạng thiết bị dụng cụ, điều kiện về con người.
Qua kiểm tra, đoàn thanh tra liên ngành đã tiến hành xử phạt 88 cơ sở vi phạm bằng hình thức phạt tiền với số tiền 255 triệu đồng, với các vi phạm nêu trên; 355 cơ sở có vi phạm nhưng chỉ nhắc nhở vì đây chủ yếu là cơ sỏ nhỏ lẻ thuộc tuyến huyện, xã quản lý không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh theo mùa vụ...
Trong khi đó, theo Chi cục Quản lý thị trường Bình Định, từ cuối năm 2017 đến nay, đơn vị đã kiểm tra 1.186 vụ; trong đó số vụ vi phạm 782 vụ; xử lý 786 vụ; đang xác minh làm rõ 6 vụ. Cụ thể, 55 vụ hàng cấm, 8 vụ hàng nhập lậu, 24 vụ hàng giả, an toàn thực phẩm 34 vụ... Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước gần 2 tỷ đồng; trị giá tang vật tịch thu chờ xử lý hơn 555,9 triệu đồng; trị giá tang vật buộc tiêu hủy hơn 260 triệu đồng.
Vẫn còn khó xử lý cơ sở vi phạm
Theo ông Nguyễn Văn Trung - Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Định, hoạt động kiểm tra ATTP đối với các cơ sở thực phẩm tuyến huyện, xã có thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, chỉ mang tính nhắc nhở vì lý do: các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, thu nhập thấp, địa chỉ không ổn định và ý thức chấp hành của chủ cơ sở chưa cao nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.
Người dân tỉnh Bình Định yên tâm khi sử dụng bánh trung thu do cơ sở tại địa phương sản xuất.
Ông Trung cũng cho rằng công tác xác nhận kiến thức ATTP cho các cơ sở tuyến huyện, tổ chức thẩm định, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho các cơ sở tại tuyến huyện, xã thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công thương chưa được tổ chức thường xuyên; vấn đề kinh phí phục vụ cho công tác thanh, kiểm tra tại các tuyến còn hạn chế...
Trong khi đó, theo ông Trần Đức Tiến - Phó Giám đốc Sở Công thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định cho rằng trong quá trình thanh tra, kiểm tra một số đoàn của các sở, ngành liên quan còn chồng chéo, trùng lặp nội dung, địa điểm, thời gian gây khó khăn trong công tác thanh, kiểm tra.
Các đồ chơi trẻ em dịp Tết Trung thu cũng được các bậc phụ huynh quân tâm ưu tiên mua hàng rõ nguồn gốc và hàng Việt Nam.
"Để việc thanh, kiểm tra không bị chồng chéo, UBND tỉnh phải chỉ đạo đơn vị quản lý chuyên ngành tăng cường phối hợp trong thanh, kiểm tra liên ngành giữa các cơ quan; phối hợp trong thanh, kiểm tra giữa các đoàn tuyến tỉnh, huyện thị xã. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức về VSATTP cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thực hiện đúng Luật ATTP", ông Tiến kiến nghị.
Chưa phát hiện cơ sở làm bánh trung thu bẩn?
Theo Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Sở Y tế Bình Định, hiện oàn kiểm tra liên ngành do Sở Y tế chủ trì đang tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên địa bàn tỉnh; qua kiểm tra chưa phát hiện sai phạm.
Còn theo Trần Đức Tiến - Phó Giám đốc Sở Công thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định, thực hiện chuyên đề kiểm tra VSATTP đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, có các cơ sở sản xuất bánh trung thu, các đội quản lý thị trường được giao nắm tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý các cơ sở kinh doanh bánh trung thu không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, đến nay các đội cũng chưa phát hiện cơ sở vi phạm, các sản phẩm bánh trung thu, cũng như các đồ chơi bày bán đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Doãn Công
Theo Dân trí
Bạc Liêu: Thiếu xe chuyên dụng, ít lực lượng, công tác giám sát ATTP còn hạn chế Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu), một trong những khó khăn của tỉnh là thiếu xe chuyên dùng dành cho hoạt động kiểm tra, giám sát ô nhiễm nên công tác đánh giá tình hình an toàn thực phẩm còn hạn chế. Báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)...