Nữ siêu mẫu vì thường xuyên ngồi kiểu này khiến cô bị gù lưng, giãn tĩnh mạch, viêm âm đạo
Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều người thường có thói quen ngồi bắt chéo chân, bất luận là nam hay nữ đều rất nguy hiểm.
Bạn biết rằng, ngồi bắt chéo chân có tác hại không hề nhỏ đối với phụ nữ, nó không chỉ ảnh hưởng đến hình dáng bên ngoài, ảnh hưởng đến sức khỏe vùng cột sống thắt lưng, vùng chân, thậm chí nguy hại đến sức khỏe vùng kín của phụ nữ.
Một siêu mẫu người Đài Loan họ Trương, vì thời gian dài ngồi bắt chéo chân, sau 12 năm cô biến thành một phụ nữ có khuôn mặt vàng, gù lưng, giãn tĩnh mạch, phần dưới thường xuyên ẩm ướt, viêm nhiễm. Tại sao lại như vậy? Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ bí mật cho mọi người.
Phụ nữ thường hay ngồi bắt chéo chân sẽ gây ra 5 tác hại lớn cho sức khỏe
1. Bắt chéo chân dễ gây viêm âm đạo và làm cho tình trạng đau bụng kinh trầm trọng hơn
Việc phụ nữ thường xuyên ngồi bắt chéo chân cũng có thể khiến nhiệt độ cục bộ tăng lên, điều này sẽ tạo ra môi trường ấm và ẩm ướt ở đáy chậu, có thể khiến vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, từ đó gây gây viêm âm hộ hoặc viêm âm đạo. Bắt chéo chân lâu ngày sẽ dễ khiến máu ở vùng chậu lưu thông kém, viêm nhiễm phần phụ, nếu mầm bệnh bị nhiễm trùng và lây lan qua đường sinh sản có thể ảnh hưởng đến toàn bộ khoang chậu. Ngoài ra, đối với những người có tiền sử đau bụng kinh, việc vắt chéo chân trong thời gian dài cũng có thể khiến tình trạng đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn.
Video đang HOT
Cột sống bình thường khá thẳng và hơi cong hình chữ S. Thói quen ngồi chéo chân lâu ngày vô cùng bất lợi cho cột sống, điển hình nhất là làm cho cột sống bị xiêu vẹo, đau lưng mãn tính, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến viêm cột sống, ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn khả năng hoạt động của cơ thể.
3. Gây co giãn tĩnh mạch
Khi bạn có thói quen ngồi chéo chân lâu ngày, do hai chân cứ liên tục giữ ở tư thế “chồng chéo” nhau làm cho tuần hoàn máu ở chân gặp trở ngại, dần dần dẫn đến tình trạng co giãn tĩnh mạch chân, nghiêm trọng hơn còn khiến máu huyết không lưu thông, xuất hiện những gân xanh u lồi, viêm tĩnh mạch, xuất huyết…
Ngoài ra, một số người do các kinh mạch bị áp lực gây thiếu máu trong thời gian dài mà gây ra tổn thương chức năng cảm giác và vận động gặp khó khăn, đồng thời còn có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác như tê chân, đau nhức, có khi còn mất khả năng đi tạm thời.
4. Cung cấp máu không đủ cho não và tim
Trong mạch máu của cơ thể, có những van nhỏ để ngăn chặn máu đi sai vị trí. Khi bạn ngồi vắt chân, áp suất trong những mạch máu này tăng và có thể làm ảnh hưởng tới sự lưu thông máu, máu có thể chuyển đi nhưng chiều lưu thông ngược lại sẽ bị tắc nghẽn, làm ảnh hưởng tới mạch máu trong cơ thể. Nếu máu lưu thông quá chậm sẽ khiến lượng máu cung cấp cho não và tim không đủ, sẽ khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não.
5. Gây tăng huyết áp
Vào năm 2010, rất nhiều nghiên cứu cho thấy nếu khi ngồi vắt chân trong khoảng thời gian dài, huyết áp trong cơ thể sẽ tăng lên, biểu hiện ban đầu sẽ là những đợt tê chân không mong muốn. Việc tăng huyết áp xuất hiện cả ở những người không có vấn đề về huyết áp hay tim mạch nên nếu không muốn bị ảnh hưởng tốt nhất hãy thường xuyên thay đổi tư thế ngồi.
Lý do giải thích cho vấn đề này chính là khi bạn đưa một bên đầu gối lên cao hơn so với bên còn lại, máu sẽ không thể lưu thông qua đây và sẽ chảy ngược lại ngực, kết quả là một lượng lớn máu được bơm tới tim dẫn tới huyết áp tăng.
Tất nhiên, giống với nhiều thói quen khác, hậu quả của việc ngồi vắt chéo chân không xuất hiện trong một sớm một chiều, nó sẽ là quá trình tổng hợp của khoảng thời gian dài hoạt động, đừng để về già phải hối tiếc chỉ vì cách thức ngồi quen thuộc khi còn trẻ.
Những tư thế ngồi không tốt cho bà bầu bụng to, 3 tháng cuối mẹ phải tránh
Mẹ bầu ngồi sai tư thế có thể dẫn đến đau lưng, mỏi người và thậm chí cản trở oxy đến thai nhi.
Khi mang thai đến 3 tháng cuối thai kỳ, bụng mẹ to hơn hẳn thì cơ thể cũng dễ bị mất cân bằng hơn. Vì vậy trong giai đoạn này, mẹ cần cẩn trọng khi đi lại, đứng lên, ngồi xuống để đề phòng xảy ra tình huống trượt ngã nguy hiểm. Không chỉ vậy, ngay cả khi "ngồi một chỗ" mẹ cũng cần lưu ý đến tư thế ngồi để không gây hại cho bản thân và em bé. 5 tư thế ngồi dưới đây mẹ bầu nên hạn chế.
1. Ngồi bắt chéo chân
Chị em thường hay bắt chéo chân khi ngồi vì tư thế này khá duyên nhưng thói quen này lại có thể làm hạn chế sự lưu thông máu, dẫn đến giãn tĩnh mạch. Đặc biệt, phù chân là hiện tượng hay gặp ở các bà bầu, tư thế này càng khiến máu dồn về phía chân gây to chân thêm. Ngoài ra, khi có bầu, chị em không nên gập gối vì sẽ khiến lưng dưới bị đặt nặng áp lực.
Ngồi vắt chéo chân không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với bà bầu. (Ảnh minh họa)
2. Ngồi thõng vai
Ít ai ngờ rằng tư thế ngồi thõng vai quen thuộc cũng không hề tốt. Khi ngồi theo tư thế này, dây thần kinh tủy sống sẽ phải gánh trọng lượng lớn hơn bình thường, không hề tốt cho mẹ bầu.
3. Ngồi chân không chạm đất
Khi mẹ bầu ngồi chân không chạm dất, máu sẽ bị đổ dồn xuống chân nhiều hơn, dẫn đến tình trạng phù nề. Vì vậy khi cần ngồi trên ghế cao, mẹ bầu nên có thêm một chiếc ghế nhỏ hoặc đệm để kê chân sao cho đầu gối ngang bằng hoặc cao hơn phần mông một chút.
4. Ngồi gập người về phía trước
Tư thế ngồi này tạo áp lực lên bụng, không những khiến cho mẹ bầu thấy không thoải mái mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi. Trong giai đoạn thai nhi đang phát triển, ngồi gập có thể khiến lưu lượng oxy đến bé bị giảm sút, có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu do thiếu oxy.
5. Ngồi nửa mông
Chị em thường ngồi nửa mông mỗi khi trên giường nhưng theo các chuyên gia, tư thế ngồi này gây nhiều áp lực lên cột sống. Đó là lý do tại sao thai phụ thường cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu tư thế này.
Khi ngồi, mẹ bầu nên để toàn bộ phần lưng dựa vào ghế, thẳng lưng hoặc hơi ngửa ra một chút. (Ảnh minh họa)
Vậy tư thế ngồi nào phù hợp và an toàn cho mẹ bầu? Đó là ngồi thẳng lưng, vai và hông nép sát vào thành ghế, tay để trên đùi hoặc tay cầm của ghế. Mẹ bầu dễ bị đau lưng nên hãy chuẩn bị thêm một chiếc gối nhỏ để ở phía sau dựa lưng. Ngoài ra, mẹ không nên ngồi lâu trong một tư thế, thỉnh thoảng hãy đứng lên đi lại cho thoải mái và thư giãn cơ thể.
Đau vùng kín sau khi quan hệ: 20 nguyên nhân có thể gặp Đau vùng kín trong và sau quan hệ có thể do vài nguyên nhân. Điều trị vấn đề này phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân. Hình minh họa. Theo các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), dưới đây là những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau vùng kín sau quan hệ cũng như là làm cách nào để giảm...