Nụ cười của học trò là hạnh phúc của thầy cô
Hạnh phúc của nhà giáo đôi khi đến từ những điều giản dị. Ở miền núi, học sinh đến lớp đầy đủ đã khiến thầy cô trọn niềm vui. Với GV dạy trò khuyết tật, các em nở nụ cười là mọi lo toan của thầy cô tan biến…
Thầy Chu Chu Cà và học sinh nắm tay nhau lội suối đến trường.
Hạnh phúc giản dị của thầy cô
Mỗi ngày, các thầy cô giáo luôn dành mọi nỗ lực, tâm huyết để mang lại niềm vui, tiếng cười cho học sinh khi tới trường. Từ những vùng khó khăn về cơ sở vật chất đến những nơi không còn thiếu thốn trang thiết bị, tâm huyết của thầy cô vẫn luôn có vai trò quyết định tới chất lượng giáo dục học sinh.
Thầy Chu Chu Cà, giáo viên Trường phổ thông DTBT Tiểu học Thu Lũm, Mường Tè, Lai Châu tâm sự: Tôi dạy học ở xã Thu Lũm, xã biên giới xa nhất của huyện Mường Tè. Đối với tôi, lớp học, trường học hạnh phúc là lớp học có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo và an toàn cho cả thầy và trò.
Cùng với đó, việc học sinh đến trường, đến lớp đầy đủ đã là một niềm hạnh phúc. Và hạnh phúc hơn cả là học sinh chăm ngoan, học giỏi, tiếp thu, lĩnh hội kiến thức trong học tập, hăng hái trả lời khi thầy, cô hỏi…
Bên cạnh đó, trường học phải là nơi an toàn cho các hoạt động dạy và học của thầy và trò, không tồn tại cách hành xử bạo lực, không diễn ra các hành vi phi đạo đức. Xây dựng trường học hạnh phúc là xây dựng nhà trường thành ngôi nhà chung để mọi người đều cảm thấy hạnh phúc.
“Hạnh phúc đối với các giáo viên vùng cao đơn giản lắm. Đó là những lúc học sinh ê a đọc từng chữ, từng từ, rồi biết đọc, biết viết. Cũng có lúc, hạnh phúc là khi các thầy cô “cắm bản” được người dân đem tặng quả bí, quả dưa hay nắm xôi, con gà… Hạnh phúc đối với giáo viên vùng khó không phải là điều gì đó quá lớn lao. Chỉ cần nhìn thấy các em luôn tươi cười, vui vẻ, nhiệt tình là tôi phấn khởi. Và tôi luôn nỗ lực thực hiện mong muốn làm sao cho các em được đến trường, được học chữ.” – thầy Chu Chu Cà chia sẻ.
Là giáo viên của ngôi trường dạy học sinh khiếm thị diện hoà nhập, Cô Dương Thu Hằng, Tổ trưởng khối 1, Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội chi sẻ: Điều cảm thấy hạnh phúc khi dạy học sinh khiếm thị (HSKT) của GV rất đời thường và cũng tùy theo từng đối tượng HS mà GV có những cảm nhận riêng.
Là GV dạy lớp 1 nhiều năm, việc đưa HS bước qua ngưỡng cửa để đi học năm đầu đời thì ngay cả HS bình thường còn bỡ ngỡ, có HS còn khóc lóc cả tuần đầu mới quen. Nên đối với HSKT còn khó khăn hơn thế, có HS khóc dài cả tháng, có HS không phản ứng mạnh mẽ nhưng ngồi im cả ngày như vô cảm…
Video đang HOT
Do đó, chỉ đến lúc nhìn từ xa thấy HSKT nắm tay bạn đi trên sân trường hay hành lang là GV chúng tôi đã thấy hạnh phúc, nhẹ lòng và có thể mỉm cười. Với GV dạy HSKT chúng tôi, HS vui vẻ thì GV mới hạnh phúc.
Hoạt động dạy và học của cô và trò Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu. (Ảnh tư liệu)
M ong sự đồng hành, hợp tác của phụ huynh
Để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho học sinh, các thầy cô giáo đều mong có sự đồng hành, hỗ trợ của phụ huynh.
Với cô Dương Thu Hằng, Tổ trưởng khối 1, Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, gia đình HS khiếm thị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết hợp dạy học, rèn luyện kĩ năng cho HSKT. Để hoàn thiện được các kĩ năng cho HSKT hoà nhập được với cộng đồng thì không chỉ có các kĩ năng sờ đọc, viết liên quan tới nhiệm vụ học mà các kĩ năng khác cũng cần được chú ý rèn luyện.
Để phát triển được tất cả các kĩ năng cho HSKT rất cần nhiều môi trường phong phú đa dạng. Do vậy gia đình là nền tảng góp phần mở rộng các môi trường hoạt động cho HSKT theo cả 2 mặt chủ quan và khách quan.
Thầy Chu Chu Cà cho rằng: Nhà trường, xã hội và gia đình là các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Trong đó, gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của học sinh.
Để xây dựng trường học hạnh phúc, cần nâng cao nhận thức của toàn thể đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, phụ huynh và toàn xã hội trong việc kiến tạo môi trường học tập, giáo dục lành mạnh, nhân văn, tiến bộ.
Để trường học hạnh phúc, để những giá trị yêu thương, an toàn, tôn trọng được thực hiện tốt thì việc kêu gọi sự chung tay giúp đỡ bằng nguồn xã hội hóa của cộng đồng, người dân, doanh nghiệp trong xây dựng, trùng tu trường học là hết sức cần thiết. Nhất là đối với những cơ sở giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiếu số.
“Gắn bó nhiều năm trong nghề, trong môi trường giáo dục đặc biệt, đối với tôi những vui buồn nghề nghiệp đã trở thành cuộc sống, thành máu chảy trong huyết quản. Nghề nào cũng có áp lực riêng. Việc tìm thấy niềm vui trong nghề luôn là động lực để làm việc, để vượt qua áp lực, vươn tới thàh công” – cô Dương Thu Hằng.
Giáo viên vùng cao: Hạnh phúc là khi thấy trẻ được tới lớp
Đối với giáo viên vùng cao, "Trường học hạnh phúc" là khi các em đều được đến lớp. Hạnh phúc của thầy, cô là được nghe những tiếng cười nói hồn nhiên, tiếng bi bô học bài của đám trẻ vùng cao, thế là quá đủ...
Không để hụt "quân số"...
Mỗi khi đến năm học mới, việc đi chiêu sinh đã trở thành "thông lệ" với một số trường vùng cao Tây Bắc. Phần lớn phụ huynh ở đây đều là người dân tộc thiểu số, kinh tế khó khăn, trình độ nhận thức còn hạn chế. Việc học tập của con em mình lại chưa được quan tâm đúng mức.
Cô Hà Thị Liêm - Giáo viên Trường Mầm non Chiềng Nơi (huyện Mai Sơn, Sơn La) tâm sự: "Năm nào cũng vậy, tôi đều phải đến từng nhà vận động học sinh đi học. Mùa hè thì oi bức, nắng gay gắt, người ướt đẫm mồ hôi. Mùa mưa đường trơn trượt, lầy lội, tôi phải đi bộ từ đầu bản tới cuối bản. Mỗi khi đi chiêu sinh thực sự là một thử thách không nhỏ. Có những em nhà xa, tôi phải đi hơn 10km đường rừng mới đến được. Vất vả là thế, nhưng với giáo viên ở điểm bản lẻ thì cứ làm sao để các con đến lớp đông đủ là vui rồi!".
Việc vận động học sinh đến lớp đã khó, việc giữ chân các em lại còn khó hơn. Để duy trì được sĩ số lớp học như vậy, đã không ngừng cố gắng để các em được đến trường.
"Để duy trì sĩ số học sinh như hiện nay là một sự cố gắng rất lớn. Có lúc tôi thấy mệt mỏi. Nhưng nghĩ đến các con tôi lại tự nhủ là mình phải nỗ lực hơn nữa. Khi một em nghỉ học, tôi phải vào tận bản để thuyết phục, vận động phụ huynh đưa các em trở lại trường. Có những trường hợp phải đi đi, lại lại, cũng có khi lên bản cả tuần trời mới thuyết phục được gia đình. Nếu không thực sự yêu nghề, không thật sự thương các cháu thì sau này các cháu sẽ lại vất vả như bố mẹ ngày trước.", cô Liêm kể lại.
Sân chơi do giáo viên tự tạo
Theo cô Liêm, tình yêu đối với trẻ là tình "mẹ con". Cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ, là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Vì thế, giáo viên cần xác định quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Phải có phương pháp dạy trẻ hợp lí với từng lứa tuổi, vùng miền.
Những khó khăn, vất vả Chiềng Nơi thì vô vàn. Đặc biệt là bất đồng ngôn ngữ, cô và trò không giao tiếp được để hiểu nhau. Học sinh ở đây rất nhút nhát, không biết vệ sinh cá nhân, cũng không nói được tiếng phổ thông. Để giao tiếp được với học sinh, cô Liêm phải tự tìm tòi, học hỏi thêm ngôn ngữ mới.
"Lúc ấy tôi nghĩ: "Muốn các con hiểu cô nói thì tại sao cô không thử hiểu ngôn ngữ của trẻ, xem các con đang nói gì ?". Vì vậy, tôi đã bắt tay vào việc học tiếng dân tộc, rồi làm thân với từng trẻ. Từ đó, biết được nhu cầu của gia đình và học sinh. Khi hiểu được rồi, tôi bắt đầu tăng cường dạy tiếng phổ thông cho trẻ, để trẻ có khả năng nói tiếng Việt nhiều hơn, giao tiếp được nhiều hơn, giúp các con mạnh dạn hơn khi đến lớp học. Việc học chữ cái cũng trở nên dễ dàng hơn", cô Liêm chia sẻ.
Gây hứng thú cho trẻ bằng đồ chơi tự tạo
Niềm vui của giáo viên "cắm bản" là khi học sinh đông đủ
Ngoài thời gian học thêm tiếng dân tộc, cô Liêm tranh thủ thời gian rảnh tự làm đồ dùng, đồ chơi để cải thiện các tiết học và tạo hứng thú cho học sinh.
Cô Liêm thường tận dụng những vật liệu sẵn có để "chế tạo" đồ chơi cho học sinh. Ví dụ tạo chiếc "xích đu", hay chỉ cần mấy cây tre cũng tạo ra được chiếc cầu bập bênh. Cô còn nhờ phụ huynh thu gom rồi đem nộp lại vỏ chai lọ, lon bia... để chế tạo ra các đồ vật như: đèn lồng, các con vật ngộ nghĩnh.
"Mỗi lần thấy có đồ mới là các em thấy rất hào hứng và phấn khởi lắm. Thấy vậy tôi lại cố gắng làm nhiều đồ chơi hơn", cô Liêm vui vẻ nói.
Đối với cô Liêm, mỗi ngày, khi nghe thấy tiếng vỗ tay, tiếng hát lanh lảnh hòa trong tiếng cười hồn nhiên của "em thơ", là điều khiến cô cảm thấy hạnh phúc nhất. Tất cả muộn phiền, lo âu dường như sẽ không còn. Tiếng nô đùa của bọn trẻ ở bản vùng cao nghèo cũng là nguồn động lực để những giáo viên "cắm bản" như cô tiếp tục công việc mà mình đã chọn.
Một buổi đến trường của học sinh trường Mầm non Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn, Sơn La
Ngoài ra, hình ảnh học sinh vào ngày mưa, rét vẫn đến lớp học chăm chỉ, đúng giờ là những khoảnh khắc cô không bao giờ quên.
"Học sinh ở đây hầu như không được bố mẹ đưa đến trường. Trời nắng cũng như trời mưa, các con phải tự đi bộ băng qua những dãy núi đến lớp cùng anh chị học tiểu học. Có hôm trời mùa đông mưa và rét học sinh vẫn phải đi chân đất đi học. Thấy người các con ướt đẫm và chân thì đỏ lạnh mà tôi rơi nước mắt", cô Liêm bùi ngùi chia sẻ.
"Thấy được sự khó khăn vất vả đó, tôi càng không dám để bản thân mình nản chí. Ngược lại càng phải yêu thương các cháu nhiều hơn, coi các con như con ruột của mình. Gần gũi, chăm sóc, giáo dục những kiến thức bổ ích, kỹ năng sống cho trẻ. Tôi luôn kết hợp với phụ huynh để chăm sóc, giáo dục trẻ những điều tốt đẹp nhất", cô Liêm chia sẻ.
Xây dựng trường học hạnh phúc Xây dựng trường học hạnh phúc đã trở thành mục tiêu và được tập thể Trường tiểu học An Hảo (P.An Bình, TP.Biên Hòa) thực hiện từ 3 năm nay. Học sinh Trường tiểu học An Hảo hào hứng tham gia trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ. Ảnh: H.Yến Giáo viên luôn năng động, gần gũi với học sinh; nhà trường tìm...