Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt
Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi lượng huyết cầu tố trong máu thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình tạo máu.
Ở các nước đang phát triển, thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu do thiếu sắt. Bệnh hay gặp ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ và giảm năng lực trí tuệ ở trẻ.
Ảnh hưởng của thiếu máu dinh dưỡng đến sức khỏe
- Ảnh hưởng tới khả năng lao động: Thiếu máu do bất kỳ nguyên nhân nào cũng gây tình trạng thiếu ôxy cao. Tình trạng thiếu máu làm năng suất lao động của người bệnh giảm, khi có tình trạng thiếu sắt nhưng chưa có bộc lộ thiếu máu cũng đã làm giảm khả năng lao động.
- Ảnh hưởng tới năng lực trí tuệ: Người thiếu máu thường có biểu hiện mệt mỏi, kém tập trung tư tưởng, mất ngủ, tình trạng dễ bị kích thích. Ở trẻ em, thiếu máu làm giảm năng lực trí tuệ, kết quả học tập giảm sút.
- Ảnh hưởng đến thai sản: Thiếu máu là tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc các bệnh và tử vong, người mẹ dễ bị chảy máu thời kỳ hậu sản. Do vậy, thiếu máu dinh dưỡng được coi là một đe dọa sản khoa.
Chế độ ăn nhiều rau quả làm tăng khả năng hấp thu sắt.
Vai trò của sắt trong cơ thể:
Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận ôxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.
Video đang HOT
Trong thức ăn, sắt ở dưới 2 dạng:
Dạng trong thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá, gan, trứng… khả năng hấp thu vào cơ thể cao (20-30%).
Dạng trong thức ăn có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, rau lá có màu sẫm (rau muống, rau đay, rau ngót, rau dền) trong một số hoa quả như dưa hấu, đu đủ chín… khả năng hấp thụ vào cơ thể khoảng 5-10%.
Nhu cầu sắt: Sắt trong cơ thể rất ít, khoảng 2,5g ở nữ, 4g ở nam, nhưng có vai trò sinh học to lớn. Chuyển hóa sắt trong cơ thể gần như khép kín, cơ thể rất tiết kiệm sắt, nhưng hằng ngày vẫn bị hao hụt theo các đường khác nhau.
Ở người trưởng thành, lượng sắt mất đi mỗi ngày khoảng 0,9% ở nam 65kg và 0,8mg ở nữ 55kg.
Ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, lượng sắt mất theo chu kỳ kinh nguyệt trung bình mỗi ngày 1,25mg và có khoảng 5% phụ nữ cao hơn 24mg.
Ở phụ nữ có thai, tuy không mất sắt theo kinh nguyệt nhưng cần để bổ sung cho thai nhi, rau thai, để tăng khối lượng máu của người mẹ, cần khoảng 1.000mg sắt.
Nhu cầu đó không rải đều mà tập trung vào những tháng cuối, tới 6,3mg/ngày. Nhu cầu này không thỏa mãn nếu chỉ dựa vào chế độ ăn, trừ khi cơ thể có dự trữ sắt lớn. Do đó, rất cần thiết phải bổ sung viên sắt cho phụ nữ có thai nhất là vào các tháng cuối thai thời kỳ có thai.
Các biện pháp phòng chống thiếu máu dinh dưỡng
- Đa dạng hóa bữa ăn: Khuyến khích đa dạng hóa bữa ăn. Chế độ ăn phải cung cấp đủ năng lượng, dùng các thức ăn giàu sắt trong thành phần thức ăn động vật, đậu, đỗ. Tăng khả năng hấp thụ sắt bằng các thức ăn giàu vitamin C như rau quả. Khuyến khích ăn các thức ăn lên men như giá đỗ, dưa chua, các thực phẩm nẩy mầm có nhiều vitamin C và giảm được lượng tanin, acid phitic trong thực phẩm.
- Bổ sung bằng viên sắt: Bổ sung viên sắt cho phụ nữ có 15-30 tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi đều đặn, đủ liều.
Theo BS. Sa Chí Tình
SKDS
Thiếu máu khác xa thiếu sắt
Nhiều người hay nhầm lẫn thiếu máu tức là cơ thể đang thiếu sắt. Nhưng thực thế không phải vậy!
Nếu thiếu máu, theo định nghĩa của ngành y, bao gồm nhiều căn bệnh khác nhau vì có thể thiếu hồng cầu, bạch cầu hay tiểu cầu thì thiếu máu, theo quan điểm của "người tiêu dùng" thường chỉ khu trú trong hình ảnh xanh xao, mệt mỏi, hụt hơi, chóng mặt, huyết áp thấp...
Nạn nhân tất nhiên khó hồng hào vì thiếu máu bao giờ cũng đồng nghĩa với thiếu dưỡng khí, do hồng cầu có nhiệm vụ chuyên chở dưỡng khí thông qua thành phần có tên là huyết cầu tố, chất khiến hồng cầu và cả dòng máu có máu đỏ tươi.
Nói chung, không khó để phát hiện tình trạng thiếu máu, vì thầy thuốc chỉ cần tiến hành xét nghiệm.
Nếu chỉ xét về cấu trúc của hồng cầu, thiếu máu có nhiều nguyên nhân, thông thường do thiếu sắt, nhưng cũng có thể vì thiếu sinh tố B6, B12, acid folic hay khoáng tố đồng. Công việc của người thầy thuốc vì thế không chỉ đơn giản là cho ngay thuốc có chất sắt nếu nghi ngờ thiếu máu, mà phải truy tìm lý do dẫn đến thiếu máu để có phác đồ điều trị tương ứng. Muốn vậy, người thầy thuốc cần so sánh số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết cầu tố.
Trong trường hợp thiếu máu:
Vì thiếu sắt thì số lượng hồng huyết cầu có thể vẫn bình thường nhưng tế bào máu nhạt màu vì chứa ít huyết cầu tố, nghĩa là Hb thấp hơn định mức bình thường.
Do hoại huyết, chẳng hạn vì bệnh sốt rét, nhiễm trùng, xuất huyết, ung bướu... thì số lượng hồng cầu tuy giảm nhưng huyết cầu tố (Hb) vẫn trong định mức bình thường.
Vì không đủ sinh tố B12 hay acid folic thì lượng hồng huyết cầu tuy thiếu, nhưng kích thước của huyết cầu lại lớn và hồng cầu sẫm màu hơn bình thường vì chứa nhiều huyết cầu tố. Hb trong trường hợp này cao hơn bình thường.
Phân tích trên cho thấy, không phải tất cả các trường hợp thiếu máu đều do thiếu sắt. Việc dùng thuốc chứa chất sắt cho người không thiếu sắt không chỉ vô ích ma đáng lo hơn là tình trạng ngộ độc do tích lũy sắt, gây hậu quả bất lợi trên hệ thần kinh, nội tiết, da niêm... Sắt còn là khoáng tố tương tranh ráo riết với kẽm. Thừa sắt bao giờ cũng khiến thiếu kẽm. Đây lại là nhân tố cần thiết để tối ưu hóa chức năng phòng vệ của cơ thể. Vì thế, sẽ không lạ nếu một số bệnh nhân thiếu máu càng uống thuốc có sắt càng mệt hơn!
Thiếu máu là bệnh còn rất phổ biến ở nước ta, nhất là ở nhiều phụ nữ trẻ, do tình trạng rong kinh, trĩ, viêm loét dạ dày... không được điều trị rốt ráo. Đáng tiếc là việc định bệnh tương đối đơn giản, thế nhưng, nhiều bệnh nhân vẫn chưa được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Nguyên nhân do biện pháp tầm soát chưa được thực hiện định kỳ và rộng rãi và cả do một số thầy thuốc hoặc xem thường tình trạng thiếu máu, dù đã phát hiện, hoặc không diễn giải kết quả xét nghiệm cho đến nơi đến chốn. Thiếu máu, dù là vì nguyên do nào, cũng là bước khởi đầu thầm lặng dẫn đến hậu quả là tế bào thiếu dưỡng khí. Khi đó, đủ loại bệnh chứng nghiêm trọng, từ trầm cảm cho đến ung thư, không mời cũng đến.
Đáng tiếc hơn nữa là không ít bệnh nhân đang được chữa trị thiếu máu theo cách đơn giản với toa thuốc hầu như in sẵn thuốc chứa chất sắt, thay vì được điều trị theo đúng nguyên nhân. Trị thiếu máu mà chỉ nghĩ đến thiếu chất sắt, chắc chắn sẽ khiến không ít bệnh nhân sau đó sẽ thừa sắt nhưng vẫn thiếu máu!
BS Lương Lễ Hoàng
(Trung tâm Oxy cao ap, TP.HCM)
Theo Phụ nữ
7 cách phòng ngừa tóc bạc sớm Tóc bạc sớm khiến bạn già trước tuổi. Hãy thực hiện các cách sau để lưu giữ "nét thanh xuân" trên mái tóc của bạn. 1. Nguyên nhân khiến tóc bạc sớm - Di truyền là nguyên nhân phổ biến nhất. - Căng thẳng kéo dài. - Rối loạn nội tiết do bệnh nặng kéo dài. - Uống nhiều cà phê, trà đặc...