Phát hiện ung thư ruột qua hơi thở
Các nhà khoa học thuộc Đại học Aldo Moro, Bari, Anh khẳng định thiêt bị kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư ruột.
Các nhà khoa học kiểm tra hơi thở bằng cách xác định các chất độc phát tán thành các khối u. Thiết bị này cho độ chính xác lên tới 76%.
Tiến sĩ Donato Altomare thuộc Đại học Aldo Moro, Bari, thu thập hơi thở từ 37 bệnh nhân mắc bệnh ung thư đại trực tràng và 41 người khỏe mạnh. Kết quả cho thấy bệnh nhân ung thư đại trực tràng có mô hình chất hữu cơ bay hơi (VOCs) nhiều hơn so với những người khỏe mạnh.
Thiết bị kiểm tra hơi thở để phát hiện ung thư ruột cho độ chính xác lên đến 76%
Video đang HOT
Theo báo cáo của Tạp chí British Journal of Surgery, tê bào ung thư có sự trao đổi chất khác so với các tế bào khỏe mạnh. Nó sản xuất các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) mà có thể được phát hiện trong hơi thở của bệnh nhân mà không có ở những người khỏe mạnh.
Tiến sĩ Altomare cũng khẳng định: Phương pháp này vẫn còn trong giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu. Tuy vậy, kỹ thuật lấy mẫu hơi thở rất dễ dàng và nó sẽ cung cấp thêm cho việc chẩn đoán bệnh ung thư và xác định bệnh nhân ung thư có tái phát sau khi điều trị hay không.
Ở Anh, tất cả mọi người trong độ tuổi từ 60 và 69 đều được khám, chân đoán ung thư ruột 2 năm một lần, và hoạt động này đang được mở rộng đên những người tuổi từ 70 đến 75. Ngoài ra, các chuyên gia cũng đề xuất kiểm tra hơi thở để phát hiện bệnh lao, ung thư và tiểu đường.
Các chuyên gia khẳng định, phát hiện ung thư ruột qua hơi thở có thể mở ra một phương pháp mới trong viêc chân đoán ung thư.
Thu Trịnh (Theo Dailymail)
Phân biệt cảm cúm nặng, nhẹ để biết cách phòng tránh
Khi trời bắt đầu trở lạnh cũng chính là lúc các virút cảm cúm có cơ hội phát triển. Không có ít người vẫn chỉ nghĩ cảm cúm là một bệnh xoàng chỉ cần dùng vài viên thuốc trị cảm là giải quyết xong vấn đề. Song, sự thật về cảm cúm không đơn giản như thế...
Một trong những nội dung tập huấn quan trọng của chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng "Bác sĩ tại gia" lần lượt diễn ra tại 13 tỉnh thành phố trong cả nước là phân biệt cảm cúng nặng và nhẹ vì nó có những triệu chứng tương tự nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn.
Chương trình "Bác sỹ tại gia" giúp người dân phân biệt được các triệu chứng cảm cúm và cách điều trị
Theo các chuyên gia tư vấn của chương trình, nếu cảm nhẹ (hay còn gọi là cảm lạnh), cơ thể sẽ có 3 triệu chứng thường gặp nhất là: hắt hơi, sổ mũi (hoặc nghẹt mũi); đau đầu và có thể kèm sốt nhẹ hoặc nhức mình mẩy... Nguyên nhân gây ra cảm nhẹ là do cơ thể có sức đề kháng kém nên sẽ dễ bị nhiễm các siêu vi trùng có trong không khí trong mùa cảm cúm. Cần hạn chế tránh với người bệnh và rửa tay đúng cách để tránh bị lây nhiễm.
Trong khi đó, người mắc cảm nặng (cảm cúm) sẽ có 6 triệu chứng thường gặp nhất là: sốt cao kèm đau nhức mệt mỏi toàn thân; ho; đau họng; hắt hơi; nghẹt mũi; sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh do virus cúm truyền từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, hơi thở, nước mũi. Khi xác định bị cảm cúm nặng nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm.
Lý do cần phải lưu ý 2 loại cảm nhẹ và nặng là vì thuốc cảm là thuốc không kê toa nên đang có tình trạng: người muốn mua cứ mua, người bán cứ bán. Cả 2 đối tượng đều bỏ qua giai đoạn tìm hiểu và gọi tên bệnh cho đúng để dùng đúng thuốc điều trị cho hiệu quả. Nếu người cảm nhẹ mà dùng các loại thuốc trị cảm liều mạnh rất dễ dẫn đến tình trạng ngà ngật, buồn ngủ thiếu tỉnh táo ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt hằng ngày. Ngược lại, nếu người bị cảm nặng nhưng lại dùng thuốc điều trị cảm nhẹ sẽ không dứt được bệnh làm cho bệnh kéo dài lâu ngày dễ dẫn đến bội nhiễm thậm chí viêm phổi rất nguy hiểm.
"Bác sỹ tại gia" là chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khởi xướng và được tài trợ bởi Công Ty GlaxoSmithKline - nhãn hàng Thuốc Panadol cảm cúm Extra.
Nội dung lớp tập huấn nêu ra thông điệp rất đơn giản giữa cảm nhẹ và cảm nặng khi dùng các con số 3 & 6 để phân biệt triệu chứng cảm cúm nhẹ & cảm cúm nặng. Thông điệp khẳng định dùng thuốc 3 thành phần trị cảm nhẹ và 6 thành phần trị cảm nặng. Việc này cũng giúp ích cho các chị em xử lý bệnh cảm ngay tại nhà trước khi phải đến các cơ sở y tế tuyến trên.
Bằng Linh
Theo Dân trí
Chẩn đoán ung thư qua hơi thở Tại Mỹ, người ta đã nghiên cứu thành công việc chẩn đoán ung thư phổi rất đơn giản qua hơi thở. Những thử nghiệm lâm sàng khẳng định rằng việc chẩn đoán ung thư bằng hơi thở đạt được độ chính xác tới 83%, đồng thời còn phân biệt được các dạng và mức độ của bệnh này. Như vậy, việc phát hiện...