Nước ép số 1 người bệnh tiểu đường nên uống hằng ngày
Mướp đắng là một trong những siêu thực phẩm chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Các chuyên gia sức khỏe khuyên người bệnh tiểu đường nên uống 1 ly nước ép mướp đắng hằng ngày vào buổi sáng lúc bụng đói. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt, theo nhật báo Hindustan Times.
Chỉ cần rửa sạch mướp đắng, bỏ ruột, cắt nhỏ, xay cùng với ít nước, thêm chút muối, chút chanh.
Nghiên cứu nói gì về mướp đắng và bệnh tiểu đường?
Người bệnh tiểu đường nên uống 1 ly nước ép mướp đắng hằng ngày vào buổi sáng lúc bụng đói. ẢNH SHUTTERSTOCK
Mướp đắng được đánh giá là thần dược cho những người mắc bệnh tiểu đường nhờ đặc tính hạ đường huyết và chống tiểu đường mạnh mẽ.
Tiến sĩ Anju Sood, nhà dinh dưỡng học có trụ sở tại Bangalore (Ấn Độ), cho biết nước ép mướp đắng làm cho insulin hoạt động.
Theo các nghiên cứu, 3 hoạt chất: charatin, polypeptide-p và vicine có trong mướp đắng có khả năng quản lý lượng đường trong máu hiệu quả. Chúng giúp tế bào tiếp nhận các phân tử đường cũng như tăng tiết insulin, theo chuyên trang sức khỏe The Health Site.
Đặc biệt, charantin nổi tiếng với tác dụng hạ đường huyết. Polypeptide-p còn gọi là p-insulin – rất giống insulin, được chứng minh là có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên, theo hãng tin NDTV.
Đặc tính giảm mức đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu khoa học, theo chuyên trang sức khỏe GetHealthyDeals.
Video đang HOT
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nước ép mướp đắng có thể giúp kiểm soát mức đường huyết.
Một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí y khoa Ethnopharmacology, cho thấy, những người uống 2 gram chiết xuất mướp đắng mỗi ngày trong 90 ngày, đã giảm chỉ số đường huyết HbA1c.
Mức HbA1c thấp hơn cho thấy kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn và giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, theo chuyên trang sức khỏe của Mỹ Healthline.
Nước ép mướp đắng.Ảnh SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu khác, đăng trên tạp chí nghiên cứu Egyptian Pharmaceutical Journal cũng đã công bố một nghiên cứu cho thấy mướp đắng có thể được sử dụng như một loại thuốc uống hỗ trợ hạ đường huyết hiệu quả mà không có tác dụng phụ.
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy điều trị tại chỗ bằng chiết xuất mướp đắng có khả năng chữa lành vết thương nhanh hơn đáng kể. Hiệu ứng này thậm chí còn được thấy ở chuột mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, uống quá nhiều nước ép này có thể không tốt vì có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và khó chịu ở dạ dày.
Tất nhiên, người bệnh tiểu đường và đang dùng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thêm nước ép mướp đắng vào thói quen hằng ngày.
Người bệnh tiểu đường có nên uống nước ép trái cây?
Bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu trở nên quá cao, nếu không được quản lý hoặc không điều trị, có thể gây ra nhiều biến chứng về mắt, chân, đau tim và đột quỵ.
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Trái cây có liên quan đến việc ăn uống lành mạnh, nhưng đối với nước ép trái cây bạn nên thận trọng.
Đối với người bệnh tiểu đường, liệu có nên uống nước ép trái cây không?
Câu trả lời thường là "không" - trừ khi người bệnh bị hạ đường huyết, theo tạp chí chăm sóc sức khỏe của Mỹ dành cho người bệnh tiểu đường Diabetes Self-Management.
Tất nhiên, ngoại trừ một số loại nước ép trái cây được khoa học chứng minh là có lợi cho người bệnh tiểu đường. Nhưng yếu tố tiên quyết vẫn luôn là liều lượng vừa phải.
Tốt nhất nên hạn chế ở mức khuyến nghị là 150 ml mỗi ngày, và đảm bảo pha loãng với nước. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nên ăn trái cây nguyên quả hay uống nước ép?
Nước ép trái cây thường chứa nhiều đường làm tăng lượng đường trong máu rất nhanh. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường tốt nhất nên tránh uống nước ép trái cây.
Theo nguyên tắc chung, ăn trái cây nguyên quả sẽ tốt hơn là uống nước ép.
Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc uống nước ép trái cây thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Lượng đường trong nước ép trái cây có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, làm tăng nguy cơ tăng đường huyết.
Trái cây vẫn có thể làm tăng lượng đường trong máu, nhưng thường không nhanh như nước trái cây. Trái cây có chỉ số đường huyết thấp hơn nước ép trái cây, có nghĩa là nó ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hơn. Tất nhiên, điều quan trọng nhất là phải xem xét khẩu phần.
Cả trái cây, nước ép trái cây và sinh tố đều chứa một loại đường tự nhiên gọi là fructose.
Trái cây nguyên quả có chứa chất xơ, giúp làm chậm tốc độ hấp thụ đường fructose vào máu và có thể giúp cảm thấy no lâu hơn. Đây là lý do tại sao tốt nhất nên ăn trái cây thay vì uống nước ép, trang web của tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK giải thích.
Mặt khác, nước ép trái cây đã loại bỏ hầu hết chất xơ lại rất dễ uống với số lượng lớn trong khoảng thời gian ngắn. Từ đó, dễ hấp thụ nhiều calo, carbs và đường.
Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường vẫn nên thận trọng vì nhiều loại trái cây có rất nhiều carbohydrate. Vì vậy, nên ăn vừa phải, tốt nhất chỉ một lượng nhỏ.
Theo nguyên tắc chung, ăn trái cây nguyên quả sẽ tốt hơn là uống nước ép. Ảnh SHUTTERSTOCK
Vậy người bệnh tiểu đường nên uống bao nhiêu nước trái cây một ngày?
Diabetes UK cho biết mặc dù ăn trái cây nguyên quả tốt hơn, nhưng nếu người bệnh tiểu đường muốn uống nước ép, thì tốt nhất nên hạn chế ở mức khuyến nghị là 150 ml mỗi ngày, pha loãng với nước.
Bạn có thể tự làm sinh tố gồm nguyên cả "xác" của trái cây có chứa chất xơ, nhưng đừng thêm đường, để thưởng thức.
Hãy thử pha loãng nước trái cây với nước để cắt giảm lượng calo và carbs.
Tự làm nước ép rau củ, cà chua, có hàm lượng calo và carbs thấp hơn đáng kể, theo Diabetes UK.
Trái cây này giúp sống thọ, giảm nguy cơ tiểu đường, cholesterol cao Tuổi thọ thường bị ngăn trở bởi các tình trạng nguy cơ cao như đau tim, ung thư hoặc mức cholesterol cao nguy hiểm. Rất may là, có một loại trái cây được cho là "thần dược" để sống thọ, nhờ tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và cả ung thư. Nghiên cứu gần đây, được công bố...