Phòng ngừa rối loạn tiền đình ngoại biên
Rối loạn tiền đình là bệnh dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Rối loạn tiền đình ngoại biên là một dạng rối loạn tiền đình phổ biến, chiếm 90% tổng số những người mắc bệnh về tiền đình.
Ảnh minh họa
Bệnh tiền đình ngoại biên được hiểu là hội chứng rối loạn chức năng các cấu trúc bên trong của tai, thuộc về dây thần kinh số 8. Biểu hiện dễ nhận thấy là chóng mặt khi thay đổi tư thế. Người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như: nặng đầu, chóng mặt, choáng váng, di chuyển khó khăn, sợ ánh sáng… gây ra những ảnh hưởng không tốt tới công việc và sinh hoạt hằng ngày. Nếu bệnh trở thành mạn tính sẽ gây ra rất nhiều bất tiện, thậm chí cả nguy hiểm cho người bệnh.
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên. Nguyên nhân chủ yếu gồm: Người bị các bệnh lý ở tai trong, viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai. Người dùng bia rượu quá nhiều. Trường hợp bị tác dụng phụ của một số loại thuốc: kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị, ung thư, xạ trị, thuốc giảm đau,…dẫn đến tổn thương dây thần kinh số 8, gây tổn thương tiền đình – ốc tai…
Người bị co thắt động mạch cột sống, dẫn đến việc bị mắc rối loạn tiền đình ngoại biên (thường gặp ở dân văn phòng, ngồi làm việc với máy tính liên tục trong thời gian dài lại bật điều hòa liên tục dễ bị ảnh hưởng lên cột sống).
Các dạng rối loạn tiền đình ngoại biên
Tùy theo triệu chứng của bệnh mà các nhà nghiên cứu đã chia ra làm 2 dạng của bệnh là rối loạn tiền đình ngoại biên thể nhẹ và thể nặng, với các biểu hiện đặc trưng như:
Ở thể nhẹ: Người bệnh thường có biểu hiện chóng mặt, có thể chỉ thoáng qua, xảy ra trong một thời gian ngắn, xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi; chóng mặt xảy ra sau chấn thương nhẹ ở vùng đầu; ngoài ra bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên.
Ở thể nặng: Chóng mặt nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn rất nhiều và kéo dài, ù tai, giảm thính lực 1 hoặc cả 2 bên tai, kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng… Nặng hơn nữa là người bệnh chỉ nằm hay ngồi một tư thế, hay bị nôn thốc nôn tháo, luôn cảm thấy mọi vật xung quanh mình di chuyển mặc dù những vật ấy đang đứng yên.
Làm gì khi bị mắc rối loạn tiền đình ngoại biên?
Video đang HOT
Người bệnh bị rối loạn tiền đình ngoại biên nói riêng hay rối loạn tiền đình nói chung không mấy thoải mái về mặt sức khỏe. Bệnh gây suy kiệt về tinh thần và sức lực, dẫn đến làm việc và học tập không hiệu quả, thậm chí gây nguy hiểm nếu phải di chuyển.
Hãy biết cách phòng ngừa rối loạn tiền đình, đừng để bệnh ảnh hưởng cuộc sống. Để phòng bệnh rối loạn tiền đình, mọi người cần tuân thủ những điều sau:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Luôn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, không được để cho cơ thể ở trong tình trạng thiếu chất, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, uống nhiều nước, nói không với rượu bia và các chất kích thích, hạn chế ăn đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ, tuyệt đối không được bỏ bữa, nhịn ăn.
Vận động mỗi ngày: Điều này cực kỳ cần thiết, đặc biệt đối với những người làm việc 8 tiếng mỗi ngày tại văn phòng. Do quỹ thời gian vận động của nhóm người này rất ít nên cần phân bổ thời gian một cách hợp lý để có khoảng thời gian tập luyện thể dục mỗi ngày. Một số bài tập thể dục như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, mang lại hiệu quả tốt trong việc phòng và điều trị bệnh.
Hơn nữa, cần giảm thiểu được những áp lực, stress, căng thẳng thường gặp trong cuộc sống, luôn giữ cho tinh thần được sảng khoái, thoải mái. Hạn chế làm những công việc nặng nhọc, không đươc làm việc quá sức, điều này gây tổn hại rất nhiều đến sức khỏe và rất dễ mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình.
Trong khi phải dùng thuốc điều trị các bệnh khác, nếu gặp phải các tác dụng phụ, gây ra các dấu hiệu của hội chứng tiền đình, cần thông báo cho bác sĩ điều trị để có giải pháp hợp lý.
Người phụ nữ đối diện với nguy cơ vỡ động mạch não do đau đỉnh đầu liên tục 6 năm
Đau đỉnh đầu liên tục trong 6 năm, được chẩn đoán là thiếu máu não, rối loạn tiền đình, người phụ nữ 48 tuổi không nghĩ bệnh diễn tiến nặng và có nguy cơ bị vỡ động mạch não sau khi phải nhập viện vì những cơn đau buốt trong thời gian dài.
Đó là trường hợp của chị P. ở Phú Xuyên, Hà Nội, chị bị thường xuyên đau đỉnh đầu trong 6 năm. Khi chụp mạch, các bác sĩ phát hiện động mạch não đã phình to và có kích thước như quả nho, nguy hiểm nhất là động mạch này có nguy cơ vỡ bất kỳ lúc nào.
Chị P. có tiền sử bị thiếu máu não, rối loạn tiền đình nhiều năm nay. Thời gian gần đây, chị P bị đau đầu dữ dội nhất là khi thay đổi thời tiết, các cơn đau tăng dần, thậm chí chị sợ ánh sáng và tiếng người nói to. Những cơn đau tăng nặng nhiều khiến chị phụ thuộc vào thuốc giảm đau gây ra hiện tượng nhờn thuốc và suy giảm trí nhớ.
Đầu năm 2020, Chị P. được bác sĩ thông báo kết quả trong khi chụp CT não cho thấy động mạch não của chị phình to, có thể bị vỡ bất kỳ lúc nào, đồng nghĩa với việc chị sẽ có nguy cơ tử vong. Hiện tại, mạch não đã giãn to bằng quả nho với kích thước 6,4x8,5mm.
1. Chuyên gia phân tích về phình động mạch não
Bác sĩ Bùi Long, Trưởng khoa Can thiệp Tim mạch, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết, túi phình nằm ở cuối động mạch cảnh trong trái - vị trí mạch yếu, rất dễ vỡ. Tuy nhiên, các bác sĩ không thể đặt nút coil hay phẫu thuật kẹp túi phình vì kích thước quá lớn cũng như có nhiều biến chứng về sau. Cho nên phương án tốt nhất là đặt stent chuyển dòng giúp làm giảm bớt áp lực máu vào động mạch. .
Bác sĩ Long cũng cho biết thêm, hiện Hà Nội chỉ có 3 Bệnh viện hiện kỹ thuật này là Bạch Mai, 108 và Hữu Nghị. Đây là kỹ thuật mới, cho hiệu quả tối ưu và an toàn hơn các phương pháp khác nhưng chi phí khá đắt đỏ, riêng chi phí thiết bị đã 220 triệu đồng.
Hình ảnh phình động mạch não của bệnh nhân T - Ảnh Internet
Từ trường hợp của chị T, bác sĩ Long khuyến cáo đối với những bệnh nhân có biểu hiện đau đầu dữ dội trong thời gian dài cần chụp CT não hoặc cộng hưởng từ để kiểm tra vì đau đầu có rất nhiều nguyên nhân và rất khó để chẩn đoán lâm sàng.
Rối loạn tiền đình nhiều năm có thể gây ra tình trạng phình động mạch não, nếu kích thước nhỏ dưới 3mm, không cần can thiệp. Những trường hợp phải can thiệp, tùy kích thước, bác sĩ sẽ đặt các vòng coil hoặc đặt stent chuyển dòng.
Thực tế cho thấy, rối loạn tiền đình với các biểu hiện đau đỉnh đầu, đau đầu khi thay đổi thời tiết, hoa mắt, chóng mặt...có thể gây ra nhiều biến chứng nếu để bệnh kéo dài.
2. Phương pháp hạn chế sự phát triển của rối loạn tiền đình
2.1. Chữa trị rối loạn tiền đình, đau đỉnh đầu theo y học dân gian (Áp dụng cho các trường hợp bị nhẹ)
- Phương pháp ấn huyệt là phương pháp dùng tay ấn vào các huyệt thái dương, huyệt hợp cốc, tam âm giao, thực hiện từ 5-10 phút có thể giúp thư giãn và giảm cơn đau đầu.
- Bạn cũng có thể tự Massage nhẹ nhàng vùng trán, hai bên ổ mắt, đỉnh đầu, sau gáy mỗi ngày 10 - 20 phút là cách giúp cơ thể thư giãn.
- Vào mùa lạnh, bạn có thể ngâm chân bằng nước nóng cũng giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm căng thẳng, giảm áp lực máu lên động mạch.
Đau đỉnh đầu nhiều năm có mối quan hệ với căn bệnh rối loạn tiền đình mãn tính - Ảnh Internet
2.2. Cách điều trị theo y học hiện đại
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các phác đồ điều trị khác nhau
- Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình: Đa phần bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thực hiện các bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắt giúp rèn luyện bộ não, để bộ não nhận biết, xử lý các tín hiệu từ tiền đình.
- Sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn tiền đình: Phương pháp này không áp dụng cho mọi trường hợp, tùy thuộc vào mức độ rối loạn tiền đình cấp tính hay mạn tính sẽ có cách dùng thuốc khác nhau
- Phương pháp Phẫu thuật: Phẫu thuật chỉ dành cho các trường hợp không đáp ứng với điều trị phục hồi hoặc dùng thuốc. Nhìn chung đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, tuy nhiên chi phí rất cao và việc phục hồi sau phẫu thuật cũng cần một thời gian dài.
Phình động mạch có thể được điều trị phẫu thuật nhưng đây không phải là phương pháp tối ưu - Ảnh Internet
Rối loạn tiền đình không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày mà nó còn là nguyên nhân gây ra tình trạng phình động mạch não, có thể bị vỡ bất cứ lúc nào. Vỡ động mạch là biến chứng nguy hiểm nhất của tiền đình, có thể lấy đi tính mạng của người bệnh rất nhanh.
Khi phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh, đặc biệt là hiện tượng đau đỉnh đầu trong thời gian dài là dấu hiệu rõ nhất của rối loạn tiền đình hoặc thiếu máu não. Người bị rối loạn tiền đình cần tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống cũng có vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng tiền đình.
Các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D và axit folic như: cam, trứng, sữa, đậu tương,... cũng giúp hạn chế sự rối loạn, giảm cơn đau đầu và giúp lưu thông máu tốt hơn.
Người có tiền sử bị rối loạn tiền đình, thiếu máu não cần chuẩn bị tâm lý sống chung với bệnh, thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện, ưu tiên các bài tập cải thiện chức năng tiền đình, thư giãn cho vùng não và vai gáy. Người bị rối loạn tiền đình cần tránh áp lực và căng thẳng có thể khiến phình động mạch rất nguy hiểm.
Người bị rối loạn tiền đình cần chú ý điều gì? Hỏi: Tôi hay bị hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt khi thay đổi tư thế. Xin hỏi bác sĩ liệu đó có phải là dấu hiệu của bệnh tiền đình? Cách điều trị bệnh này như thế nào? - Phạm Thị Nga (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh minh họa Đáp: Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương dây thần kinh...